Wonder weeks: Tuần lễ bé bỗng dưng khó ở

Wonder weeks: Tuần lễ bé bỗng dưng khó ở

Wonder weeks: Tuần lễ bé bỗng dưng khó ở

Các nhà nghiên cứu người Hà Lan đã đưa ra thuật ngữ wonder weeks để mô tả quá trình trẻ sơ sinh phát triển trí tuệ trong 20 tháng đầu đời.

Bạn đang đọc: Wonder weeks: Tuần lễ bé bỗng dưng khó ở

Wonder weeks còn gọi là tuần lễ khủng hoảng, tuần lễ bão tố của con, tuần lễ biến đổi hay tuần lễ bỗng dưng khó ở của con. Có 10 thời điểm cụ thể thiên thần nhỏ bắt đầu biểu hiện sự phát triển của nhận thức cũng như trí tuệ. Những tiến bộ lớn này có liên quan đến sự thay đổi của não và hệ thần kinh, giúp bé mở rộng nhận thức và giác quan. Tuy nhiên, thời gian trẻ sơ sinh phát triển trí tuệ cũng thường đi kèm với những giai đoạn khiến bố mẹ cảm thấy khó khăn. Bé sẽ hay khóc, bướng bỉnh, kỳ quặc, thường hay đói hoặc ăn không ngon và bị gián đoạn giấc ngủ.

1. Khoảng giữa tuần 4 đến giữa tuần 5

Khi quá trình trao đổi chất phát triển, chu vi đầu cũng sẽ phát triển theo. Bé sẽ nhận thấy nhiều thứ hơn đang diễn ra xung quanh. Sau tuần này, bé có khả năng quan sát mọi thứ thường xuyên hơn, phản ứng lại mỗi khi bạn chạm vào, bắt đầu có những nụ cười xã giao, phản ứng với mùi và thường tươi tỉnh hơn khi thức.

2. Khoảng giữa tuần 7 đến giữa tuần 9

Wonder weeks: Tuần lễ bé bỗng dưng khó ở

Tuần này trẻ sẽ có thể nhận ra những hình thù đơn giản trong không gian hoặc bắt đầu sử dụng các chi của cơ thể, bắt đầu nhận ra sự thân thuộc ở một số người và vật mà bé nhìn thấy. Sau thời gian này, thiên thần nhỏ có thể nâng đầu ổn định hơn cũng như quay đầu về phía có âm thanh, bắt đầu có dấu hiệu muốn cầm nắm, khám phá, quan sát các bộ phận của cơ thể và tạo ra các âm thanh giống như tiếng bập bẹ.

3. Khoảng giữa tuần 11 đến giữa tuần 12

Khi được 11 tuần tuổi, con yêu sẽ biết dùng các giác quan của mình để phân biệt thứ tự và sự tồn tại của vật thể trong môi trường xung quanh, sự chuyển đổi âm thanh, chuyển động, ánh sáng, hương vị, mùi và kết cấu.

Sau tuần này, bé sẽ biết cách dùng mắt để dõi theo thứ gì đó, hoạt bát và tươi vui hơn, đồng thời biết xoay người theo những hướng khác nhau hoặc muốn lắc lư người từ khu vực bụng đến lưng, bắt đầu tạo ra tiếng ồn như la hét hoặc rù rì, phản ứng với những âm thanh như tiếng cười, quan tâm đến ánh sáng và thích nghe âm thanh ở những cao độ khác nhau.

4. Khoảng giữa tuần 14 đến giữa tuần 19

Trẻ sơ sinh có thể hiểu chuỗi hành động sẽ dẫn đến kết quả như thế nào và thử nghiệm cách mọi thứ xảy ra. Sau tuần này, bé sẽ năng động hơn chẳng hạn như:

  • Có kỹ năng cầm nắm tốt hơn
  • Biết đưa mọi thứ vào miệng
  • Vận động nhiều với đồ chơi
  • Biết đưa mắt để tìm bố mẹ, người thân
  • Đáp lại hình ảnh của bản thân trong gương
  • Nhận ra tên của mình
  • Dừng lại khi bú, đẩy núm vú hoặc bình sữa ra khi no và có các cử chỉ thể hiện sự thiếu kiên nhẫn hoặc chán nản.

