Xạ hình thận

Xạ hình thận

Xạ hình thận

Để đánh giá giải phẫu, sinh lý và các vấn đề mà thận đang mắc phải hiện nay có nhiều phương pháp. Từ các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh truyền thống như chụp CT, chụp X quang cho đến thăm dò chức năng thận bằng đồng vị phóng xạ như xạ hình thận hay đánh giá tưới máu thận, độ lọc cầu thận,…

Bạn đang đọc: Xạ hình thận

Vậy xạ hình thận là gì? Xạ hình thận có nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh không? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay qua các thông tin sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Xạ hình thận là gì?

Xạ hình thận là phương pháp sử dụng một lượng nhỏ thuốc có phóng xạ, máy ảnh chuyên dụng và máy tính để đánh giá chức năng thận hoặc làm phẫu thuật ở cơ quan này.

Xạ hình thận là một trong nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá chức năng thận. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp siêu âm, MRI và CT.

Khi nào cần xạ hình thận?

Xạ hình thận thường được thực hiện để đánh giá kết quả ghép thận. Sau khi được tiêm, chất phóng xạ sẽ đi khắp cơ thể và đến thận. Tại đây nó sẽ giải phóng năng lượng ở dạng tia gamma. Năng lượng này sẽ được camera ghi lại và giúp hiện rõ thận lên màn hình máy tính. Ngoài ra, phương pháp phóng xạ này cũng được chỉ định để đánh giá lâm sàng cho các trường hợp:

  • Tăng huyết áp động mạch thận
  • Bệnh u xơ tắc nghẽn
  • Dị tật thận
  • Nhiễm trùng nhu mô thận, nhất là trong các trường hợp viêm bể thận và sẹo sau nhiễm trùng
  • Chấn thương ở thận hay niệu quản

Xạ hình thận

Bạn có thể xem thêm: Xạ hình thận bằng DMSA

Tại sao cần thực hiện xạ hình thận?

Xạ hình thận là một trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cung cấp cho bác sĩ thông tin về kích thích, hình dạng, vị trí và hoạt động của thận. Phương pháp này thường cần thiết khi:

  • Bạn không thể chụp X-quang với chất cản quang vì bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với chúng. Hoặc bạn bị  suy giảm chức năng thận.
  • Bạn bị huyết áp cao và bác sĩ của bạn muốn xem thận của bạn hoạt động tốt như thế nào
  • Bạn đã được ghép thận và bác sĩ muốn kiểm tra xem thận có hoạt động tốt không và phát hiện các dấu hiệu đào thải (nếu có).
  • Xác định xem thận có mất chức năng không khi đã có dấu hiệu sưng hoặc tắc nghẽn trên hình chụp X quang.

Ưu và nhược điểm của xạ hình thận

Xạ hình thận

Ưu điểm xạ hình thận

  • Kết quả của xạ hình thận thường giúp bác sĩ xác định rõ chức năng của thận
  • Bác sĩ phát hiện chính xác vấn đề ở thận, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp
  • Do lượng thuốc sử dụng trong phương pháp này rất ít nên nguy cơ nhiễm bức xạ cũng sẽ thấp
  • Không có tác dụng phụ lâu dài

Nhược điểm xạ hình thận

  • Phản ứng dị ứng với chất phóng xạ, nhưng thường hiếm và nhẹ.
  • Tiêm chất phóng xạ có thể gây đau nhẹ và đỏ ở vùng chích. Tuy nhiên, điều này sẽ nhanh chóng hết.
  • Xạ hình thận không thể giúp bác sĩ phân biệt rõ giữa u nang với khối u
  • Quy trình thực hiện tốn nhiều thời gian

Thận trọng

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện xạ hình thận

Các biến chứng khi thăm dò chức năng thận bằng phóng xa là rất ít khi xảy ra. Chúng có thể bao gồm các biến chứng do phơi nhiễm phóng xạ tiếp xúc tuy nhiên tỷ lệ phơi nhiễm là rất thấp (so với chụp CT vùng bụng). Ngoài ra, một số phản ứng có hại của phóng xạ đôi lúc cũng sinh ra giãn mạch, sốt và dị ứng, nhưng hầu hết chúng đều nhẹ và không cần nhập viện.

Lưu ý: Xạ hình thận chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Quy trình thực hiện

Trước khi thực hiện xạ hình thận

Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống nhiều nước hoặc đề nghị tiêm truyền dịch từ tĩnh mạch. Bạn cũng có thể được dùng thuốc lợi tiểu để làm tăng quá trình bài tiết. Trong một số trường hợp, bàng quang cần phải rỗng để có thể chèn ống thông vào.

Nói cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn nghi ngờ đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bạn đang mắc một số bệnh lý hoặc dị ứng
  • Bạn đang dùng thuốc, bao gồm cả thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Bác sĩ có thể yêu cầu ngưng dùng thuốc hoặc uống nhiều nước hơn trước khi bạn làm xét nghiệm.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì để con da trắng, môi đỏ? Bỏ túi ngay 8 thực phẩm sau

Xạ hình thận

Quá trình thực hiện

Xạ hình thận sử dụng các thuốc có phóng xạ để tạo hình ảnh của thận trên máy tính. Thuốc này sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tiêm, uống hoặc hít. Khi đến khu vực cần kiểm tra, thuốc phóng xạ sẽ phát ra một lượng năng lượng nhỏ dưới dạng tia gamma. Máy chụp chuyên dụng sẽ phát hiện năng lượng này và với sự trợ giúp của máy tính sẽ tạo ra các hình ảnh chi tiết về cấu trúc, chức năng của các cơ quan và mô.

Không giống như các kỹ thuật hình ảnh khác, các xét nghiệm hình ảnh hạt nhân tập trung vào những quá trình trong cơ thể, chẳng hạn như tỷ lệ trao đổi chất hoặc mức độ của các hoạt động hóa học khác nhau. Khu vực có cường độ lớn hơn, được gọi là “các điểm nóng”, có tích lũy lượng lớn chất phóng xạ và hoạt động hóa học hoặc trao đổi chất ở mức độ cao. Các khu vực ít cường độ hơn – “các điểm lạnh”, cho thấy nồng độ nhỏ của các chất phóng xạ và ít các hoạt động hóa học.

Tùy thuộc vào loại xạ hình thận, thời gian thực hiện có thể kéo dài từ 30 phút đến 2 tiếng.

Bạn sẽ cảm thấy châm chích nhẹ khi tiêm chất phóng xạ. Sau khi tiêm, miệng sẽ có vị tanh kim loại. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm ngửa hoặc ngồi và giữ yên tư thế nhất có thể trong quá trình chụp.

Xạ hình sẽ không gây đau. Tuy nhiên, bạn phải duy trì một tư thế trong quá trình chụp sẽ khiến bản thân bị khó chịu.

Nếu bạn bị ngột ngạt trong quá trình thực hiện, hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế.

Sau khi thực hiện

Khi kiểm tra hoàn tất, bạn có thể được yêu cầu ngồi yên cho đến khi kỹ thuật viên kiểm tra hình ảnh. Đôi khi bác sĩ sẽ cần nhiều hình ảnh để làm rõ hoặc hình dung rõ hơn các khu vực hoặc cấu trúc trong cơ thể.

Trừ khi bác sĩ có chỉ định khác, bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi khám.

Kết quả

Xạ hình thận

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè là triệu chứng của bệnh gì?

Kết quả xạ hình thận bất thường có ý nghĩa gì?

Kết quả bất thường là dấu hiệu của việc giảm chức năng thận. Điều này có thể là do:

  • Suy thận cấp tính hoặc mãn tính
  • Nhiễm trùng thận mãn tính (viêm bể thận)
  • Các biến chứng của việc ghép thận
  • Viêm cầu thận 
  • Thận ứ nước
  • Tổn thương thận và niệu quản
  • Thu hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch dẫn máu đến thận
  • Bệnh u xơ tắc nghẽn

Trên đây là các thông tin về kỹ thuật xạ hình thận. Hy vọng chúng bổ ích với bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *