Vùi dương vật ở trẻ: không khó trị nhưng nên phát hiện và chữa sớm

Vùi dương vật ở trẻ: không khó trị nhưng nên phát hiện và chữa sớm

Bạn đang đọc: Vùi dương vật ở trẻ: không khó trị nhưng nên phát hiện và chữa sớm

Vùi dương vật ở bé trai tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt bình thường cũng như tâm tâm sinh lý của trẻ.

Bố mẹ nên chú ý quan sát những đặc điểm khác lạ trên cơ thể trẻ để chữa trị kịp thời. Vùi dương vật nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm quy đầu xơ chai và nhiều biến chứng khác. 

Vùi dương vật là gì?

Vùi dương vật được hiểu là dị dạng bẩm sinh của bộ phận sinh dục ngoài. Dương vật được bọc bởi một bao da qui đầu. Thông thường, bao qui đầu ôm trọn lấy dương vật và trùm lên cả bìu. Tuy nhiên, một số bé trai sinh ra với bao qui đầu không ôm đều dương vật. Phần gần với bìu nhất lại ít da hơn. Dương vật cũng có thể thụt bên trong mỡ ở phần bụng dưới.

Tình trạng trên được gọi là bệnh vùi dương vật hay giấu dương vật. Ở đa số trẻ, vùi dương vật là bệnh có thể tự phục hồi được.

Nguyên nhân gây dị tật vùi dương vật ở bé trai

Dị tật vùi dương vật thường do vài nguyên nhân sau đây gây nên:

  • Những vấn đề về da và lớp mỡ bao quanh dương vật khi bào thai đang phát triển;
  • Dư thừa mỡ trên xương mu là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ;
  • Không đủ da ở phần giữa dương vật và bìu.

Những dấu hiệu của chứng vùi dương vật

Những trẻ khoảng 2 tuổi thường sẽ bị vùi dương vật. Bố mẹ nên lưu ý những dấu hiệu sau:

  • Dương vật của bé quá nhỏ khiến việc vệ sinh khó khăn;
  • Bao qui đầu phồng lên hoặc dãn ra khi bé đi tiểu. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, con sẽ không ngừng rỉ nước tiểu. Ngoài ra, bé còn có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh dòng nước tiểu khi tập đi vệ sinh.

Trẻ vị thành niên béo phì cũng có thể bị vùi dương vật với các biểu hiện sau:

  • Đau đớn hay khó khăn khi đi tiểu (viêm bao qui đầu);
  • Khó điều chỉnh hướng chảy của nước tiểu vì không thể cầm dương vật;
  • Xấu hổ trong phòng thay quần áo;
  • Khó làm vệ sinh cá nhân.

Điều trị vùi dương vật có khó không?

Đa số các trường hợp mắc dị tật không cần điều trị. Bệnh thường sẽ tự khỏi sau một thời gian. Ngoài ra, vùi dương vật vẫn có thể được điều trị thành công khi bố mẹ:

  • Dùng thuốc kháng viêm betamethasone cho bé;
  • Dùng tay kéo bao qui đầu  bé nhiều lần trong ngày

Ngoài ra, công nghệ phẫu thuật điều trị dị tật này cũng đang rất phổ biến. Bố mẹ có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bao qui đầu trong tháng đầu tiên sau khi bé được sinh ra. Hãy tham vấn bác sĩ để tìm ra những phương pháp chữa trị phù hợp cho con bạn nhé.

Những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật trị vùi dương vật

Một số biến chứng sau phẫu thuật có thể xuất hiện nhưng chúng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như:

  • Trong quá trình vết phẫu thuật lành lại, mô sẹo bên trong da đôi khi dính vào nhau hoặc mô liên kết dư sẽ hình thành. Cả hai tình trạng đều có thể kéo dương vật thụt vào trong trở lại;
  • Dương vật bị sưng tấy;
  • Mô ghép khó lành, miệng vết thương bị hoại tử hay bị giảm cảm giác ở chỗ ghép mô;
  • Bao qui đầu không ngừng phát triển;
  • Mỡ bụng tái tích tụ.

Vùi dương vật có thể khiến bé phiền muộn

Trẻ bị vùi dương vật  có nguy cơ gặp phải chấn thương tâm lý. Những bé trai béo phì bị vùi dương vật sẽ cảm thấy mặc cảm về cơ thể. Hậu quả là chúng tự tách rời bản thân khỏi xã hội. Phẫu thuật có thể giải tỏa lo lắng và cải thiện ngoại hình nhưng tốt nhất là bố mẹ hãy cố gắng động viên con giảm cân trước khi làm phẫu thuật.

Hi vọng rằng các bậc cha mẹ khi nắm được những thông tin cần thiết trên phần nào có thể giúp cải thiện sức khỏe cho quý tử nhà mình nhé.

>>>>>Xem thêm: Nấm da không ngứa là dấu hiệu bệnh da liễu nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *