Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Vôi hóa tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho thấy bệnh có liên quan đến ung thư. 

Bạn đang đọc: Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Vậy vôi hóa tinh hoàn là gì? Làm sao để phát hiện và điều trị? 

Vôi hóa tinh hoàn là gì?

Vôi hóa tinh hoàn là tình trạng muối canxi bị lắng đọng bất thường, dẫn đến hình thành các nốt canxi ở tinh hoàn. Bệnh thường tiến triển chậm với các triệu chứng không rõ ràng, thậm chí không có triệu chứng. Người bệnh chỉ tình cờ phát hiện qua siêu âm khi kiểm tra các bệnh lý khác như đau, sưng tinh hoàn hoặc vô sinh.

Đối tượng dễ mắc vôi hóa tinh hoàn

Vôi hóa tinh hoàn có thể gặp ở cả người trưởng thành, thanh thiếu niên và trẻ em. Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất gồm:

  • Người từng bị bệnh lý liên quan đến tinh hoàn như chấn thương tinh hoàn, tràn dịch màng tinh, giãn mạch tinh, viêm tinh hoàn… Các tình trạng này kéo dài, không được chữa trị dứt điểm có thể gây ra vôi hóa.
  • Bệnh nhân bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục (như quai bị).
  • >>> Có thể bạn quan tâm: Đau tinh hoàn: nam giới không nên xem thường

    Triệu chứng vôi hóa tinh hoàn

    Hầu hết người bệnh không nhận thấy các triệu chứng bất thường khi bị vôi hóa tinh hoàn. Dù vậy, khi mắc bệnh, tinh hoàn sẽ mất đi độ đàn hồi bình thường và có cảm giác rắn hơn. Một số người có thể thấy đau ở bìu nhưng không quá rõ rệt.

    Bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở tinh hoàn cũng cần được thăm khám càng sớm càng tốt. Người bệnh không nên chủ quan, vì khi các triệu chứng đã nặng, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn.

    Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không?

    Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

    Vôi hóa tinh hoàn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe sinh sản của nam giới.

    Giảm khả năng sinh sản

    Tinh hoàn là bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ sinh dục của phái mạnh. Đây là nơi sản sinh tinh trùng và hormone testosterone. Khi bị vôi hóa, hoạt động và chức năng của tinh hoàn sẽ bị cản trở, gây thay đổi chất lượng và số lượng tinh trùng, đồng thời suy giảm hormone testosterone.

    Ở giai đoạn nhẹ, tinh hoàn vẫn có khả năng sản xuất các tinh trùng khỏe mạnh và người bệnh khó nhận ra những thay đổi bất thường. Tuy nhiên, nếu quá trình vôi hóa diễn ra ở diện rộng, nam giới có nguy cơ đối mặt với tình trạng tinh trùng yếu, thiếu, khuyết tật… Điều này khiến việc có con trở nên khó khăn, thậm chí là vô sinh.

    Ngoài ra, khi lượng testosterone suy giảm, nam giới cũng sẽ bị giảm ham muốn và khó đạt khoái cảm khi quan hệ tình dục.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới

    Vôi hóa tinh hoàn có gây ung thư không?

    Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng vi vôi hóa tinh hoàn, hay còn gọi là sỏi nhỏ tinh hoàn (Testicular microlithiasis) có mối liên hệ với ung thư tinh hoàn. Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ tình trạng này có phải là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến ung thư hay không.

    Trong khi đó, các nghiên cứu được thực hiện ở người khỏe mạnh, không có triệu chứng cho thấy tỷ lệ phát hiện vi vôi hóa tinh hoàn cao hơn nhiều so với ung thư. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng vi vôi hóa tinh hoàn không có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn ở những người khỏe mạnh.

    Khi phát hiện vi vôi hóa tinh hoàn, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh để có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu người bệnh có các yếu tố nguy cơ ung thư tinh hoàn khác, như tinh hoàn ẩn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh siêu âm định kỳ hàng năm để theo dõi chặt chẽ.

    Chẩn đoán vôi hóa tinh hoàn

    Bác sĩ thường sẽ hỏi về các triệu chứng và vấn đề mà người bệnh đang gặp phải, cũng như xem xét tiền sử bệnh và các loại thuốc đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát và khám thực thể. Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để phục vụ cho quá trình chẩn đoán.

    Vôi hóa tinh hoàn thường được phát hiện qua siêu âm tinh hoàn. Đây là một thủ thuật an toàn, nhanh chóng giúp đánh giá hình dạng, kích thước và vị trí của tinh hoàn, từ đó giúp giải thích các bất thường đang xảy ra.

    Khi phát hiện vôi hóa tinh hoàn, người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh, như xét nghiệm tinh dịch đồ nhằm phân tích chất lượng tinh trùng.

    Điều trị vôi hóa tinh hoàn

    Tìm hiểu thêm: Bệnh vảy nến và các thuốc trị vảy nến

    Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

    >>>>>Xem thêm: Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu và những phương pháp sàng lọc phổ biến

    Tuỳ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Vôi hóa tinh hoàn thường được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

    Điều trị bằng thuốc

    Nếu vôi hóa là do viêm nhiễm gây ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm để giúp bệnh nhân giảm thiểu triệu chứng.

    Người bệnh cần lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị vôi hóa tinh hoàn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị.

    Phẫu thuật vôi hóa tinh hoàn

    Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị vôi hóa tinh hoàn. Chẳng hạn, nếu vôi hóa xảy ra do tràn dịch màng tinh hoàn, phẫu thuật sẽ giúp khắc phục tình trạng này, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

    Trong quá trình điều trị vôi hóa tinh hoàn, người bệnh cần chú ý những điều sau:

    • Kiêng quan hệ tình dục. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian có thể quan hệ trở lại sau điều trị
    • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đúng cách
    • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh và những thực phẩm tốt cho sinh lý nam. Tránh rượu bia, đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng…
    • Quản lý căng thẳng
    • Không làm việc quá sức, không mang vác nặng để tránh ảnh hưởng đến tinh hoàn
    • Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến tinh hoàn, như đặt máy tính lên đùi khi làm việc.

    Mặc dù tương đối hiếm gặp, nhưng vôi hóa tinh hoàn lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Do đó, nam giới cần biết cách tự kiểm tra tinh hoàn và đến khám nam khoa càng sớm càng tốt khi có các biểu hiện bất thường ở vùng sinh dục.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *