Viêm phế quản không còn là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Ngoài triệu chứng như ho khan, ho có đờm, viêm phế quản có sốt không và cách điều trị sốt khi bị viêm phế quản ra sao? Mời bạn cùng Kenshin cùng tìm hiểu và khám phá nhé!
Bạn đang đọc: Viêm phế quản có sốt không và nên điều trị như thế nào?
Phế quản là hai đường dẫn khí chính ở hai bên phổi. Khi niêm mạc của các ống phế quản bị sưng viêm, tình trạng này được gọi là viêm phế quản. Tác nhân có thể là vi khuẩn, virus, dị ứng,… Tình trạng viêm khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn, làm hẹp đường thở và gây khó thở.
Nội Dung
Viêm phế quản có sốt không?
Viêm phế quản có sốt không? Câu trả lời là CÓ. Người bệnh viêm phế quản sẽ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt có thể diễn ra theo từng cơn hoặc sốt liên tục kéo dài. Tuy nhiên, sốt cao hay kéo dài thường gợi ý tình trạng cúm hoặc viêm phổi hơn là viêm phế quản. Đi kèm với cơn sốt, bệnh nhân còn cảm thấy mệt mỏi và ớn lạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ không bị sốt.
Viêm phế quản có sốt không, sốt bao lâu sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh có thể sốt nhẹ từ 37,8°C đến 38°C hoặc sốt cao trên 38,5°C. Thời gian sốt đôi khi kéo dài từ 3 đến 5 ngày ngay kể cả đã dùng thuốc.
Các triệu chứng khác đi kèm sốt
Ngoài việc nắm rõ viêm phế quản có sốt không, bạn cũng nên biết thêm về các triệu chứng khác của viêm phế quản ngoài sốt. Chúng bao gồm:
- Sổ mũi
- Đau lưng và các cơ
- Ho khan, sau đó tiến triển thành ho có đờm, đờm thường là màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng, hiếm khi ho ra máu.
- Mệt mỏi
- Khó thở, thở khò khè
- Đau ngực
- Đau đầu
- Viêm họng.
Hầu hết các triệu chứng của viêm phế quản chỉ kéo dài từ 7-10 ngày. Ở một số người, ho có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần hoặc thậm chí lâu hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách kết hợp retinol và peptide hiệu quả cho da
Điều trị sốt khi bị viêm phế quản tại nhà
Khi bạn hiểu rõ trẻ bị viêm phế quản có sốt không, bạn sẽ biết cách chủ động để điều trị tình trạng sốt ngay tại nhà. Nếu sốt cao trên 38,0°C, hãy dùng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen.
Tuy nhiên, trẻ em bị viêm phế quản không nên dùng aspirin. Thay vào đó, nên dùng acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ em. Hãy cẩn thận khi cho trẻ dùng thuốc bởi có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tốt hơn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào. Đặc biệt với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, bạn không được phép cho bé uống bất kỳ thứ gì khi bị sốt mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Ngoài việc dùng thuốc, hãy thực hiện những biện pháp sau đây để hạ sốt nhanh:
- Uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước khi sốt cao
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Bổ sung trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ để tăng sức đề kháng
- Ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp…
- Mặc quần áo rộng thoải mái để giúp mồ hôi dễ thoát ra ngoài và làm giảm thân nhiệt
- Tắm trong phòng kín gió với nước ấm
- Chườm khăn và lau mát ở vùng cổ, nách và bẹn để hạ sốt
- Tránh xa khói thuốc và ô nhiễm không khí
- Thường xuyên rửa tay để tránh lây lan mầm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Rung nhĩ (Rung tâm nhĩ)
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn thắc mắc viêm phế quản có sốt không thì câu trả lời là CÓ, nhưng đừng quá lo lắng vì sốt trong viêm phế quản thường chỉ là sốt nhẹ, sẽ cải thiện nhanh. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu:
- Sốt kéo dài hơn 3 ngày dù đã uống thuốc hạ sốt
- Sốt cao hoặc ớn lạnh
- Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài hơn 3 tuần
- Khó ngủ
- Ho ra đờm đặc, màu vàng xanh và có mùi hôi
- Ho ra máu
- Khó thở hoặc đau ngực
- Mắc các bệnh mãn tính, như bệnh tim hoặc phổi
- Thường xuyên có các đợt viêm phế quản cấp tính lặp đi lặp lại.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc viêm phế quản có sốt không và nên điều trị như thế nào. Sốt vốn là triệu chứng của rất nhiều tình trạng bệnh lý phổ biến. Nếu cảm thấy lo lắng và tình trạng sức khỏe không cải thiện thì hãy thăm khám sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.