Viêm phổi do hóa chất

Viêm phổi do hóa chất

Tìm hiểu chung

Viêm phổi do hóa chất là bệnh gì?

Viêm phổi do hoá chất là một dạng bất thường của phổi bị kích thích.

Bạn đang đọc: Viêm phổi do hóa chất

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của  bệnh viêm phổi do hóa chất?

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi do hoá chất rất khác nhau và có nhiều yếu tố xác định mức độ nghiêm trọng của nó. Ví dụ như một người tiếp xúc với clo trong bể bơi lớn ngoài trời có thể chỉ bị ho nhẹ và cay mắt. Người khác tiếp xúc với nồng độ clo trong một phòng nhỏ có thể chết vì suy hô hấp.

Các yếu tố quyết định mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Loại hoá chất và độ mạnh của nó
  • Môi trường tiếp xúc: trong nhà, ngoài trời, nóng, lạnh
  • Thời gian tiếp xúc: giây, phút, giờ
  • Hình thái hóa học: dạng ga, hơi nước, bụi, chất lỏng
  • Các biện pháp bảo vệ được sử dụng để tránh tiếp xúc với hóa chất
  • Tình trạng sức khỏe trước đó
  • Tuổi của người tiếp  xúc

Viêm phổi do hoá chất có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Nóng rát mũi, mắt, môi, miệng, họng
  • Ho khan
  • Ho có đờm trong, vàng hoặc xanh lục
  • Ho ra máu hoặc bọt màu hồng trong nước bọt
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Thở đau hoặc viêm màng phổi  (viêm lớp màng ngoài của phổi)
  • Nhức đầu
  • Triệu chứng giống cúm
  • Yếu hoặc cảm giác bị ốm
  • Mê sảng hoặc mất phương hướng

Bác sĩ có thể quan sát thấy các triệu chứng sau ở bệnh nhân bị viêm phổi do hoá chất:

  • Thở nhanh và nông
  • Nhịp nhanh
  • Miệng, mũi hoặc da bị cháy
  • Da và môi nhợt nhạt hoặc tím tái
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Suy nghĩ và kỹ năng lập luận bị thay đổi
  • Bất tỉnh
  • Mắt hoặc lưỡi sưng phồng
  • Giọng khàn hoặc như bị bóp nghẹt
  • Có mùi hóa chất trên cơ thể
  • Ho có bọt
  • Sốt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm phổi do hoá chất ?

Viêm phổi thường được gây ra bởi một loại vi khuẩn hoặc virus. Viêm phổi do hóa chất là tình trạng viêm mô phổi gây ra do các hoá chất hoặc chất độc.

Nhiều hoá chất có thể gây viêm phổi bao gồm chất lỏng, chất khí và các hạt nhỏ như bụi hoặc khói, hay còn gọi là hạt vật chất. Một số hóa chất chỉ gây hại cho phổi. Tuy nhiên, một số chất độc hại ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài phổi và có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan nghiêm trọng hoặc gây tử vong.

Viêm phổi hít là một dạng của viêm phổi do hóa chất. Hít có nghĩa là bạn hít thở chất tiết từ miệng hay dạ dày vào phổi. Tình trạng viêm hình thành do ảnh hưởng độc hại của axit dạ dày và các enzyme lên mô phổi. Vi khuẩn từ dạ dày hoặc khoang miệng cũng có thể gây viêm phổi vi khuẩn.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do hoá chất ?

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm phổi do hoá chất?

Chẩn đoán và điều trị viêm phổi do hoá chất sẽ thay đổi tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng. Thông thường, các triệu chứng thường nhẹ với các hóa chất thông thường, chẩn đoán y khoa khá nhanh và tập trung.

Đôi khi, những dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng cần đến các hỗ trợ cấp cứu như hô hấp nhân tạo, hồi sức tim cao cấp, hoặc điều trị nội khoa phức hợp. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ cần hội chẩn với các chuyên gia kiểm soát chất độc địa phương để được tư vấn.

Các bác sĩ trước tiên phải đảm bảo nhân viên bệnh viện không bị nguy cơ phơi nhiễm với hoá chất.

Các ưu tiên tiếp theo là xác định hóa chất và xem xét tác động của hóa chất này lên phổi và các bộ phận khác của cơ thể.

Một bệnh sử chi tiết sẽ được thu thập bao gồm thời gian tiếp xúc, diện tích tiếp xúc, hình thức và nồng độ của hóa chất, các vấn đề y tế khác và các triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cần đánh giá những dấu hiệu quan trọng (nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ và nồng độ ô-xy trong máu của bạn). Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng mắt, mũi, họng, da, tim, phổi và bụng.

Sau khi các bước trên đã được thực hiện, các bước tiếp theo có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng thương tổn, loại hóa chất tiếp xúc và các yếu tố khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm phổi do hoá chất ?

Đánh giá và điều trị bệnh rất khác nhau. Hầu như tất cả mọi người được đo huyết áp, nồng độ oxy máu, nhịp tim và nhịp thở.

Ở nhiều người bị viêm phổi do hóa chất, điều trị chủ yếu là quan sát. Đôi khi, triệu chứng tiến triển theo thời gian và mức độ tổn thương không xác định được hoàn toàn trong vài giờ.

Nhiều phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Truyền dịch
  • Mặt nã dưỡng khí hoặc ống thở oxy
  • Dùng thuốc giãn phế quản hoặc mở đường thở
  • Dùng thuốc steroid qua dịch truyền hoặc để uống
  • Uống thuốc chống viêm không steroid
  • Dùng thuốc giảm đau qua dịch truyền hoặc uống
  • Thở máy (trợ giúp hô hấp)
  • Kháng sinh dự phòng (một số trường hợp)

Việc đi cấp cứu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các yếu tố tiếp xúc. Nếu bạn vô tình hít một chất hóa học, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần được điều trị ngay lập tức tại bệnh viện.

Chăm sóc tại nhà có thể là phương pháp quan trọng nhất trong quản lý bỏng hóa chất.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi do hoá chất ?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm phổi do hoá chất :

  • Nhanh chóng thoát khỏi hoá chất độc hại hoặc khu vực có hoá chất. Nếu có thể, bạn tránh cho những người khác bị tiếp xúc với cùng hóa chất đó. Khi bạn ra khỏi khu vực này, hãy loại bỏ hoá chất trên người như quần áo và tắm rửa ngay.
  • Cảnh báo các cơ quan chức năng để phòng tránh các nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Xác định và kiểm soát hóa chất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

>>>>>Xem thêm: Răng bị mục: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *