Vỡ tinh hoàn là gì? Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Vỡ tinh hoàn là gì? Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Vỡ tinh hoàn là gì? Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Vỡ tinh hoàn không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vùng kín của nam giới, mà còn kích động đến nỗi sợ tột độ của nam giới khi gặp phải tình huống này.

Bạn đang đọc: Vỡ tinh hoàn là gì? Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Vậy vỡ tinh hoàn là gì? Cần làm gì khi bị vỡ tinh hoàn? Vỡ tinh hoàn có chữa được hay không? Trong bài viết này, HelloBacsi sẽ cung cấp đầy thông tin cần thiết cho bạn.

Vỡ tinh hoàn là gì?

Vỡ tinh hoàn (Ruptured Testicle) là hiện tượng một hoặc cả hai bên tinh hoàn ở nam giới bị tổn thương. Đây là trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe vùng kín của nam giới. 

Về mặt y khoa, vỡ tinh hoàn là tình trạng mà lớp màng bao phủ bên ngoài tinh hoàn bị vỡ một cách đột ngột. Tình huống có thể xảy ra khi:

  • Tinh hoàn bị va đập rất mạnh.
  • Các tai nạn như: té xe, vật thể đâm vào tinh hoàn, ai đó đá mạnh vào háng,…
  • Các tình trạng có liên quan đến vỡ tinh hoàn bao gồm: vỡ mào tinh, xoắn tinh hoàn, đứt ống dẫn tinh, gãy dương vật, tổn thương niệu đạo.

Vì tinh hoàn không được bảo vệ bởi bất kỳ một khung xương hay lớp cơ nào, thành thử chúng rất dễ bị tổn thương.

Vỡ tinh hoàn là gì? Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Hình ảnh giải phẫu chi tiết tinh hoàn nam giới

Dấu hiệu khi bị vỡ tinh hoàn là gì?

Khi bị vỡ tinh hoàn, nam giới sẽ cảm thấy đau dữ dội phần da bìu và đau cả tinh hoàn. 

Các dấu hiệu có thể nhận diện bao gồm:

  • Sốt và buồn nôn sau khi chấn thương.
  • Vùng bìu đau dữ dội có thể ngất xỉu; buồn nôn và nôn.
  • Đau nhức khi đi tiểu hoặc có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Bìu bên chấn thương bị sưng to, có các đốm xuất huyết ở da bìu.
  • Các đốm này to dần, sờ vào thấy nhức, càng để lâu thì da bìu càng chuyển sang màu tím sẫm.

Các mức độ khi bị vỡ tinh hoàn:

  • Tổn thương nhẹ: xây xát da bìu, ít đau, có thể bị hoặc không bị rách ở ngoài da.
  • Tổn thương trung bình: da bìu bị tụ máu. Kích thước vùng xuất huyết tăng dần.
  • Tổn thương nặng: tinh hoàn bị dập, da bìu bị rách, hoại tử và xuất huyết trên phạm vi rộng; gây ra cảm giác đau đớn dữ dội.

Đưa đến bệnh viện khẩn cấp:

Bất kỳ tổn thương nào khiến tinh hoàn bị rách, bị bầm tím, bị va đập, bị chó cắn. Bạn phải lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Nguyên nhân dẫn đến vỡ tinh hoàn

Nguyên nhân chính dẫn đến vỡ tinh hoàn là do tinh hoàn đột ngột bị một lực tác động quá mạnh.

Năm 2018, nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ – NIH, các chuyên gia nhận định rằng, phần lớn các tình huống dẫn đến vỡ tinh hoàn là do chấn thương thể thao và các tai nạn không mong muốn.

Các con số thống kê cụ thể như sau:

  • Khoảng 54% nguyên nhân là do hoạt động thể thao như võ thuật, kickboxing, Muay Thai, bóng đá,…
  • Khoảng 12% do tai nạn giao thông.
  • Khoảng 16% do không cẩn thận khi leo trèo, trượt ngã, động vật cắn.
  • Còn lại khoảng 7% là do các xô xát, đả thương lẫn nhau.
  • Các trường hợp hiếm gặp khác: Bệnh nhân tâm thần (loạn thần) tự dùng tay bóp mạnh tinh hoàn, tai nạn trong quá trình phẫu thuật chuyển giới, chấn thương tinh hoàn ngay sau sinh.

Vỡ tinh hoàn là gì? Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Nguyên nhân dẫn đến vỡ tinh hoàn phổ biến là do chơi thể thao mà không có đồ bảo hộ phù hợp – Hình ảnh tiền đạo Paul Wood đã phải cắt bỏ tinh hoàn do bị vỡ tinh hoàn trong trận bóng bầu dục năm 2012.

Vỡ tinh hoàn có chữa được không? Có chết không?

Vỡ tinh hoàn có chữa được hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Thông thường, vỡ tinh hoàn có thể được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật.

Vỡ tinh hoàn không khiến bệnh nhân tử vong, nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong số đó chính là gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới.

Chẩn đoán vỡ tinh hoàn như thế nào?

Sau khi bị tai nạn gây chấn thương tinh hoàn và bạn nghi ngờ rằng mình bị vỡ tinh hoàn, điều đầu tiên bạn nên làm đó chính là lập tức đến khám bác sĩ. Vì bạn không thể chần chờ và mong cơn đau sẽ thuyên giảm. Các triệu chứng không những không giảm mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.

Sau khi đến bệnh viện, để chẩn đoán được tình trạng vỡ tinh hoàn, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện siêu âm tinh hoàn và xét nghiệm nước tiểu. Trong lúc chờ đợi kết quả, bác sĩ khám xung quanh phần da bìu, đặt câu hỏi về tình huống, dấu hiệu và mức độ đau ở tinh hoàn.

Tìm hiểu thêm: Tăng cường thể lực và vai trò trong việc tập luyện

Vỡ tinh hoàn là gì? Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Cách điều trị khi bị vỡ tinh hoàn

Hầu hết các trường hợp nam giới bị vỡ tinh hoàn đều cần được phẫu thuật để cầm máu vết thương bên trong tinh hoàn; loại bỏ các phần mô không còn sử dụng được (hoại tử). Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, bác sĩ có thể phải cắt bỏ tinh hoàn bị tổn thương.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ siêu âm lại để đảm bảo vết thương đã lành; đồng thời để kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra.

Bạn có thể quan tâm:

Phẫu thuật bảo tồn

Tùy từng trường hợp vỡ tinh hoàn của bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ có cách tiến hành phẫu thuật bảo tồn như sau:

  • Rạch da bìu rồi cẩn thận thực hiện cầm máu từng lớp một.
  • Tống khứ các tụ máu bầm, xuất huyết và kiểm tra toàn bộ tinh hoàn.
  • Trường hợp tinh hoàn chỉ vỡ một vùng nhỏ, bác sĩ sẽ khâu lại vỏ bao tinh  hoàn.
  • Trường hợp tinh hoàn bị dập, buộc phải cắt bỏ phần bị dập. Sau đó thực hiện khâu phần vỏ bao tinh hoàn.
  • Trường hợp tinh hoàn bị xoắn, bác sĩ sẽ phải thực hiện gỡ xoắn rồi mới thực hiện khâu bảo tồn tinh hoàn.
  • Trường hợp tinh hoàn bị chuyển vị, bác sĩ sẽ cố định tinh hoàn trở lại vị trí ban đầu ở bìu.

Điều trị nội khoa khi bị vỡ tinh hoàn nhẹ (Tụ máu bao trắng tinh hoàn)

Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp nam giới bị vỡ tinh hoàn nhẹ như: tinh hoàn bị tụ máu sau chấn thương (chỉ một vùng nhỏ và không lan rộng). 

Cách điều trị như sau:

  • Bác sĩ băng bó và cố định bìu ở vị trí cao hơn.
  • Sử dụng túi chườm lạnh để giảm cơn đau ở bìu. 
  • Bệnh nhân phải nhập viện để bác sĩ theo dõi.
  • Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, chống phù nề như Alaxan, Efferalgan Alpha, Chymotrypsin,…

Theo EAU – 2018, điều trị bảo tồn được khuyến cáo nếu khối máu tụ ≤ 1/3 kích thước tinh hoàn. Nếu khối máu tụ lớn thì điều trị bảo tồn thường thất bại và người bệnh có nguy cơ cao phải cắt tinh hoàn sau đó, cũng như thời gian nằm viện dài hơn.

Phẫu thuật sớm có thể bảo tồn tinh hoàn trên 90% so với phẫu thuật trì hoãn là 45-55%.

Nếu trong quá trình điều trị bảo tồn, người bệnh có biểu hiện đau kéo dài hoặc dấu hiệu nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị khác.

Nam giới có thể sống với 1 (một) tinh hoàn không?

Nam giới hoàn toàn có thể sống tiếp tục với một tinh hoàn. Bên cạnh đó, nam giới vẫn còn khả năng sinh sản bình thường. Vì một tinh hoàn vẫn có thể sản xuất tinh trùng.

Một số loại tổn thương tinh hoàn khác

Tình trạng đau và sưng ở bìu có thể xảy ra mặc dù tinh hoàn không hề bị va đập. Các nguyên nhân có thể là do:

  • Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis): Viêm mào tinh hoàn là tình trạng các ống dẫn gần tinh hoàn bị nhiễm trùng. Hay còn gọi là viêm ống cuộn. Các triệu chứng gây ra cảm giác nặng nề, đau và sưng ở bìu.
  • Viêm tinh hoàn (Hydrocele): Cảm giác đau nhức khó chịu ở bìu, dái; đau khi tiểu, khi xuất tinh; máu lẫn trong tinh dịch.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele): Đau âm ỉ, cảm giác nặng nề: Cơn đau thường xảy ra ở bên phía bìu bị giãn tĩnh mạch, thường thấy rõ khi đứng thẳng và giảm khi nằm xuống.
  • Ung thư tinh hoàn (Testicular cancer): Mặc dù ung thư tinh hoàn không gây đau đớn, nhưng có thể gây ra các biến chứng như to tinh hoàn, tinh hoàn căng cứng.

Vỡ tinh hoàn là gì? Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Kết luận

Vỡ tinh hoàn là tình huống khẩn cấp. Bạn phải lập tức đi đến bệnh viện mà không chần chờ. Trường hợp bạn không thể di chuyển, hãy nhờ sự giúp đỡ từ mọi người. 

Cuối cùng, để  tránh khỏi những trường hợp nguy hiểm gây vỡ tinh hoàn, bạn nên, lái xe an toàn, cẩn thận; luôn luôn sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia các môn thể thao leo trèo, kickboxing hay bất kỳ bộ môn thể thao mạo hiểm nào bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *