Xét nghiệm xeton trong nước tiểu

Xét nghiệm xeton trong nước tiểu

Xét nghiệm xeton trong nước tiểu

Xét nghiệm xeton là một phương pháp giúp theo dõi nồng độ xeton trong nước tiểu, nhằm đánh giá bạn có đang kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt không.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm xeton trong nước tiểu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm xeton là gì?

Xét nghiệm xeton (hay ceton, ketone) trong nước tiểu là một xét nghiệm giúp đo nồng độ xeton trong nước tiểu của bạn. Vậy, xeton là gì? Thông thường, các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose (đường) từ máu để tạo năng lượng. Nếu các tế bào không thể nhận đủ glucose, cơ thể sẽ phân hủy chất béo để tạo năng lượng. Điều này tạo ra một loại axit gọi là xeton, có thể tích tụ trong máu và nước tiểu.

Có một số lượng xeton trong nước tiểu là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nồng độ xeton cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có quá nhiều axit. Tình trạng này được gọi là nhiễm toan xeton. Loại nhiễm toan xeton phổ biến nhất là một biến chứng của bệnh tiểu đường được gọi là nhiễm toan xeton do tiểu đường (DKA). Nhiễm toan xeton do tiểu đường là một trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp, thường diễn biến nhanh chóng và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Nếu bạn bị tiểu đường, xét nghiệm xeton trong nước tiểu có thể giúp phát hiện sớm mức xeton cao để điều trị kịp thời.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm?

Xét nghiệm xeton niệu thường được thực hiện nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, 2 và có nghi ngờ tình trạng nhiễm xeton:

  • Lượng đường trong máu cao hơn 250 miligam mỗi decilit (mg/dL)
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau bụng
  • Lú lẫn
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Tiêu chảy
  • Nhiễm trùng
  • Ăn ít carbohydrate
  • Uống nhiều rượu.

Thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm xeton niệu?

Xét nghiệm này đảm bảo an toàn và chỉ liên quan đến việc đi tiểu bình thường nên sẽ không gây ra cảm giác khó chịu.

Nếu bạn bị trĩ chảy máu hoặc đang có kinh nguyệt, hãy báo cho bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.

Quy trình

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm xeton niệu?

Bạn không phải nhịn ăn (không ăn hoặc uống) trong một khoảng thời gian nhất định trước khi thực hiện xét nghiệm xeton trong nước tiểu. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần nhịn ăn hoặc thực hiện bất kỳ hình thức chuẩn bị nào khác trước khi làm xét nghiệm hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tạm thời ngừng dùng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm.

Bộ dụng cụ xét nghiệm xeton có sẵn ở hầu hết các hiệu thuốc mà không cần toa bác sĩ. Nếu bạn được yêu cầu làm kiểm tra xeton tại nhà, hãy hỏi bác sĩ em bộ dụng cụ nào phù hợp nhất với bạn. Xét nghiệm nước tiểu tại nhà rất dễ thực hiện và có thể cho kết quả chính xác miễn là bạn cẩn thận làm theo tất cả các hướng dẫn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm diễn ra như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu, chữa trị thế nào?

Xét nghiệm xeton trong nước tiểu

>>>>>Xem thêm: Khám phá 6 loại viên lợi sữa phổ biến trên thị trường và những lưu ý khi sử dụng

Xét nghiệm xeton trong nước tiểu có thể được thực hiện tại nhà hoặc trong phòng khám. Nếu bạn đến phòng khám để làm xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ đưa cho bạn khăn lau vô trùng, một hộp đựng nhỏ và hướng dẫn cách sử dụng phương pháp lấy nước tiểu giữa dòng. Điều quan trọng là phải làm theo các hướng dẫn này để vi trùng từ ngoài của bạn không xâm nhập vào mẫu nước tiểu:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước rồi lau khô
  • Mở hộp chứa mà không cần chạm vào bên trong
  • Làm sạch vùng sinh dục bằng khăn lau:
  • Đối với dương vật, lau toàn bộ dương vật. Nếu bạn bị hẹp bao quy đầu, hãy kéo nó lại trước
  • Đối với âm đạo, tách môi âm hộ (các nếp gấp của da xung quanh âm đạo) và lau các mặt bên trong từ trước ra sau
  • Bỏ đi dòng nước tiểu đầu. Hứng nước tiểu giữa dòng vào lọ chứa. Đừng để lọ chứa chạm vào cơ thể bạn.
  • Thu thập đủ lượng nước tiểu cần thiết vào lọ chứa
  • Đậy nắp lọ chứa và gửi mẫu theo hướng dẫn.
  • Nếu bạn làm xét nghiệm tại nhà nhà, hãy làm theo các hướng dẫn có trong bộ dụng cụ xét nghiệm. Bộ dụng cụ xét nghiệm sẽ bao gồm một gói que thử. Bạn sẽ giữ một que thử nước tiểu của mình hoặc nhúng nó vào một cốc nước tiểu mà bạn thu thập được bằng phương pháp lấy nước tiểu giữa dòng. Sự thay đổi màu sắc trên que sẽ cho thấy sự hiện diện của xeton. Điều quan trọng là phải làm theo hướng dẫn để thu được kết quả chính xác.

    Kết quả

    Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm xeton

    Nếu đường huyết ở trong phạm vi an toàn và bạn đang nhịn đói lâu trước xét nghiệm, sự hiện diện của xeton có thể hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường, thì việc theo dõi xeton và đường huyết là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đang nhịn đói.

    Kết quả bình thường

    Kết quả xét nghiệm âm tính là bình thường.

    Dãy giá trị bình thường có thể thay đổi chút ít giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Một số phòng thí nghiệm sử dụng các phép đo khác nhau hoặc kiểm tra các mẫu khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ để được giải thích về kết quả xét nghiệm của bạn.

    Kết quả bất thường

    Một kết quả bất thường có nghĩa là bạn có xeton trong nước tiểu. Các kết quả thường được phân loại như sau:

    • Nhẹ:
    • Trung bình: 30 đến 40 mg/dL
    • Nặng: >80 mg/dL

    Xeton tích tụ khi cơ thể cần phân hủy chất béo và axit béo để sử dụng làm nhiên liệu. Điều này rất có thể xảy ra khi cơ thể không nhận đủ carbohydrate.

    Điều này cũng có thể là do nhiễm toan xeton do tiểu đường (DKA). DKA là một vấn đề đe dọa tính mạng ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường (glucose) làm nguồn nhiên liệu vì không có insulin hoặc không đủ insulin. Chất béo được sử dụng làm nhiên liệu thay thế.

    Một kết quả bất thường cũng có thể là do:

    • Nhịn ăn, chán ăn (rối loạn ăn uống)
    • Chế độ ăn giàu protein hoặc ít carbohydrate
    • Nôn mửa trong một thời gian dài (chẳng hạn như trong thời kỳ đầu mang thai)
    • Các bệnh cấp tính hoặc nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết hoặc bỏng
    • Sốt cao
    • Tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp)
    • Cho con bú sữa mẹ mà mẹ không ăn uống đầy đủ
    • Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose-2 (thuốc ức chế SGLT-2)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *