Bạn đang đọc: Xét nghiệm viêm gan B
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm viêm gan B
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm viêm gan B là gì?
Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là xét nghiệm đo nồng độ những chất khác nhau trong máu để xem thử bạn có đang bị nhiễm viêm gan B hay đã từng nhiễm nó trước đây hay không. Cụ thể hơn, xét nghiệm sẽ đo nồng độ của những chất sau đây:
- Kháng nguyên: là những chất nằm trên hay nằm trong virus hay vi khuẩn. Sự có mặt của kháng nguyên HBV đồng nghĩa với việc có virus trong cơ thể.
- Kháng thể: là protein tạo ra từ cơ thể để chống chọi lại sự nhiễm bệnh. Sự có mặt của kháng thể HBV đồng nghĩa với việc bạn đã từng nhiễm virus vào trong người. Khi xuất hiện kháng thể, điều này có hai ý nghĩa, một là có thể bạn đang bị nhiễm, hai là có thể bạn đã từng nhiễm bệnh và giờ đã khỏi hoàn toàn.
- ADN của virus viêm gan B: cho thấy số lượng virus viêm gan B có mặt trong cơ thể. Lượng ADN sẽ giúp xác định sự nhiễm bệnh này có nghiêm trọng tới mức nào và bạn có dễ lây bệnh cho người khác hay không.
Chúng ta phải xác định loại virus viêm gan nào gây ra sự nhiễm bệnh để ngăn ngừa sự lây lan cũng như chọn phương pháp điều trị kịp thời.
Các xét nghiệm viêm gan B thường dùng
Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg)
Đây là kháng nguyên nằm trên bề mặt của virus.
Xét nghiệm này được dùng để sàng lọc, phát hiện và chẩn đoán lây nhiễm HBV cấp tính hay mạn tính. Đây là xét nghiệm thường dùng để xác định viêm gan siêu vi B cấp tính, nó có thể giúp xác định nhiễm virus trước khi xuất hiện triệu chứng. Kháng nguyên này không xuất hiện trong máu trong thời kỳ phục hồi (khỏi bệnh). Xét nghiệm HbsAg còn được dùng để xác định những người mang theo virus mà không có triệu chứng, họ cũng chính là nguồn gây lây nhiễm HBV.
Kháng thể bề mặt virus viêm gan B (anti-HBs)
Kháng thể này được cơ thể sinh ra để chống lại kháng nguyên bề mặt virus.
Dùng để phát hiện những tình trạng đã từng nhiễm HBV trước đó. Kháng thể này cũng có thể xuất hiện do việc tiêm ngừa, nên xét nghiệm anti-HBs giúp xác định bạn có cần tiêm ngừa lại hay không (bạn cần tiêm ngừa lại nếu thiếu kháng thể anti-HBs) hay dùng để xác định bạn đã khỏi bệnh sau khi nhiễm HBV hay chưa.
Kháng thể kháng lại kháng nguyên lõi của HBV
Kháng thể anti-HBc IgM và IgG (globulin miễn dịch M và G) được cơ thể sinh ra để chống lại kháng nguyên nằm trong lõi của virus.
Xét nghiệm này có thể sử dụng để phát hiện lây nhiễm cấp tính hay mạn tính: kháng thể IgM là kháng thể đầu tiên sản sinh ra sau khi cơ thể nhiễm HBV, còn kháng thể IgG sản sinh để đáp ứng kháng nguyên lõi sau khi bị lây nhiễm và tồn tại suốt đời.
Các xét nghiệm viêm gan B dùng để theo dõi sau xét nghiệm ban đầu, phát hiện lây nhiễm HBV
Kháng thể anti-HBc (kháng thể kháng kháng nguyên lõi virus viêm gan B), IgM
Chỉ phát hiện kháng thể chống kháng nguyên lõi virus viêm gan B.
Phát hiện lây nhiễm cấp tính và đôi khi là lây nhiễm mạn tính.
Kháng nguyên HBe (Kháng nguyên của virus).
Xét nghiệm này được dùng để kiểm tra khả năng lây nhiễm của virus cho người khác (tính lây nhiễm) và theo dõi mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị. Tuy nhiên, một vài HBV không tạo ra kháng nguyên e (e-antigen) thường gặp ở Trung Đông và châu Á. Ở những nơi HBV phổ biến, xét nghiệm HBeAg thường không hữu ích để xác định virus có thể lây lan sang người khác hay không.
Kháng thể kháng HBe (Anti-HBe)
Đây là kháng thể sản sinh từ cơ thể để chống lại kháng nguyên “e” viêm gan B.
Xét nghiệm được dùng để xác định bạn có đang trong thời kỳ dễ lây nhiễm cho người khác hay không. Anti-HBe xuất hiện cùng với anti-HBc và anti-HBs.
ADN virus viêm gan B (xét nghiệm định lượng virus viêm gan B)
Đây là vật chất di truyền virus viêm gan B trong máu.
Xét nghiệm dương tính cho thấy virus đang nhân lên trong cơ thể và người đó có nguy cơ lây nhiễm cao. Xét nghiệm thực hiện để theo dõi mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị trong trường hợp nhiễm mạn tính HBV.
Đột biến kháng thuốc virus viêm gan B
Xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện những loại virus đã có thể kháng lại thuốc điều trị (thuốc chặn enzyme phiên mã ngược).
Giúp chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp ở những người đã từng được điều trị trước đó hay ở những người không đáp ứng với phương pháp điều trị.
Khi nào bạn nên xét nghiệm viêm gan B?
Xét nghiệm viêm gan B được yêu cầu thực hiện khi:
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi xét nghiệm viêm gan B?
Viêm gan D (HDV) là một loại virus khác gây ra viêm gan, nhưng loại virus này chỉ xuất hiện khi bạn đang nhiễm viêm gan B. Một người có thể bị lây nhiễm 2 virus cùng một lúc (đồng nhiễm) hay bị nhiễm viêm gan B trước và sau đó tới viêm gan D (bội nhiễm). Ở Mỹ, số ca hiện mắc HDV chiếm số lượng thấp. Chưa có vắc xin phòng ngừa HDV, nhưng do nó chỉ lây nhiễm khi HBV có mặt, nó có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin HBV.
Xét nghiệm này thường không nguy hiểm nhưng sau quá trình lấy máu có thể có một số biến chứng như:
- Chỗ chọc kim xuất hiện vết bầm máu. Bạn có thể làm giảm vết bầm bằng cách đè bông gạc lên chỗ chọc kim.
- Tĩnh mạch có thể bị sưng phồng lên nhưng bạn chỉ cần chườm ấm vài ngày thì nó sẽ hết sưng.
- Chảy máu không thể cầm lại được, có thể là bạn bị bệnh máu khó đông hoặc là do bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, hãy thông báo với bác sĩ ngay để bác sĩ có cách điều trị cho bạn.
Trước khi tiến hành xét nghiệm HBV, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm viêm gan B?
Thông thường, bạn không cần chuẩn bị gì. Bạn nên nói với bác sĩ về những lo lắng của bạn về yêu cầu, nguy cơ, cách thực hiện và kết quả của xét nghiệm có ý nghĩa gì.
Ngày đi lấy máu xét nghiệm, bạn nên mặc áo thun với tay ngắn để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm viêm gan B như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Mùa nóng đi bơi: Video hướng dẫn các kiểu bơi cho người khỏe dáng đẹp
>>>>>Xem thêm: Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu? Cách điều trị kéo dài tuổi thọ?
Khi thực hiện xét nghiệm viêm gan B, chuyên viên y tế lấy mẫu máu của bạn sẽ:
- Quấn một dây đàn hồi (garô) xung quanh phần trên cánh tay bạn để ngăn sự lưu thông máu. Điều này làm các mạch máu phía dưới vòng to ra nên sẽ dễ dàng hơn để đưa kim tiêm vào mạch máu.
- Lau sạch vùng chọc tĩnh mạch bằng cồn.
- Đưa kim vào mạch máu. Có thể cần phải đâm kim nhiều hơn một lần.
- Kéo nòng để lấy máu.
- Tháo garô khỏi cánh tay khi đã thu thập đủ lượng máu.
- Đặc một miếng gạc hoặc bông gòn lên vùng vừa lấy máu sau khi kim rút ra.
- Ép lên vùng lấy máu và dán băng cá nhân lên.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm viêm gan B?
Băng quấn đàn hồi sẽ quấn ở cánh tay trên và có thể khiến bạn cảm thấy hơi khó chịu. Bạn sẽ không thấy đau khi tiêm kim đâm vào hay chỉ thấy đau nhẹ. Bạn sẽ được hẹn đến lấy kết quả và bác sĩ sẽ giải thích kết quả này có ý nghĩa gì. Bạn nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B
Kết quả xét nghiệm viêm gan B có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm ban đầu | Xét nghiệm theo dõi | ||||||
HBsAg | Anti-HBs | Anti-HBc, IgG+IgM | Anti-HBc IgM | HbeAg* | Anti-HBe | HBV ADN | Giải thích/
Giai đoạn lây nhiễm |
Âm tính | Âm tính | Âm tính | Không thực hiện | Không thực hiện | Không thực hiện | Không thực hiện | Không bị lây nhiễm trước đó; chưa có miễn dịch – có thể tiêm vắc xin, có thể đang trong giai đoạn ủ bệnh |
Âm tính | Dương tính | Âm tính | Không thực hiện | Không thực hiện | Không thực hiện | Không thực hiện | Miễn dịch nhờ tiêm chủng |
Âm tính | Dương tính | Dương tính | Không thực hiện | Không thực hiện | Không thực hiện | Không thực hiện | ức chế miễn dịch, virus có thể tái kích hoạt”}’>Đã hết nhiễm (phục hồi), virus viêm gan B đã được tiêu diệt; miễn dịch nhờ lây nhiễm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu ức chế miễn dịch, virus có thể tái kích hoạt
Dương tính Âm tính Dương tính hay Âm tính Dương tính hay Âm tính Dương tính Âm tính Phát hiện hay không phát hiện Lây nhiễm cấp tính với nhiều triệu chứng; dễ lây nhiễm cho người khác; có tình trạng nhiễm virus mạn tính Âm tính Âm tính Dương tính Dương tính Âm tính * Dương tính Không phát hiện Lây nhiễm cấp tính đang hồi phục Dương tính Âm tính Dương tính Âm tính Dương tính Âm tính Phát hiện mạn tính, có thể điều trị bằng thuốc và theo dõi độ hiệu quả của phương pháp đó bằng việc sử dụng bài xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể HBe và ADN HBV: HBeAg âm tính và anti-HBe dương tính trong lúc điều trị cho thấy phương pháp hiệu quả và có thể ngừng phương pháp này sau 6–12 tháng sau. ADN HBV đo lượng virus viêm gan B có trong máu. Kết quả cao đồng nghĩa với việc virus đang nhân rộng tích cực và phương pháp không hiệu quả. Kết quả thấp hay dưới mức giới hạn đồng nghĩa với việc virus không có trong cơ thể hay có nhưng với số lượng nhỏ mà không thể phát hiện được. Điều này cho thấy phương pháp trị liệu hiệu quả. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm viêm gan B. |