5. Khoảng giữa tuần 22 đến giữa tuần 26

Khi lớn hơn, trẻ có thể di chuyển tốt hơn do các chi đã phối hợp chặt chẽ với nhau. Lúc này, thiên thần nhỏ đã biết được mối quan hệ giữa mọi thứ. Con sẽ thường cảm thấy căng thẳng và lo lắng vì bây giờ bé đã có thể nhận ra khoảng cách cũng như cảm thấy cô đơn, thiếu an toàn khi rời xa bố mẹ.

Tìm hiểu thêm: Sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch: Bạn cần lưu ý những gì?

Wonder weeks: Tuần lễ bé bỗng dưng khó ở

Sau tuần này, bé cũng có cảm giác hứng thú với những cách hành động khác nhau của mọi người, quan tâm đến những chi tiết nhỏ, bắt đầu nhấc người và ném mọi thứ để khám phá và xem bản thân có thể làm gì. Con sẽ cố gắng tháo gỡ mọi thứ, đút thức ăn vào miệng người khác, hiểu các từ có nghĩa để thực hiện theo, thổi bong bóng bằng cách phun nước bọt, tạo ra âm thanh bằng lưỡi, bắt đầu đứng lên với sự hỗ trợ từ người lớn.

6. Khoảng giữa tuần 33 đến giữa tuần 37

Trẻ có thể nhận ra các thứ được nhóm lại hoặc đã được phân loại, phân biệt được đặc điểm của sự vật và muốn khám phá. Sau tuần này, bé sẽ hiểu một số từ, nhận ra sự phản chiếu của chính mình và có thể chơi các trò chơi như trò ú òa, bắt chước người khác, thể hiện cảm xúc của bản thân, thích chơi trò chơi, hát và bắt đầu tập bò.

7. Khoảng giữa tuần 41 đến giữa tuần 46

Bé sẽ bắt đầu hiểu về trình tự, các bước để làm một việc gì đó và ghép các hành động lại với nhau. Sau tuần này, con có thể trả lời các câu hỏi đơn giản, chỉ vào các vật, biết cách nói chuyện điện thoại, bắt chước cử chỉ và cố gắng tự mặc quần áo.

8. Khoảng giữa tuần 51 đến giữa tuần 54

Khi 51 tuần tuổi, bé sẽ thử nghiệm trình tự của những hành động cá nhân và hậu quả của những hành động đó. Sau tuần này, bé sẽ hiểu mặc quần áo là một tín hiệu cho một hoạt động sắp diễn ra, thể hiện sự thích thú với những thứ bé muốn làm, tập vẽ và sử dụng việc quan sát để học tập.

9. Khoảng giữa tuần 59 đến giữa tuần 61

Wonder weeks: Tuần lễ bé bỗng dưng khó ở

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Có nên xay cơm cho bé ăn dặm? Cho trẻ ăn cơm xay có tốt không?

Bé bước vào giai đoạn tập đi, có nhiều kỹ năng về thể chất, có thể bắt chước và đóng kịch, sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc và thu hút mọi người, có thể sử dụng và hiểu sự hài hước, có thể thương lượng và mặc cả, cố gắng làm theo cách của mình. Sau tuần này, bé sẽ biết thể hiện tình cảm bằng nhiều cách (bao gồm cả giận dữ), bắt đầu xem xét và suy nghĩ về tương lai và có một số nỗi sợ không hiểu được.

10. Khoảng giữa tuần 70 đến giữa tuần 76

Đến thời điểm này, bé đã gần được 20 tháng tuổi, có khả năng hiểu các từ ngữ và có thể sửa đổi hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh. Bé cũng bắt đầu phát triển sự đồng cảm, biết sử dụng các hình bày tỏ và kỹ năng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc. Sau những tuần này, trẻ cũng sẽ thử nghiệm các giới hạn, tìm hiểu về quyền sở hữu và sự chia sẻ, bắt đầu hiểu biết đầy đủ hơn về khái niệm thời gian, bắt đầu nói và tiếp thu được nhiều kiến thức hơn.

Trẻ sơ sinh không thể nắm vững tất cả kỹ năng ngay lập tức sau mỗi bước phát triển. Thay vào đó, bé sẽ tập trung vào những điều mà bé thích và đơn giản. Theo dõi những kỹ năng của bé sau những wonder weeks sẽ giúp bạn hỗ trợ bé tốt hơn đấy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *