Nếu có các triệu chứng nghi ngờ là mắc ung thư tuyến tiền liệt, bạn nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt nhằm được chẩn đoán chính xác bệnh.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt được tiến hành như thế nào?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải, chẳng hạn như vấn đề về đường tiết niệu hoặc ở bộ phận sinh dục, cũng như thời gian mà các triệu chứng xuất hiện. Bạn cũng có thể được hỏi về tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, lối sống, bố hoặc anh em trai mắc ung thư tiền liệt tuyến hay không,… bởi đó có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh.
Không có một xét nghiệm đặc hiệu nào chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp nhiều xét nghiệm khác nhau. Cụ thể như sau:
Nội Dung
Các xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt giúp chẩn đoán bệnh
1. Thăm khám trực tràng bằng tay
Sau bước hỏi bệnh ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tràng bằng tay bằng cách đưa một ngón tay có đeo găng, đã được bôi trơn vào trực tràng để kiểm tra xem có bất kỳ khối u nào trên tuyến tiền liệt hay không.
Nếu có khối u, khám trực tràng giúp bác sĩ nhận định được khối u ở một hay ở cả hai bên thùy tuyến tiền liệt, liệu đã lan ra ngoài tới các mô lân cận hay chưa. Họ cũng có thể khám các vùng khác trên cơ thể bạn.
2. Xét nghiệm PSA (Prostate specific antigen) trong ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA được sử dụng phổ biến trong việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Xét nghiệm này cần lấy mẫu máu để kiểm tra mức độ kháng nguyên đặc hiệu được tạo ra bởi tuyến tiền liệt (PSA).
Mức PSA cao đồng nghĩa với khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt cũng tăng lên. Tuy nhiên, không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu về mức độ PSA để có thể khẳng định chắc chắn một người đàn ông đã mắc bệnh.
Nhiều bác sĩ sử dụng giới hạn mức PSA là từ 4ng/mL trở lên để đánh giá một người đàn ông có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt và cần làm thêm các xét nghiệm khác hỗ trợ.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được dùng để tìm kiếm khối u ở tuyến tiền liệt, hướng dẫn kim sinh thiết hoặc đánh giá sự lan tràn của tế bào ung thư.
Chúng có thể bao gồm:
- Siêu âm qua trực tràng sử dụng một đầu dò được bôi trơn đưa vào trực tràng. Đầu dò phát ra sóng âm để tạo ra hình ảnh về tuyến tiền liệt. Xét nghiệm này thường được sử dụng để tìm kiếm khối u trong tuyến tiền liệt (sau xét nghiệm PSA hoặc khám trực tràng cho kết quả bất thường), hướng dẫn kim sinh thiết, đo kích thước tuyến tiền liệt.
- Chụp MRI nhằm tạo ra hình ảnh chi tiết của tiền liệt tuyến Chụp MRI có thể cung cấp cho các bác sĩ một hình ảnh rất rõ ràng về tuyến tiền liệt và các khu vực lân cận nhằm xác định có kết quả bất thường hoặc có nên làm sinh thiết tuyến tiền liệt hay không, hướng dẫn kim sinh thiết, xác định ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt vào túi tinh hoặc các cấu trúc lân cận khác hay chưa.
- Xạ hình xương có thể cho biết liệu ung thư đã di căn đến xương hay chưa và tìm ra những khu vực xương bị tổn thương trên khắp cơ thể.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) thu được hình ảnh tuyến tiền liệt, sẽ cho bác sĩ biết liệu ung thư tuyến tiền liệt đã di căn vào các hạch bạch huyết gần đó hay chưa. Nếu ung thư tuyến tiền liệt tái phát sau khi điều trị, chụp CT thường có thể giúp xác định liệu khối u có phát triển sang các cơ quan hoặc cấu trúc khác hay không. Tuy nhiên, CT không có độ nhạy cao bằng MRI trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
Tìm hiểu thêm: Trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà an toàn và hiệu quả
>>>>>Xem thêm: Cách nắm tay người yêu tiết lộ gì về mối quan hệ của bạn?
4. Sinh thiết u tuyến tiền liệt
Nếu kết quả xét nghiệm PSA và kiểm tra trực tràng bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc những xét nghiệm khác cho thấy bạn có nhiều khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành sinh thiết u tuyến tiền liệt.
Sinh thiết là một thủ thuật lấy mẫu mô nhỏ của u tuyến tiền liệt và sau đó xem xét dưới kính hiển vi để tìm ung thư hay không. Sinh thiết lõi kim là xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến chính được sử dụng trong chẩn đoán xác định.
Sinh thiết được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm qua ngả trực tràng. Nhờ hình ảnh quan sát được, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa một cây kim vào u tuyến tiền liệt thông qua trực tràng hoặc qua tầng sinh môn. Kim đến vị trí của khối u và lấy ra một mẫu mô. Các mẫu sinh thiết được xem xét dưới kính hiển vi để kiểm tra xem có chứa tế bào ung thư hay không.
Quá trình sinh thiết có thể gây đau đớn, vì vậy, bạn sẽ cần được gây tê cục bộ để làm tê vùng cần sinh thiết hoặc thậm chí là tiền mê nhẹ để giảm thiểu cảm giác đau. Các rủi ro khác trong quá trình sinh thiết có thể bao gồm chảy máu và nhiễm trùng.
Ai nên làm xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt?
Bất kỳ ai mắc phải các triệu chứng nghi ngờ là mắc bệnh cũng nên được thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh nên cần được làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sớm:
- Nam giới trên 50 tuổi.
- Nam giới có cha, anh em trai mắc ung thư tuyến tiền liệt,.
- Nam giới bị thừa cân, béo phì.
- Nam giới có chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về các xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt, cũng như quá trình chẩn đoán bệnh được tiến hành như thế nào và khi nào nên thăm khám. Chẩn đoán bệnh sớm sẽ gia tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn.