Khác với viêm thanh quản cấp, viêm thanh quản mãn tính có thời gian bệnh kéo dài trong nhiều tuần, tái phát thường xuyên và cần điều trị bằng cách giải quyết các nguyên nhân tiềm ẩn. Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng này như viêm mũi dị ứng, trào ngược họng thanh quản và cả ung thư vòm họng.
Bạn đang đọc: Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Vậy, viêm thanh quản mãn tính có triệu chứng gì, có nguy hiểm không, chữa trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung
Viêm thanh quản mãn tính là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây viêm ở niêm mạc thanh quản (vùng nằm ở phía sau cổ họng). Đa số người mắc bệnh thuộc trường hợp cấp tính và thường hết sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm kéo dài trong nhiều tuần hoặc tái phát thường xuyên, đây được gọi là viêm thanh quản mãn tính (hay mạn tính).
Viêm thanh quản mãn tính còn được gọi là đau họng dai dẳng, thời gian bệnh kéo dài hơn đáng kể và không đáp ứng với các phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp tính. Tình trạng cấp tính thường được điều trị bằng cách làm giảm triệu chứng, trong khi, tình trạng mãn tính do nhiều nguyên nhân và việc điều trị sẽ là giải quyết các nguyên nhân tiềm ẩn.
Bạn có thể quan tâm: Viêm họng mãn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa
Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?
Trong đa số trường hợp, viêm thanh quản kéo dài không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm, gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ ngay khi bị đau họng nghiêm trọng – đặc biệt nếu cơn đau họng kèm theo sốt, khó nuốt, khó thở hoặc sau khi đã điều trị viêm thanh quản hơn một tuần mà không khỏi.
Viêm thanh quản do liên cầu khuẩn là một tình trạng tương đối nghiêm trọng và nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nếu không điều trị thích hợp. Các biến chứng bao gồm: sốt thấp khớp, áp xe, viêm cầu thận sau liên cầu, thậm chí là làm hỏng van tim…
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản mạn tính
Triệu chứng viêm thanh quản mạn tính cũng giống như triệu chứng viêm thanh quản cấp tính. Nói chung, bệnh được coi là mãn tính nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau hoặc ngứa ở cổ họng
- Các tuyến ở cổ bị sưng
- Khàn tiếng, mất tiếng
- Khó nuốt
- Cảm giác nhột nhột trong cổ họng
- Khô họng
- Cảm giác như có thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, các triệu chứng kèm theo có thể là: sốt, ho, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, hắt xì và mệt mỏi.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bị đau họng nghiêm trọng, bạn nên đi khám ngay lập tức – đặc biệt nếu cơn đau họng kèm theo sốt, khó nuốt hoặc khó thở. Nếu bạn bị đau họng kéo dài hơn 7 đến 10 ngày, hãy thăm khám ngay với bác sĩ. Bạn càng được chẩn đoán sớm thì càng có thể được điều trị sớm và trở lại cuộc sống bình thường.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm thanh quản mãn tính là gì?
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất của cả viêm thanh quản cấp tính và mãn tính. Tác nhân gây nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, một số yếu tố khác có thể dẫn đến viêm thanh quản mạn tính, bao gồm:
- Viêm amidan dai dẳng: là tình trạng amidan bị viêm và nhiễm trùng.
- Các chất gây ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như khói công nghiệp, khói thuốc, bụi mịn và hóa chất. Biểu hiện bao gồm khô họng, đau họng, sổ mũi và ho. Tiếp xúc lâu dài hoặc thường xuyên với khói thuốc có thể gây viêm thanh quản dai dẳng.
- Phản ứng dị ứng với phấn hoa, nấm mốc và lông thú cưng (viêm mũi dị ứng). Tình trạng chảy dịch mũi sau liên quan đến viêm mũi dị ứng có thể khiến thanh quản sưng tấy và khó chịu.
- Trào ngược thanh quản: là một rối loạn liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), trong đó acid tiêu hóa từ dạ dày trào ngược đến phía sau cổ họng và đường thở.
- Ung thư vòm họng (rất hiếm): Loại ung thư này bắt đầu ở vùng hầu họng hoặc thanh quản. Lúc này, triệu chứng đau họng có thể đi kèm với khó thở, khó nuốt, ho dai dẳng, nổi cục ở cổ hoặc chảy máu ở mũi hoặc miệng.
Viêm thanh quản mãn tính có lây không?
Có. Nếu nguyên nhân gây viêm thanh quản do nhiễm virus hoặc vi khuẩn thì tác nhân gây bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua nước bọt, chất nhầy và nước mũi. Một số virus và vi khuẩn có thể tồn tại trên các bề mặt trong một khoảng thời gian, do đó, việc tiếp xúc với khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo hoặc dụng cụ ăn uống của bệnh nhân có thể làm lây lan bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn khả năng lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh hiệu quả.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn, bao gồm:
- Nói to, nói nhiều
- Hút thuốc lá
- Uống rượu bia
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Viêm thanh quản mãn tính được chẩn đoán như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và hỏi bệnh sử. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị nuôi cấy dịch cổ họng hoặc làm xét nghiệm kháng nguyên liên cầu khuẩn – đặc biệt nếu nghi ngờ bệnh viêm thanh quản do nguyên nhân khác không phải virus.
Một số xét nghiệm khác cũng có thể được chỉ định nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng bệnh, chẳng hạn như:
- Soi thanh quản thấy chất nhầy đọng lại ở dây thanh quản, dây thanh bị sung huyết đỏ, niêm mạc hồng
- Xét nghiệm đờm
- Chụp X-quang tim, phổi
- Xét nghiệm đường tiết niệu
- Xét nghiệm máu.
Cách điều trị viêm thanh quản mãn tính
Viêm thanh quản mạn tính có chữa được không? Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản mạn đều có thể chữa được. Cách điều trị bệnh viêm thanh quản mãn tính phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn. Sau xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
- Vi khuẩn: Điều trị nội khoa bằng kháng sinh.
- Viêm amidan: Trong hầu hết các trường hợp, viêm amidan được điều trị bằng kháng sinh. Nếu tình trạng này tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị cắt amidan.
- Chất gây ô nhiễm môi trường: Trong trường hợp này, người bệnh cần tránh mọi tình huống có thể tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm các triệu chứng.
- Phản ứng dị ứng: Thông thường, thuốc xịt mũi và các loại thuốc không kê đơn khác có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm thanh quản mãn tính do dị ứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể cần được điều trị tại các cơ sở y tế bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
- Trào ngược acid: Thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm căng thẳng, giảm cân và thay đổi chế độ ăn uống. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm proton (chẳng hạn như esomeprazole hoặc omeprazole) để giúp giảm triệu chứng trong trường hợp thay đổi lối sống là không đủ.
- Ung thư vòm họng: Việc điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Điều trị cụ thể phụ thuộc vào loại, giai đoạn và vị trí của ung thư.
Kiểm soát triệu chứng
>>>>>Xem thêm: Cách làm chà bông tôm thơm ngon, bổ dưỡng, tơi xốp cho bé ăn dặm
Có một số biện pháp điều trị viêm thanh quản mãn tính tại nhà mà bạn có thể thử để giảm bớt triệu chứng đau họng:
- Uống nhiều nước để làm ẩm thanh quản
- Hạn chế nói, la hét để thanh quản không phải làm việc quá sức
- Nếu phải nói nhiều và liên tục, nên ngắt quãng khi nói để thanh quản có thời gian nghỉ ngơi
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol, naproxen hoặc ibuprofen
- Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần trong ngày
- Giữ ấm vùng mũi, họng, ngực và mặc ấm
- Bỏ hút thuốc
- Không uống rượu
- Tránh xa đồ ăn quá lạnh và quá nóng
- Tránh xa các đồ uống có chứa caffeine.
Xem thêm
Viêm thanh quản kiêng ăn gì? – Thắc mắc đã có lời giải đáp
Phòng ngừa
Chúng ta khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm thanh quản. Tuy nhiên, có những bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh
- Không dùng chung đồ ăn, đồ uống hoặc dụng cụ ăn uống với người khác
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước
- Sử dụng chất khử trùng tay có khả năng kháng khuẩn khi không có xà phòng và nước
- Điều trị các tình trạng viêm nhiễm ở họng, mũi, xoang, nướu răng để tránh vi khuẩn di cư sang họng và tấn công thanh quản
- Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, hoá chất độc hại
- Sử dụng giọng hợp lý, hạn chế nói khi có viêm nhiễm mũi họng và viêm đợt cấp
- Điều trị triệt để viêm thanh quản cấp tính, không để tiến triển thành mạn tính.
Khi viêm họng kéo dài, nó có thể cản trở thói quen và cuộc sống hàng ngày của bạn. Cách tốt nhất để tránh viêm thanh quản mãn tính là đi khám và điều trị triệt để từ giai đoạn cấp tính. Nếu đã điều trị nhưng triệu chứng khó chịu vẫn tiếp diễn hoặc lặp lại, hãy báo với bác sĩ ngay để có hướng giải quyết phù hợp và kịp thời.