Xử lý đúng cách khi trẻ bị chó cắn và cách phòng ngừa

Xử lý đúng cách khi trẻ bị chó cắn và cách phòng ngừa

Xử lý đúng cách khi trẻ bị chó cắn và cách phòng ngừa

Trong các trường hợp không mong muốn, việc trẻ bị chó cắn là điều có thể xảy ra và điều bố mẹ cần làm là sơ cứu đúng cách và đưa trẻ đi chủng ngừa kịp thời. 

Bạn đang đọc: Xử lý đúng cách khi trẻ bị chó cắn và cách phòng ngừa

Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn tử vong do không được sơ cứu và điều trị hợp lý. Do đó, việc tìm hiểu cách sơ cứu và xử lý vết thương nếu tai nạn này xảy ra là điều rất quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho con yêu.

Trong bài viết này, Kenshin.vn mời bạn cùng tìm hiểu về cách sơ cứu khi bị chó cắn, các hình thức tiêm phòng khi bị chó cắn, biện pháp ngăn ngừa tai nạn này.

Sơ cứu ban đầu cho trẻ bị chó cắn

Xử lý đúng cách khi trẻ bị chó cắn và cách phòng ngừa

Chó chủ yếu tấn công đầu, cổ và mặt, tay chân của trẻ nhỏ. Đây là những nơi dễ dàng để chúng ta tiếp cận cũng như xử lý vết thương. Sơ cứu ban đầu sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của vết thương:

  • Vết thương nhỏ, trầy xước sơ bộ: Rửa vết thương cẩn thận bằng nước và xà phòng. Dùng oxy già hoặc kem bôi chứa kháng sinh bôi lên vết thương để tránh nhiễm trùng. Băng vết thương lại bằng băng gạc, hạn chế không để quá chặt.
  • Vết thương sâu: Nếu trẻ bị chó cắn gây rách da và mất máu, hãy dùng khăn/vải sạch ấn nhẹ lên vết thương rồi đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Biện pháp xử lý khi bị chó cắn

Việc điều trị trẻ bị chó cắn có thể sẽ bao gồm các bước dưới đây:

  1. Làm sạch vết thương bằng nước sạch
  2. Loại bỏ dị vật có trên vết thương, da chết, đất cát, lông
  3. Băng lại bằng gạc
  4. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu nhận thấy bé có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  5. Bác sĩ cũng có thể khuyên bố mẹ nên chú ý đến vết thương của trẻ trong vòng 24 – 48 giờ để tìm dấu hiệu nhiễm trùng.
  6. Bác sĩ cũng sẽ cân nhắc và đưa ra lời khuyên về việc có nên tiêm vắc-xin uốn ván và vắc-xin bệnh dại cho con bạn hay không.

Các hình thức tiêm phòng cho bé

Một vết cắn của chó hay bất cứ động vật nào cũng có nguy cơ khiến trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị điều trị dự phòng trong ba đến năm ngày, bắt đầu trong vòng 12 – 24 giờ sau khi trẻ bị cắn. Dưới đây là một vài mũi tiêm mà con bạn có thể cần:

1. Uốn ván

Một mũi tiêm uốn ván thường không được dùng khi trẻ bị chó cắn, trừ khi vết thương có dấu hiệu bị nhiễm bẩn với đất và bé chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đây.

Nhiễm trùng uốn ván thường do vi khuẩn clostridium tetani gây ra, chủ yếu được tìm thấy trong đất. Trẻ nhiễm vi khuẩn này có thể bị cứng khớp hàm, cổ hoặc cơ bụng và đau co thắt cơ thể. Tình trạng này khá hiếm gặp nhưng gây ra hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.

2. Bệnh dại

Tìm hiểu thêm: Sảy thai tái phát cần được điều trị như thế nào để tăng cơ hội thụ thai?

Xử lý đúng cách khi trẻ bị chó cắn và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Bật mí cách nhanh có thai mà bạn nên tìm hiểu

Nguy cơ bị nhiễm bệnh dại có thể tăng cao sau khi bé bị chó cắn. Nếu chú chó cắn con bạn chưa được tiêm phòng trước đây hoặc bạn không rõ về vấn đề này, bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp tiêm phòng dại cho bé.

Cách ngăn ngừa trẻ bị chó cắn

Một số biện pháp ngăn ngừa trẻ bị chó cắn gồm:

  1. Dặn dò bé yêu tránh tiếp cận hoặc chạm vào cún lạ hoặc cún đang lang thang trên đường
  2. Nếu chú chó đi cùng với chủ nhân, hãy luôn hỏi ý kiến họ trước khi bé chạm vào thú cưng
  3. Nói với con hãy nhẹ bước đi nếu gặp một con chó hung dữ và tránh tiếp xúc mắt với chúng
  4. Nếu con bị chó đuổi theo, bé nên đứng yên thay vì cố gắng chạy
  5. Nếu bị chó tấn công, trẻ nên che đầu và cổ bằng cách đan hai bàn tay vào nhau phái sau gáy, gập cánh tay sát cổ và người hết mức có thể
  6. Nói với con bạn không nên la hét, trêu chọc chó hoặc đánh chó
  7. Khi một con chó đang nghỉ ngơi hay đang ăn, bé không nên làm phiền
  8. Hãy yêu thương thú cưng như một thành viên trong gia đình, việc cô lập hoặc nhốt chúng trong chuồng quá lâu sẽ khiến chó bộc phát tính khí hung dữ
  9. Trẻ nhỏ không nên ép chó chơi cùng mình và hãy để chó đi nếu nó không hứng thú
  10. Bố mẹ hãy dặn con không bao giờ trêu chọc chó hoặc kéo tai và đuôi của chúng.

Bên cạnh các lưu ý trên, bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ ngôn ngữ cơ thể của chó, bao gồm:

  • Nếu cún ngáp, cụp tai lại hoặc giơ chân, điều đó có nghĩa là chú chó đang lo lắng về điều gì đó.
  • Khi một con chó cụp đuôi của nó xuống dưới bụng hoặc giữa hai chân hay nằm xuống với một chân trước giơ lên hoặc nhìn chằm chằm vào bạn thì đồng nghĩa với việc chú chó đang cảm thấy mình bị đe dọa.
  • Nếu chó gầm gừ, bé hãy rời đi thay vì cố tiếp cận.

Khi dạy trẻ em về cách phòng chống bị chó cắn và làm thế nào để giữ an toàn, bạn cũng hãy hướng dẫn con cách đối xử với thú cưng bằng sự tôn trọng và tình yêu thương nữa nhé.

Phương Uyên/Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *