Vòng tránh thai nội tiết là gì? Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết là gì? Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết là gì? Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết là dụng cụ tử cung có tác dụng ngăn chặn quá trình thụ thai. Không chỉ vậy, nó còn giúp giảm thiểu những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, khắc phục những nhược điểm của vòng tránh thai truyền thống.

Bạn đang đọc: Vòng tránh thai nội tiết là gì? Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

Tránh thai bằng vòng tránh thai nội tiết là phương pháp hiện đại và có hiệu quả cao. Đồng thời. Đây cũng là phương pháp có thể khắc phục các nhược điểm như rong kinh, cường kinh… thường gặp ở vòng tránh thai truyền thống.

Vòng tránh thai nội tiết là gì?

Vòng tránh thai nội tiết (Hormonal IUD / Mirena) là một loại thiết bị nhỏ hình chữ T được sử dụng để đặt vào tử cung với tác dụng ngừa thai. Vòng tránh thai được làm bằng chất liệu nhựa dẻo thấm Sulfate Barium.

Đây là một hợp chất vô cơ không mùi, không tan trong nước và có phản quang. Nhờ vậy àm trong quá trình siêu âm hoặc chụp X-quang, bác sĩ có thể dễ dàng nhận thấy vị trí của chiếc vòng tránh thai.

Vòng tránh thai nội tiết có chiều dài khoảng 32mm, trên cùng của khung T là vòng nhỏ gắn sợi dây polyethylene. Phía dưới khung chữ T là một ống hình trụ dài 19mm, chứa 52mg levonorgestrel, phía ngoài được bao bọc bởi lớp màng polydimethylsiloxane, giúp điều chỉnh sự phóng thích của levonorgestrel trong buồng tử cung.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai nội tiết

Theo thông tin từ Trung tâm sức khỏe tình dục – Planned Parenthood, sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết, chất levonorgestrel sẽ làm cho chất nhầy trong tử cung dần đặc lại, tạo thành lớp rào cản ngăn chặn quá trình tinh trùng gặp trứng sau khi quan hệ.

Trường hợp tinh trùng vẫn tiếp xúc được với trứng, lúc này vòng tránh thai sẽ khiến cho lớp niêm mạc tử cung trở nên mỏng đi và không thích hợp để làm tổ thụ thai. Nhờ vậy mà phương pháp đặt vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai hiệu quả với tỷ lệ tránh thai thành công lên tới hơn 99%. Thời hạn sử dụng vòng tránh thai có thể là 5 năm.

Vòng tránh thai nội tiết là gì? Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

Tác dụng của vòng tránh thai nội tiết

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai  hơn 99%.
  • Hạn chế nguy cơ có thai ngoài tử cung.
  • Hạn chế tình trạng tình trạng đau bụng kinh.
  • Ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc những bệnh lý như: Viêm nhiễm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung…
  • Hỗ trợ điều trị cường kinh, rong kinh: Vòng tránh thai nội tiết ngoài tác dụng ngừa thai còn được coi là phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp rong kinh cơ năng liên quan tới yếu tố nội tiết hay rong kinh do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung. Sự giải phóng levonorgestrel của vòng có tác dụng giảm sự tăng sản của lớp nội mạc tử cung, từ đó giảm lượng máu trong kỳ kinh nguyệt và giảm thời gian hành kinh.

Nhược điểm

  • Gây thủng tử cung (rất hiếm gặp)
  • Trường hợp vòng tránh bị tuột, bị lệch có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động tình dục
  • Gặp phải một số tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai như: Cảm giác khó chịu hoặc hơi đau bụng dưới, chảy một ít máu ở tử cung, rối loạn kinh nguyệt.
  • Vòng tránh thai không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Do đó, nếu bạn vừa muốn tránh thai vừa muốn bảo vệ sức khỏe, bạn nên cân nhắc sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Quy trình đặt vòng tránh thai nội tiết

Trước khi đặt vòng

Phụ nữ nên tìm hiểu về công dụng của vòng tránh thai nội tiết thật kỹ lưỡng, nhất là ưu nhược điểm của vòng. Từ đó, chị em mới có thể quyết định vòng tránh thai có thích hợp với sức khỏe của bản thân hay không. 

Nếu đã quyết định đặt vòng, thời điểm tốt nhất chính là:

  • Sau khi sạch kinh nguyệt khoảng 2-3 ngày chưa quan hệ tình dục.
  • Với phụ nữ vừa mới sinh con chưa có kinh nguyệt, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đặt vòng.

Thực hiện đặt vòng

Trước khi tiến hành đặt vòng tránh thai nội tiết, bác sĩ sẽ tiến hành khám và đưa ra lời khuyên cho bạn. Quy trình đặt vòng tránh thai nội tiết bao gồm:

  • Vòng sẽ được gấp nhỏ gọn và đặt vào trong cái ống có piston làm bằng chất dẻo rất nhỏ. Đường kính của ống chỉ ngang que diêm và tiến hành đưa chiếc ống này vào cổ tử cung của bạn.
  • Lúc đầu, chị em sẽ cảm thấy khó chịu nhưng sau đó sẽ thoải mái và có thể hoạt động như thường ngày. Quá trình đặt vòng diễn ra rất nhanh chóng, bạn có thể trở về nhà ngay sau đó.
  • Sau khi đặt vòng tránh thai bạn có thể sẽ nên khi đặt vòng bạn có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ nên hãy chuẩn bị trước một vài miếng băng vệ sinh đề phòng hờ.
  • Sau khi đặt vòng

    Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em cần chú ý theo dõi cơ thể. Nếu thấy những biểu hiện như sốt cao, đau khi quan hệ, rong kinh, chậm kinh, hay nghi ngờ vòng tuột thì cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được kiểm tra.

    Tìm hiểu thêm: Dị ứng côn trùng đốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Vòng tránh thai nội tiết là gì? Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

    Câu hỏi thường gặp

    Vòng tránh thai nội tiết được sử dụng cho đối tượng nào?

    Đối tượng chỉ định đặt vòng nội tiết

    • Phụ nữ muốn tránh thai trong khoảng thời gian dài nhưng vẫn có thể phục hồi khả năng sinh sản nếu cần thiết.
    • Phụ nữ mắc phải các trường hợp rong kinh, cường kinh, thống kinh do các nguyên nhân như: rối loạn nội tiết tố, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
    • Trong trường hợp bạn bị mắc các bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, đau nửa đầu, máu đông hay đột quỵ, bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để quyết định nên đặt vòng tránh thai hay không.

    Đối tượng chống chỉ định đặt vòng tránh thai

    Đặt vòng tránh thai nội tiết không chỉ định cho những trường hợp sau đây:

    • Người mắc bệnh ung thư vú
    • Bị rong huyết chưa rõ nguyên nhân
    • Phụ nữ có thai và nghi ngờ đang mang thai
    • Phụ nữ bị chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán và điều trị
    • Phụ nữ bị nhiễm khuẩn sau sảy thai, hậu sản hoặc do nạo hút thai
    • Người mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu cấp tính, viêm nhiễm đường sinh dục
    • Bị dị ứng với các chất levonorgestrel, silicone, polyethylene, silica, bari sulfat hoặc oxit sắt.

    Vòng tránh thai nội tiết là gì? Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

    >>>>>Xem thêm: Nạo VA

    Thời điểm thích hợp đặt vòng tránh thai là khi nào?

    Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp là ngay sau khi sạch kinh hoặc sau khi được kiểm tra khẳng định không có thai. Nếu muốn đặt vòng tránh thai sau sinh, sản phụ sinh thường cần tiến hành sau đó khoảng 6 tuần.

    Đặt vòng tránh thai sau sinh mổ nên được tiến hành sau 3 tháng trở lên. Tử cung của phụ nữ sinh mổ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.

    Đối với những phụ nữ sau hút thai, sau sảy thai nên đợi kinh nguyệt trở lại đều đặn mới đặt vòng tránh thai.

    Kết luận

    Đặt vòng tránh thai nội tiết là phương pháp ngừa thai hiệu quả trong thời gian dài. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ về ưu – nhược điểm, chi phí đặt vòng tránh thai để quyết định mình có nên áp dụng biện pháp này hay không.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *