Vitamin B12 trong chế độ ăn của bé

Vitamin B12 trong chế độ ăn của bé

Bạn đang đọc: Vitamin B12 trong chế độ ăn của bé

Vitamin B12 (cobalamin) được tổng hợp bởi các vi sinh vật và tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật như thịt, thịt nội tạng, cá, hải sản, sữa và trứng. Một số loại ngũ cốc và sữa đậu nành đóng gói cũng bổ sung tăng cường thêm B12.

Vitamin B12 rất quan trọng trong việc tạo máu và hệ thống thần kinh trung ương, đồng thời nó cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo thành enzyme trong cơ thể bé.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu hụt vitamin B12 thường giống với triệu chứng của rối loạn tự kỷ. Trẻ em khi bị cả hai bệnh tự kỷ và não bị chấn thương do thiếu vitamin B12 đều có hành vi ám ảnh cưỡng chế và gặp nhiều khó khăn trong việc nói, sử dụng ngôn ngữ, viết và đọc hiểu. Thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể gây ra việc xa cách không dám giao tiếp với mọi người xung quanh. Đáng buồn thay, rất ít trẻ em mắc các triệu chứng tự kỷ được xét nghiệm đầy đủ xem các bé có bị thiếu hụt vitamin B12 hay không.

Những triệu chứng thiếu vitamin B12 ở trẻ sơ sinh và trẻ em

  • Chậm phát triển hoặc bị tự kỉ;
  • Lãnh đạm hoặc cáu kỉnh;
  • Tăng trương lực cơ khiến bé mất khả năng phối hợp giữa các chi;
  • Ốm yếu;
  • Run rẩy;
  • Cử động vô thức;
  • Động kinh;
  • Rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự cân bằng, sự phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể;
  • Biếng ăn và các rối loạn ăn uống khác;
  • Không thể phát triển khỏe mạnh;
  • Tăng cân chậm;
  • Tăng trưởng không đều;
  • Giảm tiếp xúc bên ngoài xã hội;
  • Kỹ năng vận động kém;
  • Phát triển ngôn ngữ chậm trễ;
  • Gặp vấn đề về giao tiếp;
  • Giảm IQ – chậm phát triển trí thông minh;
  • Thiếu máu;
  • Hồng cầu lớn hơn bình thường.
  • Nhu cầu vitamin B12 của con bạn là bao nhiêu?

    Tùy theo độ tuổi, lượng vitamin B12 con bạn cần sẽ là:

    • Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: 0,4 microgram mỗi ngày;
    • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 0,5 microgram mỗi ngày;
    • Trẻ trong độ tuổi từ 1 và 3: 0,9 microgram mỗi ngày;
    • Trẻ từ 4-8 tuổi: 1,2 microgram mỗi ngày;
    • Trẻ từ 9-13 tuổi: 1,8 microgram mỗi ngày;
    • Tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 14 tuổi trở lên: 2,4 microgram mỗi ngày.

    Nguồn thức ăn nào giàu vitamin B12?

    Các loại thực phẩm từ động vật là nguồn cung cấp vitamin B12 đáng tin cậy nhất do hàm lượng vitamin này trong các loại rau quả rất khác biệt khiến cơ thể bé khó mà hấp thu. Nguồn cung cấp vitamin B12 bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt, gia cầm, hải sản và trứng. Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu con bạn không ăn thịt, vì đã có một số loại ngũ cốc ăn sáng, sản phẩm lên men dinh dưỡng và thực phẩm làm từ đậu nành được bổ sung tăng cường vitamin B12 cho bé.

    >>>>>Xem thêm: Vai trò của thuốc chẹn alpha trong điều trị cao huyết áp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *