Mang thai là khả năng thiên phú của phụ nữ, nhưng trớ trêu thay, một số chị em lại không thể có con do bị vô sinh. Điều này trở thành rào cản rất lớn trong hành trình “tìm con”. Vậy, vô sinh ở nữ có chữa được không, điều trị như thế nào?
Bạn đang đọc: Vô sinh ở nữ có chữa được không? Cách điều trị vô sinh nữ hiện nay là gì?
Để biết được vô sinh ở nữ có chữa được không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.
Nội Dung
- 1 Giải đáp thắc mắc: Vô sinh ở nữ có chữa được không?
- 2 Những cách chữa vô sinh nữ hiện nay là gì? 3 phương pháp điều trị vô sinh nữ
Giải đáp thắc mắc: Vô sinh ở nữ có chữa được không?
Bạn đang băn khoăn không biết vô sinh ở nữ có chữa được không? Hãy để Kenshin giải đáp cho bạn.
Tình trạng vô sinh ở nữ giới hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến. Thực tế, với sự tiến bộ và phát triển không ngừng của y học hiện đại, bệnh vô sinh hiếm muộn ở nữ có thể được chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau là câu trả lời cho thắc mắc vô sinh nữ có chữa được không.
Mặc dù vậy, khả năng sinh sản của mỗi phụ nữ sau khi điều trị vô sinh là không giống nhau. Nghĩa là, trong khi một số phụ nữ sau quá trình điều trị vô sinh có thể mang thai tự nhiên và sinh con, thì những người còn lại cần phải áp dụng những công nghệ hỗ trợ sinh sản để có con. Bởi vì việc chữa khỏi vô sinh ở nữ giới còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh, thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn và phương pháp điều trị bệnh có phù hợp, đúng đắn hay không.
Do đó, nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Vô sinh ở nữ giới có chữa được không, điều trị như thế nào?”, hãy đến bệnh viện uy tín có chuyên khoa hiếm muộn vô sinh để thăm khám, được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng vô sinh ở nữ và quyết định phương pháp chữa trị phù hợp.
Một số nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới bao gồm:
- Rối loạn rụng trứng khiến phụ nữ không thể rụng trứng thường xuyên, thường là do phụ nữ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn hormone, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất gây nghiện…
- Các vấn đề về số lượng và chất lượng trứng: Trứng ở một số phụ nữ có thể bị “cạn kiệt” trước tuổi mãn kinh. Một số trứng có số lượng nhiễm sắc thể sai và không thể thụ tinh hoặc phát triển thành bào thai khỏe mạnh.
- Khiếm khuyết cấu trúc trong các cơ quan hệ thống sinh sản, chẳng hạn như có vấn đề với tử cung (polyp, u xơ, tử cung có vách ngăn hoặc bị dính…)
- Bị nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu (thường do chlamydia và bệnh lậu gây ra) dẫn đến những vấn đề với ống dẫn trứng (tắc ống dẫn trứng)
- Bệnh lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi mô thường tồn tại trong tử cung phát triển ở những nơi khác
- Dị tật bẩm sinh
- Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
- Mất cân bằng nội tiết tố
Trong nhiều trường hợp, có thể khó xác định chính xác nguyên nhân gây vô sinh, do đó mà trong y học có một tình trạng được gọi là vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc vô sinh đa yếu tố (vô sinh do nhiều nguyên nhân).
Có thể bạn quan tâm
Truy tìm nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ khiến bạn chưa gặp được thiên thần nhỏ
Những cách chữa vô sinh nữ hiện nay là gì? 3 phương pháp điều trị vô sinh nữ
Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề vô sinh ở nữ có chữa được không. Vậy, có những cách điều trị vô sinh nữ nào hiện nay có thể giúp chị em mang thai và sinh con?
Khả năng điều trị vô sinh thành công ở nữ giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Sau khi xem xét những yếu tố này, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bước đầu tiên khi chữa vô sinh nữ trong nhiều trường hợp là điều trị nguyên nhân cơ bản gây vô sinh. Ví dụ, trong trường hợp bệnh tuyến giáp gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến vô sinh nữ, thì việc dùng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp có thể giúp phục hồi khả năng sinh sản cho nữ giới.
1. Vô sinh ở nữ có chữa được không? Điều trị bằng thuốc sinh sản
Việc dùng thuốc điều trị sinh sản có thể xem như một cách chữa vô sinh nữ. Những loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp rối loạn rụng trứng hoặc có thể được sử dụng để kích thích chất lượng trứng tốt hơn hay giúp cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều trứng hơn trong giai đoạn rụng trứng. Việc điều trị bằng thuốc ít có khả năng mang lại lợi ích cho chứng vô sinh do tổn thương ống dẫn trứng hoặc lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng, mặc dù thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp phụ nữ mắc các bệnh này thụ thai.
Các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị vô sinh nữ giúp kích thích rụng trứng bao gồm:
-
Clomiphene citrate
Nếu được chỉ định dùng clomiphene thì bệnh vô sinh ở nữ có chữa được không? Theo các chuyên gia sản khoa, clomiphene là một loại thuốc uống khiến cơ thể tạo ra nhiều hormone kích thích trứng trưởng thành trong buồng trứng. Người bệnh được chỉ định dùng clomiphene vào đầu chu kỳ kinh nguyệt. Thống kê cho thấy, clomiphene gây rụng trứng ở 80% phụ nữ được điều trị. Khoảng ½ số phụ nữ rụng trứng có thể mang thai hoặc sinh con. Tuy nhiên, nếu phụ nữ không có thai sau khi dùng clomiphene trong 6 chu kỳ kinh nguyệt, bác sĩ có thể chỉ định các cách điều trị vô sinh nữ khác.
Lưu ý
Việc sử dụng clomiphene làm tăng nguy cơ đa thai. Có 10% phụ nữ sẽ mang thai và sinh đôi, nhưng sinh ba hoặc nhiều hơn là rất hiếm – dưới 1% các trường hợp.
-
Gonadotrophin hoặc Gonadotropin màng đệm ở người (hCG)
Trường hợp được chỉ định dùng gonadotropin thì tình trạng vô sinh ở nữ có chữa được không? Bạn có biết gonadotropin, chẳng hạn như hormone kích thích nang trứng (FSH), là những hormone được tiêm vào người phụ nữ bị vô sinh để trực tiếp kích thích trứng phát triển trong buồng trứng, dẫn đến rụng trứng. Bác sĩ thường kê toa gonadotropin khi một phụ nữ không đáp ứng với clomiphene hoặc để kích thích sự phát triển của nang trứng khi áp dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART).
Gonadotropin màng đệm ở người (hCG) là một loại hormone tương tự như hormone tạo hoàng thể có thể được sử dụng để kích hoạt quá trình rụng trứng sau khi các nang trứng đã phát triển.
Gonadotropin được tiêm vào đầu chu kỳ kinh nguyệt trong 7 đến 12 ngày. Trong quá trình phụ nữ điều trị bằng gonadotropin, bác sĩ sẽ theo dõi kích thước của trứng đang phát triển bên trong các túi nhỏ gọi là nang trứng bằng phương pháp siêu âm qua ngả âm đạo (siêu âm đầu dò). Bác sĩ cũng lấy máu thường xuyên để kiểm tra việc sản xuất estrogen của buồng trứng.
Lưu ý
Việc sử dụng gonadotropin làm tăng nguy cơ đa thai hơn so với khi dùng clomiphene. Có 30% phụ nữ sẽ mang đa thai, trong đó, ⅔ số ca là sinh đôi, còn ⅓ là sinh ba hoặc nhiều hơn.
-
Letrozole
Tìm hiểu thêm: Các vị trí đau đầu thường gặp và cách xử trí
Phụ nữ vô sinh có chữa được không nếu được chỉ định uống letrozole? Letrozole là một loại thuốc uống làm giảm lượng estrogen mà người phụ nữ tạo ra, kích thích buồng trứng giải phóng trứng. Bệnh nhân dùng letrozole vào cuối chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 5 ngày.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy khoảng 19% các cặp vợ chồng bị vô sinh không rõ nguyên nhân đã sinh con sau khi sử dụng letrozole trong 4 tháng. Tỷ lệ này thấp hơn một chút so với tỷ lệ sinh con của các cặp vợ chồng sử dụng clomiphene (23%). Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng letrozole có thể hoạt động hiệu quả hơn clomiphene ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
-
Bromocriptine hoặc Cabergoline
Bệnh vô sinh ở nữ có chữa được không, dùng bromocriptine hoặc cabergoline có hiệu quả không? Bromocriptine và cabergoline là những viên thuốc uống để điều trị nồng độ hormone prolactin cao bất thường gây cản trở sự rụng trứng. Mức prolactin cao có thể xảy ra do tăng trưởng tuyến yên, bệnh thận, bệnh tuyến giáp hoặc sử dụng một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc chống trầm cảm.
Bromocriptine hoặc cabergoline giúp 90% phụ nữ trở lại mức prolactin bình thường. Khi nồng độ prolactin trở lại bình thường, 85% phụ nữ sử dụng bromocriptine hoặc cabergoline có thể rụng trứng.
Ngoài những loại thuốc chữa vô sinh nữ trên, metformin cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc chữa vô sinh nữ khác.
Lưu ý chung
Những loại thuốc sinh sản này có nguy cơ dẫn đến các biến chứng, bao gồm:
- Mang đa thai
- Hội chứng quá kích buồng trứng
- Nguy cơ ung thư buồng trứng về lâu dài
2. Phẫu thuật
Bên cạnh những loại thuốc chữa vô sinh nữ, một cách điều trị bệnh vô sinh ở nữ giới khác là phẫu thuật. Vậy, vô sinh ở nữ có chữa được không và có những phương pháp phẫu thuật nào chữa vô sinh nữ? Việc điều trị ngoại khoa cho vô sinh nữ sẽ được áp dụng trong trường hơp:
- Bệnh ở ống dẫn trứng: Nếu ống dẫn trứng bị tắc hoặc chứa đầy chất lỏng và là nguyên nhân gây vô sinh, phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng để “sửa chữa” ống dẫn trứng, chẳng hạn như giúp loại bỏ chất kết dính, làm giãn ống dẫn trứng hoặc tạo ra một lỗ mở ống dẫn trứng mới hay loại bỏ tắc nghẽn trong ống dẫn trứng. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của các loại phẫu thuật này thấp (khoảng 20%, tùy thuộc vào kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật). Những ca phẫu thuật liên quan đến ống dẫn trứng này cũng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung còn được gọi là “thai lạc chỗ”, “thai trong ống dẫn trứng” vì thường xảy ra nhất trong ống dẫn trứng.
- Lạc nội mạc tử cung: Nếu nguyên nhân gây vô sinh của bạn là do vấn đề này gây ra thì phẫu thuật để loại bỏ các mảng lạc nội mạc tử cung là cần thiết trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
- U xơ tử cung, polyp hoặc sẹo trong tử cung: Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để loại bỏ u xơ tử cung, polyp hoặc sẹo gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
- Dính vùng chậu hoặc dính tử cung: Phẫu thuật nội soi có thể áp dụng để điều trị và khắc phục các biến dạng cấu trúc của hệ thống sinh sản, chẳng hạn như dính vùng chậu hoặc dính tử cung.
3. Vô sinh ở nữ có chữa được không? Sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản
>>>>>Xem thêm: Máy xông mũi họng – Cứu tinh của các bệnh hô hấp mạn tính
Nếu những cách chữa bệnh vô sinh nữ trên đều không hiệu quả, bệnh nhân nên sử dụng những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để có thể có con. Những công nghệ hỗ trợ sinh sản chữa vô sinh nữ bao gồm:
- Thụ tinh nhân tạo (IUI): Vô sinh ở nữ có chữa được không nếu dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo? IUI là phương pháp bơm tinh trùng đã rửa sạch vào tử cung khi trứng rụng. Phương pháp này có thể phải kết hợp với việc kích thích rụng trứng bằng thuốc sinh sản.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF):IVF được thực hiện khi trứng được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm để tạo phôi, sau đó chuyển phôi vào tử cung.
- Tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI): ICSI là một bước trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. ICSI được sử dụng khi tinh trùng và trứng không thể tự thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Lúc này, bác sĩ cần tiêm tinh trùng vào bào tương để trứng được thụ tinh, sau đó mới chuyển phôi vào tử cung.
- Chuyển giao tử vào ống dẫn trứng (GIFT): Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên bụng của người nữ, sau đó dùng dụng cụ nội soi ổ bụng để dẫn truyền tinh trùng và trứng chưa được thụ tinh vào ống dẫn trứng.
- Chuyển hợp tử vào ống dẫn trứng (ZIFT): Trứng được thụ tinh trong phòng thí nghiệm trước, sau đó, trứng đã thụ tinh này được chuyển vào ống dẫn trứng bằng phương pháp nội soi. Kỹ thuật này được sử dụng ở những phụ nữ có ống dẫn trứng khỏe mạnh.
- Sử dụng trứng của người hiến tặng: Vô sinh ở nữ có chữa được không nếu trứng của người phụ nữ có vấn đề dẫn đến không thể mang thai? Câu trả lời là trong trường hợp này, bạn nên lựa chọn sử dụng trứng của người hiến tặng.
- Sử dụng phôi của người hiến tặng: Phôi sau khi được thụ tinh trong phòng thí nghiệm còn dư có thể được hiến tặng. Sau đó, phôi này sẽ được bảo quản và chuyển vào cơ thể phụ nữ vô sinh có mong muốn nhận phôi. Kỹ thuật này được thực hiện phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
- Nhờ người mang thai hộ: Việc nhờ người mang thai hộ cũng có thể là những lựa chọn cho những phụ nữ vô sinh muốn có con.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được vô sinh ở nữ có chữa được không và những cách chữa vô sinh nữ hiện nay.