Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP, a1-fetoprotein)
Bạn đang đọc: Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Nội Dung
Tìm hiểu chung về xét nghiệm AFP
Xét nghiệm AFP là gì?
Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) là một xét nghiệm máu được dùng để đo nồng độ AFP trong cơ thể. Xét nghiệm này thường được sử dụng phối hợp với các xét nghiệm khác để xem thử thai nhi có bị dị dạng hay bất thường gì không trong quá trình bà mẹ đang mang thai không.
Ngoài ra, xét nghiệm này còn được sử dụng ở những người không mang thai. Trong trường hợp này nó có vai trò là 1 chất chỉ điểm để tầm soát xem bạn có bị mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, tinh hoàn và buồng trứng không. Ngoài ra nó còn được dùng để theo dõi tiến trình bệnh ở các bệnh nhân mắc các bệnh gan mãn tính như xơ gan, viêm gan siêu vi C và B. Vì những bệnh gan này có thể dẫn đến ung thư gan.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm AFP?
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm này nếu:
- Bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư gan hoặc một số bệnh ung thư khác như ung thư tinh hoàn và buồng trứng. Dấu hiệu nghi ngờ thường là một khối u xuất hiện bên trong bụng của bạn, được phát hiện qua thăm khám hoặc là qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hay CT scan.
- Dùng để theo dõi tiến triển bệnh ở những người đã bị ung thư gan, buồng trứng, tinh hoàn.
- Dùng để phát hiện ung thư gan tái phát trở lại trên những người đã được điều trị ung thư gan trước đó.
Điều cần thận trọng khi làm xét nghiệm AFP
Bạn nên biết gì trước khi thực hiện xét nghiệm AFP?
Các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm gồm:
- Nhiễm từ máu của thai nhi, có thể xảy ra trong quá trình chọc dò ối, có thể gây tăng lượng AFP;
- Dùng các chất chứa đồng vị phóng xạ gần đây cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả;
- Tiểu đường thai kỳ;
- Nếu bạn hút thuốc lá, nó sẽ làm chỉ số AFP tăng cao hơn thực tế;
- Nếu bạn mang thai sinh đôi hoặc sinh ba, thì lượng AFP sẽ tăng nhiều hơn bình thường.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện xét nghiệm AFP
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm AFP?
Trước khi xét nghiệm, bạn không cần chuẩn bị đặc biệt nào. Tuy nhiên, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm sẽ có lưu ý riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có cần chuẩn bị gì cụ thể hay không.
Nếu bạn đang mang thai, bạn nên cân nhắc trước khi lấy máu. Bởi vì kết quả xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào cân nặng và tuổi của bạn.
Khi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn
Quy trình thực hiện xét nghiệm AFP
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm AFP?
Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm alpha-fetoprotein. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm AFP
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường
(Mức độ được phân tầng theo tuần tuổi thai và thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm.)
Kết quả bất thường
AFP huyết tương trong thời kì mang thai tăng có thể do:
- Khiếm khuyết ống thần kinh (ví dụ, thiếu não, thoát vị não, nứt đốt sống, thoát vị não, tuỷ);
- Khiếm khuyết thành bụng (ví dụ, tật nứt bụng hoặc thoát tràng qua rốn);
- Đa thai;
- Đe dọa sẩy thai;
- Suy thai hoặc dị tật bẩm sinh;
- Thai chết.
AFP huyết tương trong thời kì mang thai giảm có thể do:
- Trisomy 21 (hội chứng Down);
- Sẩy thai.
AFP không do mang thai tăng có thể do:
- Ung thư tế bào gan nguyên phát;
- U tế bào mầm hoặc ung thư túi noãn của buồng trứng;
- U phôi bào hoặc u tế bào mầm tinh hoàn;
- Bệnh ung thư khác (ví dụ, dạ dày, đại tràng, phổi, vú, hoặc lymphoma);
- Hoại tử tế bào gan (ví dụ, xơ gan hoặc viêm gan).
Để có được chẩn đoán chính xác bác sĩ cần kết hợp với các xét nghiệm khác cũng như khám lâm sàng. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên viên xét nghiệm hoặc bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm và sau khi có kết quả để có chẩn đoán bệnh chính xác.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
>>>>>Xem thêm: Bạn có biết thuốc là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình điều trị?