Xóa xăm laser có để lại sẹo không?

Xóa xăm laser có để lại sẹo không?

Xóa xăm laser có để lại sẹo không?

Xóa xăm laser là một trong những cách xóa hình xăm phổ biến để xóa bỏ hình xăm không mong muốn. Tuy nhiên nhiều bạn đang phân vân với thắc mắc xóa hình xăm có để lại sẹo không. Việc sử dụng máy laser xóa xăm có thể gây một số tác dụng phụ khác. Vậy xóa xăm laser là gì và cần lưu ý những điều gì khi xóa xăm bằng laser.

Bạn đang đọc: Xóa xăm laser có để lại sẹo không?

Xóa xăm laser là gì?

Xóa xăm laser là phương pháp sử dụng năng lượng từ laser để phá vỡ mực xăm thành những mảnh nhỏ với chùm sáng cường độ cao. Các mảnh nhỏ này được hấp thụ ở đường máu và các mô, được xử lý qua hệ bài tiết và đào thải khỏi cơ thể một cách an toàn.

Cơ chế hoạt động chính của laser: Hắc sắc tố của hình xăm sẽ hấp thụ các bước sóng laser giúp vùng da khác không bị ảnh hưởng trong quá trình bắn laser. Chính vì vậy, màu sắc của hình xăm sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Những hình xăm có màu tối sẽ được xử lý nhanh chóng bằng laser. Các màu mực xăm khác chỉ có thể được xử lý bằng laser với bước sóng khác nhau dựa trên màu sắc tố của laser.

Để đạt kết quả điều trị cao nhất, bạn nên tới thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để được kiểm tra và đánh giá hình xăm, cũng như tư vấn về quy trình xóa xăm. Số lần điều trị tùy thuộc vào màu da, kích thước, màu sắc hình xăm và thời gian đã xăm hình của bạn.

>>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc hình xăm trong 30 ngày đầu

Xóa xăm laser có để lại sẹo không?

>>>>>Xem thêm: [Video] Dũng cảm đối mặt với ung thư vú di căn khi vẫn còn trẻ

Quy trình xóa xăm laser

Xóa xăm laser ở một số cơ sở làm đẹp hoặc bệnh viện da liễu có thể có theo các bước quy trình cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ da liễu kiểm tra và đánh giá tình trạng da và hình xăm để chọn mức năng lượng laser phù hợp để xóa hình xăm
  • Bước 2: Bạn sẽ được đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi tia laser
  • Bước 3: Bạn sẽ được gây tê cục bộ vùng da xóa xăm
  • Bước 4: Một thiết bị cầm tay sẽ kích hoạt tia laser và đi trên vùng da có hình xăm
  • Bước 5: Một loại gel được sử dụng để làm mát và làm dịu làn da của bạn
  • Bước 6: Bạn có thể được thoa kem chống nắng để đảm bảo da được được bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng mặt trời.

Thời gian cho toàn bộ quy trình một lần điều trị có thể là 15-30 phút tùy vào kích thước hình xăm. Vì sau khi laser phá vỡ sắc tố mực thành mảnh nhỏ, cơ thể của bạn cần một thời gian để đào thải chúng, một lần điều trị không thể xóa hình xăm hoàn toàn cho bạn. Trung bình cần 6-8 lần điêu điều trị, mỗi lần điều trị cách nhau 4-6 tuần.

>>> Đọc thêm: 9 vấn đề thường gặp khi xăm hình và cách khắc phục hiệu quả

Tìm hiểu thêm: Dương vật cương cứng quá lâu: Nỗi đau thầm kín!

Xóa xăm laser có để lại sẹo không?

Xóa xăm laser có để lại sẹo không? Những rủi ro khi xóa xăm laser

Phương pháp xóa xăm bằng laser thường an toàn hơn nhiều phương pháp loại bỏ hình xăm khác như phẫu thuật cắt bỏ, dermabrasion. Mặc dù vậy, bạn cần cân nhắc những rủi ro có thể gặp khi xóa xăm laser sau đây:

  • Sau xóa xăm laser, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng và để lại sẹo nếu không biết chăm sóc đúng cách (song nguy cơ để lại sẹo ít hơn những phương pháp khác)
  • Da của bạn có thể có nổi đỏ với nóng rát trong một thời gian ngắn sau khi điều trị
  • Bạn có thể cảm giác châm chích nhẹ, bị kích ứng nếu có làn da nhạy cảm
  • Một số trường hợp, có khả năng hình xăm của bạn không xóa được hoàn toàn. Đặc biệt với những màu sắc đỏ, xanh, tím. Chỉ có hình xăm màu xanh và đen đáp ứng được với điều trị bằng laser.
  • Da bạn có khả năng bị tăng sắc tố, hoặc mất sắc tố da (da nhạt hơn so với da xung quanh). Bạn cũng có thể bị tăng sắc tố, khiến làn da bị ảnh hưởng tối hơn so với phần còn lại của da.

Bạn nên trao đổi trực tiếp những kết quả mong đợi và những phản ứng không muốn có thể xảy ra sau điều trị với bác sĩ da liễu để cân nhắc có nên xóa xăm laser hay không. 

Hiện nay, có thiết bị laser xóa xăm hiện đại như Nd:YAG laser có bước sóng 532 nm và Nd:YAG 1064, Q-switched Ruby laser, Alexandrite lasers tùy thuộc vào tình trạng hình xăm, và mức chịu đau của bạn trong quá trình điều trị.

Những lưu ý khi xóa xăm laser

Để hạn chế những tác dụng phụ của xóa xăm laser, bạn hãy tham khảo những lưu ý trong quá trình và sau khi bắn laser xóa xăm sau đây:

  • Trong ba ngày đầu tiên sau khi xóa xăm, bạn cần dùng các loại thuốc mỡ, thuốc bôi do bác sĩ kê đơn.
  • Không sử dụng bất kỳ loại sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm nào khác cho vùng da xóa xăm trong vài ngày đầu tiên
  • Sau vài ngày, bạn cần luôn giữ vùng xóa xăm sạch sẽ và khô ráo. Bạn có thể sử dụng Vaseline, Aquaphor hoặc Hydrocortisone để giữ ẩm cho da để giúp quá chữa lành được nhanh hơn
  • Vitamin E có thể hỗ trợ phục hồi các tế bào da bị tổn thương nhanh hơn
  • Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời và luôn thoa kem chống nắng có SPF 30+ để bảo vệ da khỏi tia UV ánh nắng mặt trời
  • Sau vài ngày được điều trị, bạn có thể tắm và rửa vùng da đó. Tuy nhiên, bạn nên tránh tiếp xúc áp suất nước mạnh; làm sạch khu vực nhẹ nhàng bằng xà phòng nhẹ và giữ khô.
  • Không ngâm nước vùng da đang tổn thương đến khi da được chữa lành hoàn toàn. Việc tắm hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng và bể bơi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Tăng cường hệ miễn dịch của bạn bằng cách uống nhiều nước giúp giữ độ ẩm cho da, hạn chế hút thuốc và tiêu thụ nước có cồn
  • Không chạm, gỡ cạy da.

Xóa xăm laser có để lại sẹo không?

>>>>>Xem thêm: [Video] Dũng cảm đối mặt với ung thư vú di căn khi vẫn còn trẻ

>>> Tìm hiểu thêm: Chăm sóc da sau laser: Hiểu rõ để tránh bị tác dụng phụ cho làn da

Da sẽ phục hồi dần dần sau 4-8 tuần, hoặc được phục hồi nhanh hơn nếu bạn chăm sóc da đúng cách hoặc có hệ miễn dịch cao 

Xóa xăm laser là lựa chọn của nhiều người bởi nhiều ưu điểm của phương pháp này. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong và sau khi xóa hình xăm bằng laser để đảm bảo an toàn và giúp bạn đạt kết quả điều trị cao nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về xóa xăm laser và những các chăm sóc da sau xóa xăm phù hợp nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: Xóa xăm: Phương pháp nào phù hợp với bạn?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *