Virus HPV là gì? Tìm hiểu tổng quan về virus HPV

Virus HPV là gì? Tìm hiểu tổng quan về virus HPV

Virus HPV là gì? Tìm hiểu tổng quan về virus HPV

HPV (viết tắt của Human papilloma virus) là loại virus phổ biến gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở cả nam và nữ. Vậy virus HPV là gì? Làm thế nào để dự phòng HPV?

Bạn đang đọc: Virus HPV là gì? Tìm hiểu tổng quan về virus HPV

Virus HPV có khả năng lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người. Thậm chí, virus này tồn tại và phát triển một cách âm thầm trong thời gian dài. Nhiều người đã nhiễm virus nhưng không phát hiện do không nhận thấy các biểu hiện lâm sàng.

Virus HPV là gì?

Virus HPV là loại virus gây u nhú ở người. Thực tế có hơn 200 chủng virus HPV khác nhau nhưng chỉ một phần trong số đó gây nhiễm trùng vùng sinh dục ở nam và nữ thông qua quan hệ tình dục.

Hầu hết những người nhiễm HPV giai đoạn đầu không gặp bất kỳ triệu chứng hay có vấn đề sức khỏe nào nhờ vào hoạt động của hệ miễn dịch. Nhưng khi hàng rào bảo vệ cơ thể suy yếu, siêu vi HPV – đặc biệt là những chủng nguy hiểm sẽ xâm nhập và gây ra các bệnh như: Ung thư tử cung (ở nữ), mụn cóc sinh dục ở hai giới và ung thư tại các bộ phận sinh dục khác.

Các chủng virus HPV gây bệnh phổ biến

Các nhà khoa học cho rằng có khoảng 40 loại virus HPV có thể gây bệnh ở cơ quan sinh dục và hậu môn. Nhóm này lại được phân thành nhóm nguy cơ thấp và nguy cơ cao.

Nhóm nguy cơ thấp (lrHPV) với hai đại diện là chủng số 6 và 11 dù không gây bệnh nguy hiểm nhưng lại liên quan đến 90% số ca nổi mụn cóc sinh dục, u nhú, sùi mào gà. 

Nhóm nguy cơ cao gồm 14 loại nhưng phổ biến nhất là chủng 16, 18 liên quan đến các bệnh ung thư từ ung thư cổ tử cung (70% ca bệnh) cho đến hậu môn và các bộ phận sinh dục khác. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp nhiễm hai chủng 16, 18 đều tiến triển thành ung thư.

Virus HPV là gì, lây nhiễm như thế nào?

Các đường lây nhiễm HPV phổ biến bao gồm:

  • Tiếp xúc da kề da với niêm mạc miệng, âm đạo và hậu môn khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. 
  • Đường truyền máu
  • Từ mẹ sang con khi sinh qua ngả âm đạo
  • Tiếp xúc với vật dụng mang dịch tiết từ người bệnh. 

Theo đó, đường lây truyền chủ yếu nhất của virus HPV là lây qua đường tình dục. Thực tế,  hầu hết những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. 

Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus HPV

Làm sao để biết bản thân nhiễm HPV cũng là mối quan tâm phổ biến sau khi tìm hiểu virus HPV là gì. Phần lớn người nhiễm HPV không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn. 

Virus HPV là gì? Tìm hiểu tổng quan về virus HPV

Lúc này, một trong những điểm nhận diện đặc trưng nhất là sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục nhô lên hay bẹt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, không đau khi chạm vào. Ở nữ giới, mụn cóc sinh dục chủ yếu mọc ở âm hộ, gần hậu môn hoặc trong âm đạo. Trong khi với nam giới, mụn này lại thấy ở dương vật, bìu hoặc quanh hậu môn.

Ngoài mụn cóc sinh dục còn có sự hiện diện của mụn cóc thông thường (trên bàn tay, ngón tay); mụn cóc Plantar (cứng, sần ở gót chân hay lòng bàn chân gây ngứa) hoặc mụn cóc phẳng (có thể xuất hiện ở bất cứ đâu) khi nhiễm siêu vi HPV.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HPV

Như vậy, bạn đã rõ virus HPV là gì và lây nhiễm qua những đường nào. Dưới đây là những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm HPV bao gồm:

  • Quan hệ với nhiều bạn tình
  • Hệ miễn dịch suy yếu (trường hợp nhiễm HIV/AIDS hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch)
  • Có vùng da hở hoặc tổn thương
  • Tiếp xúc không an toàn với nguồn chứa mầm bệnh.

Virus HPV gây ra những bệnh nào?

Thống kê cho thấy, siêu vi HPV là nguyên nhân dẫn đến 630.000 ca chẩn đoán ung thư mỗi năm trên toàn cầu, các loại ung thư này bao gồm:

  • Ung thư cổ tử cung: 90% số ca mắc có sự hiện diện của siêu vi HPV. Một số loại virus HPV có liên quan đến sự tiến triển bất thường của tế bào cổ tử cung hình thành nên khối u ác tính.
  • Ung thư hậu môn: Tương đối hiếm gặp nhưng khoảng 90% số ca mắc được chẩn đoán do HPV gây ra. Người quan hệ đồng tính nam có nguy cơ ung thư hậu môn cao.
  • Ung thư âm hộ, ung thư âm đạo: Đây là hai dạng ung thư sinh dục khá phổ biến khi tìm hiểu virus HPV gây ra bệnh gì. Cả hai trường hợp người ta đều phát hiện sự có mặt của siêu vi HPV ở một nửa số ca ung thư.
  • Ung thư dương vật: Virus HPV được tìm thấy trong hơn một nửa số ca ung thư biểu mô dương vật. 
  • Ung thư vòm họng: Hầu hết tế bào ung thư vòm họng được tìm thấy phía sau cổ họng gồm cả phần lưỡi và amidan. Bệnh ung thư liên quan đến HPV này thường gặp ở nam hơn nữ giới.
  • Phương pháp xét nghiệm HPV phổ biến

    Để biết bạn nhiễm loại virus HPV nào, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm cần thiết như:

    • Xét nghiệm Pap: Dùng trong tầm soát loạn sản và bất thường của các tế bào tại cổ tử cung là nguyên nhân dẫn đến hình thành tế bào ung thư.
    • Xét nghiệm DNA HPV: Sử dụng tế bào cổ tử cung nhằm phát hiện DNA các chủng siêu vi HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung nếu không điều trị sớm. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Pap để củng cố kết quả.
    • Nghiệm pháp acid acetic (VIA): Chấm cổ tử cung bằng dung dịch acid cùng tên (3 – 5%) và quan sát bằng mắt thường để phát hiện những bất thường bao gồm cả tổn thương tiền ung thư.

    Tìm hiểu thêm: Miếng Dán Giảm ho Kenshin: Thành Phần, Công Dụng và Cách Dùng

    Virus HPV là gì? Tìm hiểu tổng quan về virus HPV

    Nhìn chung, những phương pháp vừa nêu chỉ đặc hiệu trong xác nhận virus HPV là gì ở cổ tử cung nữ giới mà không phải là toàn thân hay dùng được cho nam giới. Chính vì vậy, việc chủ động tiêm phòng vaccine ngừa HPV hết sức cần thiết trong dự phòng bệnh. 

    Lưu ý: Bạn hãy tránh việc quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc dùng thuốc bôi, đặt âm đạo từ 1 – 2 ngày trước khi xét nghiệm, cũng không nên làm xét nghiệm khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

    Kết quả xét nghiệm HPV dương tính nói lên điều gì?

    Kết quả xét nghiệm HPV dương tính nghĩa là cơ thể đã nhiễm siêu vi này chứ không khẳng định người bệnh đã mắc ung thư cổ tử cung. Để biết bản thân có bị ung thư hay không còn tùy vào người bệnh dương tính với virus HPV gì (chủng nguy cơ cao hay nguy cơ thấp).

    Nếu phát hiện mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của HPV nguy cơ cao (HPV 16 và 18), người bệnh nên tiến hành xét nghiệm Pap định kỳ để có kế hoạch kiểm soát bệnh tốt hơn. Riêng với kết quả dương tính chủng HPV 6 và 11 liên quan đến mụn cóc sinh dục, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt vì mụn cóc rất dễ tái phát sau khi chữa trị, nhất là trong 3 tháng đầu tiên hoặc nhảy thành nhiều mụn hơn.

    Phương pháp điều trị virus HPV là gì?

    Cho đến nay, y học vẫn chưa có biện pháp điều trị virus HPV triệt để mà chỉ có thể giảm các triệu chứng, cũng như kìm hãm sự phát triển của siêu vi.

    Với trường hợp nổi mụn cóc tại cơ quan sinh dục hoặc trên các chi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi ngoài da (Acid tricloacetic, Imiquimod, Podofilox…); Các thủ thuật ngoại khoa (đốt laser, tiểu phẫu, liệu pháp lạnh) hoặc kết hợp cả hai tùy tình trạng bệnh nhưng phải được tiến hành càng sớm càng tốt, vì giai đoạn đầu mụn cóc rất dễ bị loại bỏ nhanh chóng. 

    Người bệnh được chẩn đoán tiền ung thư hoặc ung thư tử cung do HPV sẽ cần theo dõi, làm xét nghiệm định kỳ và điều trị theo phác đồ phù hợp.

    Cách phòng ngừa virus HPV là gì?

    Cách phòng ngừa virus HPV cũng là chủ đề đáng quan tâm khi tìm hiểu virus HPV là gì. Sau đây là một số khuyến cáo để giảm thiểu rủi ro nhiễm HPV:

    • Tiêm vaccine ngừa HPV (Gardasil 9) để phòng ngừa các chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục cho người từ 9 – 45 tuổi. 
    • Tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên từ tuổi 21 theo khuyến nghị của bác sĩ. Người từ 30 – 65 tuổi chỉ cần làm xét nghiệm Pap, DNA HPV định kỳ hoặc kết hợp cả hai.
    • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su, màng chắn sinh dục, tránh quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc.

    Virus HPV là gì? Tìm hiểu tổng quan về virus HPV

    >>>>>Xem thêm: Uống nước nhiều có tăng cân không? Vì sao bị tăng cân khi uống nước?

    Những câu hỏi khác liên quan đến virus HPV

    Bên cạnh thắc mắc virus HPV là gì, nguy hiểm ra sao, nhiều độc giả vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan, bao gồm:

    • HPV có ảnh hưởng đến thai kỳ hay không? Thai phụ nhiễm HPV vẫn có thể bị mụn cóc sinh dục hoặc phát triển những bất thường liên quan đến tử cung gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và thai nhi.
    • HPV có tự khỏi không? Theo CDC, hầu hết trường hợp siêu vi HPV sẽ tự biến mất trong hai năm mà không gây bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
    • HPV có lây nhiễm suốt đời không? Không hẳn, vì trong trường hợp hệ miễn dịch tiêu diệt được virus, bạn sẽ không còn lây nhiễm cho người khác nữa.
    • Những ai cần tiêm ngừa HPV? CDC khuyến nghị nên tiêm phòng cho trẻ từ 9 tuổi và mọi người từ lứa tuổi 26 trở lên nếu chưa từng tiêm vaccine. Người từ 27 – 45 chưa tiêm phòng nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

    Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu thêm virus HPV là gì, nguy hại ra sao và cách phòng ngừa, điều trị như thế nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại lời nhắn cho HelloBacsi bạn nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *