Việc mắc bệnh viêm tinh hoàn do quai bị có thể dẫn đến vô sinh, có đúng với tất cả các trường hợp? Dấu hiệu viêm tinh hoàn khi bị quai bị là gì? Cần làm gì để phòng tránh quai bị và các biến chứng do quai bị gây ra?
Bạn đang đọc: Viêm tinh hoàn do quai bị: Biến chứng có nguy cơ gây vô sinh?
Nếu bạn đang có những thắc mắc trên mà chưa có lời giải đáp, hãy cùng theo dõi những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn nhé!
Nội Dung
Tìm hiểu về quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Đây cũng là chủng virus gây ra bệnh sởi, rubella và có xu hướng mắc phải khi còn nhỏ.
Bệnh quai bị được đặc trưng bởi tình trạng sưng đau tuyến nước bọt mà chủ yếu là tuyến mang tai. Còn hay được biết đến với hình ảnh quai hàm sưng to, chàm bàm. Tuy nhiên, những triệu chứng này không xuất hiện ngay lập tức khi nhiễm virus mà phải sau 12-25 ngày. Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là phát hiện sớm để điều trị triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Viêm tinh hoàn do quai bị
Viêm tinh hoàn là một trong các biến chứng do quai bị phổ biến ở nam giới. Theo ước tính có khoảng 1/3 phái mạnh chịu ảnh hưởng của biến chứng này khi bị nhiễm virus quai bị ở tuổi trưởng thành.
Dấu hiệu nhận biết sớm viêm tinh hoàn do quai bị
Hiện tượng đau và sưng bìu sau 4-8 ngày sưng tuyến mang tai là dấu hiệu đầu tiên cho thấy viêm tinh hoàn do quai bị ở nam giới. Ngoài ra, một số triệu chứng khác củng cố cho tình trạng này như:
- Sốt
- Buồn nôn và ói mửa
- Khó chịu, cảm giác không khỏe nói chung
- Sưng ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Đau bìu từ nhẹ đến nặng, cần thiết phân biệt đau tinh hoàn với đau vùng bẹn (hay đau vùng háng).
Viêm tinh hoàn do quai bị có dẫn đến vô sinh không?
Viêm tinh hoàn do quai bị thường được coi là kẻ “đầu sỏ” cho tình trạng vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, theo thống kế chỉ có khoảng 1 trong 10 trường hợp biến chứng viêm tinh hoàn sau quai bị có dấu hiệu giảm kích thước tinh hoàn (hay teo tinh hoàn). Nói cách khác, biến chứng viêm tinh hoàn sau quai bị sẽ bị ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh xảy ra với xác suất 1/10 ca mắc.
Do đó, nam giới bị nhiễm trùng do virus quai bị sau thời kỳ trưởng thành có nguy cơ viêm tinh hoàn cao nhưng không đồng nghĩa với việc nguy cơ vô sinh cũng cao như thế. Đồng thời, việc phát hiện và can thiệp kịp thời cũng là nhân tố quan trọng trong việc hạn chế ảnh hưởng vô sinh ở người bị quai bị.
Một số biến chứng do quai bị khác
Ngoài viêm tinh hoàn do virus quai bị biến chứng, virus quai bị còn có thể lây lan và gây viêm nhiễm ở các cơ quan, bộ phận khác (kể cả ở nữ giới) như:
- Buồng trứng hay vòi trứng gây viêm tắc vòi trứng.
- Viêm màng não (màng bảo vệ cho tủy sống và não bộ).
- Viêm tụy cấp.
Một số biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm khác như:
- Viêm não: Tuy chỉ chiếm 1/10.000 nguy cơ mắc nhiễm trùng não do quai bị nhưng đây là biến chứng duy nhất cần thiết phải chăm sóc y tế chuyên biệt tại bệnh viện với nguy cơ tử vong cao.
- Mất thính lực: Tạm thời là tình trạng thường gặp ở người bị nhiễm trùng quai bị. Tuy nhiên, rất ít trường hợp gặp phải di chứng này sẽ có nguy cơ tiến triển đến mất thính lực vĩnh viễn (điếc tai) ở người mắc phải.
Nam giới cần làm gì để ngăn chặn viêm tinh hoàn do quai bị?
Đối với trẻ nhỏ (chưa đến tuổi dậy thì)
Tìm hiểu thêm: Đẻ xong bao lâu có kinh nguyệt lại? Biết để canh ngày quan hệ!
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân viêm gan C sống được bao lâu?
Bệnh quai bị có thể phòng ngừa tốt bởi vắc xin MMR (bao gồm cả quai bị, sởi và rubella) theo lịch trình 2 mũi tiêm ở trẻ từ 12-15 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Trẻ được tiêm ngừa MMR đầy đủ sẽ ít nguy cơ mắc virus mumps gây ra quai bị kể cả khi trưởng thành do hiệu quả lâu dài mà vắc xin mang lại.
Đồng thời, khi trẻ nhỏ nhiễm trùng do quai bị hầu hết sẽ khỏi sau vài tuần, trái ngược với nguy cơ tiến triển nặng gây các biến chứng nguy hiểm như ở người lớn. Do đó, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ tiêm đủ liều vắc xin phòng MMR trước tuổi dậy thì.
Nam giới trưởng thành
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Do đó, khi nhiễm trùng bởi loại virus này, các bác sĩ thường chỉ định và hướng dẫn các biện pháp làm giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn như:
- Uống nhiều nước.
- Nếu các tuyến kể cả viêm tinh hoàn do quai bị sưng đau, có thể chườm nóng hoặc chườm đá để làm dịu cơn đau.
- Một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen có thể được chỉ định trong trường hợp này.
Quai bị là một bệnh nhẹ và ít gặp hiện nay. Thế nhưng biến chứng của nó thường nghiêm trọng. Do đó, việc phòng ngừa với vắc xin và các biện pháp điều trị ngăn chặn triệu chứng tiến triển là cần thiết.
Khi quai bị đã biến chứng viêm tinh hoàn
Khi virus quai bị đã viêm nhiễm đến các cơ quan khác như tinh hoàn gây viêm có nguy cơ để lại ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng. Giảm kích thước tinh hoàn (teo tinh hoàn) sau quai bị và ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng là di chứng đáng tiếc nhất của bệnh lý này ở phái nam. Do đó, khi tiên lượng tình trạng viêm tinh hoàn không khả quan, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để tiến hành lấy tinh trùng mang đi lưu trữ nếu có kế hoạch có con trong tương lai.