Viêm tuyến giáp bán cấp (de Quervain) là tình trạng tương đối hiếm gặp nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến chứng suy giáp vĩnh viễn.
Bạn đang đọc: Viêm tuyến giáp bán cấp có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa thế nào?
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ở phía trước cổ, tiết ra các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng. Ngoài ra, tuyến này cũng đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng thể chất và cảm xúc của cơ thể, như sợ hãi, phấn khích và thích thú.
Viêm tuyến giáp (hay viêm giáp) bao gồm một nhóm các rối loạn khiến tuyến giáp bị viêm. Đa số trường hợp viêm tuyến giáp thường dẫn đến cường giáp hoặc suy giáp. Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone. Ngược lại, suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém và không tạo đủ hormone. Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.
>> Đọc thêm: Vai trò của tuyến giáp đối với sức khỏe là gì?
Nội Dung
- 1 Viêm tuyến giáp bán cấp là gì?
- 2 Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp bán cấp
- 3 Triệu chứng viêm tuyến giáp bán cấp
- 4 Viêm tuyến giáp bán cấp có nguy hiểm không?
- 5 Chẩn đoán viêm tuyến giáp bán cấp
- 6 Điều trị viêm tuyến giáp bán cấp
- 7 Chế độ ăn cho người bị viêm tuyến giáp bán cấp
- 8 Phòng ngừa viêm tuyến giáp bán cấp
Viêm tuyến giáp bán cấp là gì?
Viêm tuyến giáp bán cấp là một dạng viêm tuyến giáp hiếm gặp, gây đau và khó chịu ở tuyến giáp. Người bệnh cũng có thể có các triệu chứng cường giáp, sau đó là suy giáp. Nếu không được điều trị, bệnh có khả năng gây ra các biến chứng vĩnh viễn.
Các tên gọi khác của viêm tuyến giáp bán cấp: Viêm tuyến giáp de Quervain, viêm tuyến giáp u hạt bán cấp, viêm tuyến giáp tế bào khổng lồ.
>>> Đọc thêm: Tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp ai cũng nên biết
Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp bán cấp
Viêm tuyến giáp bán cấp được cho là kết quả của nhiễm virus. Tình trạng viêm thường xảy ra vài tuần sau khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Virus quai bị, virus cúm và các virus đường hô hấp khác cũng có thể là nguyên nhân gây viêm giáp bán cấp.
Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là phụ nữ từ 40 – 50 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ trong nhiều độ tuổi khác nhau.
Triệu chứng viêm tuyến giáp bán cấp
Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm tuyến giáp bán cấp là đau ở cổ do tuyến giáp bị sưng và viêm. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan sang các bộ phận khác ở cổ, tai hoặc hàm. Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, tình trạng đau do viêm bán cấp thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng.
Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:
- Cảm giác mềm khi ấn nhẹ vào tuyến giáp
- Sốt
- Mệt mỏi
- Yếu ớt
- Khàn tiếng
- Khó hoặc đau khi nuốt.
Hầu hết người bệnh thường phát triển cường giáp trong giai đoạn đầu của bệnh. Các triệu chứng trong giai đoạn này có thể bao gồm:
- Đi tiêu thường xuyên
- Giảm cân dù ăn uống bình thường
- Tăng thân nhiệt, đổ nhiều mồ hôi
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Yếu cơ, run tay
- Thay đổi tâm trạng.
Khi bệnh tiến triển, tuyến giáp không thể tiết đủ hormone cần thiết, dẫn đến tình trạng suy giáp ở giai đoạn sau. Các triệu chứng lúc này có thể bao gồm:
- Táo bón
- Mệt mỏi
- Rụng tóc
- Tăng cân đột ngột
- Da khô, tái xanh, dễ bị lạnh
- Đau cơ và khớp
- Nhịp tim chậm
- Tâm trạng thất thường.
Viêm tuyến giáp bán cấp giai đoạn đầu có thể kéo dài khoảng 2-8 tuần và thường có thể tự khỏi sau vài tháng.
>>> Đọc thêm: 1001 thắc mắc về bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Viêm tuyến giáp bán cấp có nguy hiểm không?
Viêm tuyến giáp bán cấp thường không nguy hiểm đến tính mạng. Dù vậy, bệnh gây đau và nhiều triệu chứng khó chịu khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
Theo Cleveland Clinic (Mỹ), có khoảng 5% bệnh nhân mắc viêm tuyến giáp de Quervain phát triển biến chứng suy giáp vĩnh viễn. Các trường hợp tái phát bệnh rất hiếm.
Chẩn đoán viêm tuyến giáp bán cấp
Tìm hiểu thêm: Người mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, gồm đánh giá tuyến giáp, hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bạn. Nếu nghi ngờ bạn bị viêm tuyến giáp bán cấp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm giúp xác định chẩn đoán. Chúng bao gồm:
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: nhằm kiểm tra nồng độ của một số hormone, bao gồm hormone kích thích tuyến giáp – TSH và hai loại hormone tuyến giáp là T3 và T4 trong máu. Tùy từng giai đoạn bệnh mà các hormone này có sự thay đổi khác nhau.
- Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp
- Tốc độ lắng hồng cầu (ESR)
- Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP)
- Xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ
- Siêu âm tuyến giáp.
Điều trị viêm tuyến giáp bán cấp
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn giảm đau và các triệu chứng khó chịu, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc giảm viêm, giảm đau: Các loại thuốc kháng viêm không steroid như aspirin và ibuprofen giúp giảm viêm ở tuyến giáp và giảm đau. Nếu những loại thuốc này không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn prednisone – một loại corticosteroid để điều trị viêm tuyến giáp bán cấp.
Điều trị giai đoạn cường giáp: Thuốc chẹn beta giúp giảm các triệu chứng đánh trống ngực và run ở giai đoạn cường giáp của bệnh.
Điều trị giai đoạn suy giáp: Bác sĩ có thể sử dụng levothyroxine để điều trị thay thế hormone giáp thiếu hụt cho người bệnh. Việc bổ sung này có thể ngắn hoặc dài hạn. Trường hợp có biến chứng suy giáp vĩnh viễn, có nhiều khả năng người bệnh phải dùng thuốc suốt đời.
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm tuyến giáp bán cấp cần tuân theo hướng dẫn và liều lượng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua dùng hoặc thay đổi liều lượng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc gây nguy hiểm.
Chế độ ăn cho người bị viêm tuyến giáp bán cấp
>>>>>Xem thêm: Top 5 bài tập chữa run tay chân đơn giản và hiệu quả
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và duy trì sức khỏe tuyến giáp ổn định. Vậy viêm tuyến giáp bán cấp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Các chuyên gia khuyên người bệnh nên có khẩu phần ăn cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức. Chế độ ăn cũng cần phù hợp với tình trạng và giai đoạn bệnh cụ thể của từng người.
Người bệnh nên bổ sung đa dạng các loại rau lá xanh, trái cây, các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cam quýt, kiwi, cải bó xôi, cải xoăn… để tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên thêm vào khẩu phần ăn các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó…), các loại cá giàu chất béo “tốt” như cá hồi, cá ngừ, cá thu… Đồng thời, cần lưu ý tăng cường kẽm, canxi và vitamin D để tránh rối loạn gây thiếu hụt khoáng chất trong cơ thể.
I-ốt là chất cần thiết để sản sinh hormone tuyến giáp. Do đó, trong giai đoạn suy giáp, người bệnh có thể bổ sung thêm các thực phẩm cung cấp i-ốt tự nhiên. Việc bổ sung i-ốt liều cao từ thực phẩm chức năng cần được tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh phản tác dụng.
Các thực phẩm người viêm tuyến giáp bán cấp nên tránh bao gồm thực phẩm nhiều đường, thực phẩm chứa chất béo “xấu”, nội tạng động vật, chất tạo ngọt tổng hợp, rượu bia, chất kích thích.
Các cơn đau do viêm ở cổ hoặc hàm có thể khiến người bệnh khó ăn uống. Trong trường hợp này, nên chế biến các món ăn dạng mềm, dễ nhai nuốt, có thể chia nhỏ bữa ăn để việc hấp thụ dễ dàng hơn.
Phòng ngừa viêm tuyến giáp bán cấp
Đa số các bệnh lý viêm tuyến giáp thường không có cách phòng ngừa chắc chắn. Một số phương pháp đơn giản khác có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiễm trùng gồm:
- Tiêm ngừa các loại vắc xin như sởi, quai bị, rubella, cúm mùa,…
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức
- Có chế độ ăn cân bằng, đủ chất
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Không lạm dụng rượu, bia, chất kích thích
- Giữ ấm mũi, cổ họng, ngực vào mùa lạnh.
Viêm tuyến giáp bán cấp có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Do đó, khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và tư vấn, tránh để lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm.