Viêm VA quá phát là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ trong thời gian dài và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Viêm VA quá phát ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?
Bài viết dưới đây của Kenshin chia sẻ những vấn đề có thể xảy ra khi trẻ bị viêm VA quá phát (hay còn gọi là bệnh sùi vòm mũi họng) và gợi ý một số cách để các bậc cha mẹ phòng ngừa bệnh cho con. Mời bạn tham khảo!
Nội Dung
Viêm VA quá phát là gì?
VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, là một tổ chức tế bào bạch cầu (lympho) nằm ở thành sau của vòm họng, có độ dày khoảng 4 – 5 mm và hoạt động như tấm màng lọc, hỗ trợ cơ thể loại bỏ bớt vi khuẩn, bụi bẩn… trong không khí trước khi đi vào phổi.
Thông thường, độ dày của VA sẽ không gây cản trở đường thở. Tuy nhiên, khi vi khuẩn thường xuyên xâm nhập qua không khí với số lượng lớn và sức đề kháng của cơ thể không đủ mạnh để chống lại, có thể khiến tổ chức này bị viêm VA quá phát thành khối to, gây cản trở quá trình hô hấp. Viêm VA thường phát triển mạnh ở trẻ dưới 7 tuổi và thoái hóa dần khi trẻ ở tuổi vị thành niên.
Viêm VA quá phát ở trẻ nhỏ gây ra những triệu chứng gì?
Triệu chứng ban đầu của bệnh lý viêm VA thường giống với các bệnh lý hô hấp thông thường như:
- Sốt cao từ 40 – 41 độ C
- Nghẹt mũi và thường xuyên phải thở bằng đường miệng
- Khó nuốt
- Khó nói và phát âm ngọng
- Chảy máu cam
- Viêm họng nhiều lần (theo khảo sát là có khoảng 4 – 6 lần nhiễm trùng mỗi năm)
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên giấc và thường bị giật mình khi ngủ
- Hình dạng vòm miệng và vị trí răng bất thường.
Viêm VA quá phát gây ra những vấn đề gì cho sức khỏe của trẻ?
Mặc dù, viêm VA quá phát thường tái lại nhiều lần và sẽ thoái hóa dần khi trẻ trưởng thành, nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, bao gồm:
Ngưng thở khi ngủ
VA sưng to làm tắc nghẽn thành sau cửa mũi, khiến trẻ có thể bị ngừng thở vài giây trong lúc ngủ, từ đó làm sụt giảm nghiêm trọng nồng độ oxy trong máu. Theo thời gian, giờ giấc sinh học của trẻ có thể bị đảo lộn do tình trạng ngưng thở làm trẻ thức giấc nhiều lần vào ban đêm và thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày.
Hơn nữa, việc thở bằng miệng mà không thở được bằng mũi trong nhiều năm sẽ làm xương hàm kém phát triển và hình dạng khuôn mặt bất thường như cằm nhô to ra hay răng hàm không đồng đều.
Ngoài ra, đôi khi, bệnh lý còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như tăng huyết áp trong mạch phổi (tăng huyết áp phổi) và các bệnh lý nghiêm trọng về tim do thiếu oxy trong thời gian dài.
Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai)
Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến khi trẻ bị viêm VA quá phát hay bệnh sùi vòm mũi họng. Nguyên do gây ra tình trạng này là sự tích tụ dịch chất lỏng ở phía sau khoang mũi và làm tắc lỗ thông khí vào tai giữa. Nếu nhiễm trùng xảy ra liên tục và không được điều trị tận gốc, thính lực của trẻ sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng
Các triệu chứng khó nuốt do VA sưng đau gây ra hoặc ngủ không đủ giấc có thể khiến trẻ chán ăn và thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Thêm vào đó, việc khó thở cũng đòi hỏi trẻ phải gắng sức để thở liên tục, dẫn đến cân nặng của trẻ sẽ bị sụt giảm và đôi khi không đủ cân so với chuẩn cân nặng bình thường.
Một biến chứng nghiêm trọng hơn của vấn đề thiếu chất dinh dưỡng là trẻ sẽ chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, lúc nào cũng kém hoạt bát và chậm chạp hơn những đứa trẻ đồng trang lứa.
Phòng ngừa viêm VA quá phát cho trẻ như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Cách uống hoa anh thảo cho người mới bắt đầu
>>>>>Xem thêm: Xông mặt trị mụn: Làm sao để hiệu quả?
Bệnh viêm VA ở trẻ khá bình thường và diễn ra nhiều lần trong những năm đầu đời của trẻ. Nhưng để viêm VA không bị quá phát và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, các bậc cha mẹ có thể tham khảo thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:
- Sử dụng máy lọc không khí hằng ngày (nếu có thể) để hỗ trợ tổ chức lympho ở vòm mũi họng lọc bớt vi khuẩn, bụi bẩn… có trong không khí ô nhiễm.
- Giữ gìn không gian sống luôn sạch sẽ, gọn gàng để giảm bớt vi khuẩn hoặc virus gây dị ứng, viêm nhiễm trong không khí.
- Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua các bữa ăn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, hạn chế tình trạng vi khuẩn tấn công ồ ạt nhưng tổ chức lympho ở vòm mũi họng không đủ khỏe để chống lại.
- Cho bé ngủ nghiêng và đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để không khí ẩm hơn và giúp bé ngủ ngon hơn, giảm thiểu tình trạng rối loạn giấc ngủ.
- Khuyến khích trẻ hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, tốt nhất là tắt các máy móc trước 1 hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ để tăng cường chất lượng giấc ngủ, giúp trẻ ngủ lâu và sâu hơn. Đồng thời, biện pháp này cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Các biện pháp giữ gìn vệ sinh khác như rửa tay sau mỗi hoạt động bất kỳ, che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay và tránh xa những người bị bệnh trong phạm vi có thể.
- Giữ ấm cho bé trong thời gian chuyển đổi mùa để tránh bé bị cảm lạnh hoặc viêm họng thường xuyên, tạo cơ hội cho VA phát triển.
Hy vọng các thông tin về viêm VA quá phát trong bài viết trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết làm thế nào bảo vệ sức khỏe của con yêu tốt hơn mỗi ngày.