Rất nhiều người không biết rằng tự kỷ không phải là một bệnh. Trẻ tự kỷ có sự rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kĩ năng cơ bản của trẻ.
Bạn đang đọc: [Ý kiến chuyên gia] Phát hiện trẻ tự kỷ, cha mẹ nên làm gì để đồng hành cùng con?
Trong Hội thảo “Tự kỷ tại Việt Nam: hiện trạng và thách thức” diễn ra ngày 01/04/2016 tại Hà Nội, bà Hoàng Ngọc Bích, Chủ tịch mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam (VAN), cho biết: Ở Việt Nam hiện đang có hơn 200.000 người tự kỷ trên tổng số gần 90 triệu dân và con số này vẫn đang tăng lên hằng ngày với tốc độ rất nhanh. Hiện cộng đồng người tự kỷ đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, khó khăn lớn nhất là làm sao để họ được tôn trọng và hòa nhập trong xã hội.
Nội Dung
1. Trẻ tự kỷ là gì?
Tự kỷ là chứng rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kĩ năng cơ bản của trẻ. Ví dụ như: kỹ năng tạo lập và phát triển các mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp hoặc khả năng vận dụng trí tưởng tượng. Trẻ bị tự kỷ cũng bị giảm hứng thú đối với môi trường bên ngoài đi rất nhiều. Thế giới quan của một trẻ tự kỷ trở nên rất khác biệt so với những trẻ bình thường.
2. Nguyên nhân trẻ tự kỷ
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa được biết rõ. Nó là một tình trạng phức tạp xảy ra dưới tác động có thể từ việc rối loạn của bộ gen, môi trường và các yếu tố khác.
Bộ gene
Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng có một vài gen nhất định khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ cao hơn các trẻ khác¹.
Rối loạn phổ tự kỷ ít nhiều có liên quan đến yếu tố gia đình. Chẳng hạn như một đứa trẻ tự kỷ có thể có anh/chị/em cũng bị tự kỷ. Trường hợp sinh đôi cùng bị tự kỷ rất thường gặp.
Các chuyên gia vẫn chưa xác định cụ thể gen nào có liên quan trực tiếp đến rối loạn phổ tự kỷ, mặc dù biết nó có thể đi kèm với những hội chứng có liên quan đến bộ gen hiếm gặp khác như: hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, hội chứng Williams, hội chứng Angelman,…
Trẻ tự kỷ do có anh chị em bị tự kỷ
Theo một nghiên cứu, những bé mà anh chị em trong gia đình bị tự kỷ cũng sẽ có nguy cơ tương tự lên đến 19%. Nếu 2 người con đầu mắc chứng tự kỷ, con thứ 3 sẽ có nguy cơ mắc cao hơn rất nhiều lần. Một nghiên cứu trên cặp anh em sinh đôi khác trứng cho thấy, khi người anh bị chứng tự kỷ thì có 31% nguy cơ người em cũng sẽ bị tự kỷ. Khi một bé của cặp song sinh cùng trứng bị tự kỷ, sẽ có 77% cơ hội cả 2 bé sẽ mắc chứng tự kỷ.
Nguyên nhân trẻ tự kỷ: Do yếu tố môi trường
Các nhà nghiên cứu tin rằng một trẻ sinh ra với bộ gen dễ có nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ chỉ thực sự biểu hiện ra ngoài dưới sự thúc đẩy của một vài yếu tố môi trường nhất định². Những yếu tố đó có thể là: trẻ tiếp xúc với cồn (rượu) hoặc một vài loại thuốc như muối natri valproate (đôi khi được dùng để điều trị động kinh cho mẹ bầu) ngay khi còn trong bụng mẹ.
Hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa môi trường ô nhiễm hoặc các trường hợp nhiễm khuẩn trong thời gian mang thai với việc tăng nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ.
Trẻ tự kỷ do tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển
Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển được cho rằng là hai trong số những nguyên nhân gây ra tự kỷ ở trẻ. Các nguyên nhân gây ra tổn thương não hoặc khiến não bộ trẻ kém phát triển bao gồm:
- Sinh non trước 37 tuần
- Cân nặng khi sinh dưới 2,5 kg
- Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh
- Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa
- Vàng da nhân não sơ sinh
- Chảy máu não – màng não sơ sinh
- Nhiễm khuẩn thần kinh như: viêm não, viêm màng não
- Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng
- Chấn thương sọ não
- Nhiễm độc thủy ngân.
Ngoài ra, người ta còn nhận thấy chứng tự kỷ liên quan mật thiết đến yếu tố giới tính, các bé trai mắc tự kỷ cao gấp 5 lần các bé gái. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa tuổi của cha mẹ với trẻ tự kỷ. Song yếu tố này cần phải được nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận cụ thể.
3. Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trẻ bị tự kỷ
Mỗi trẻ phát triển theo nhịp độ riêng, có trẻ nhanh có trẻ chậm. Tuy vậy, bạn nên cân nhắc xem liệu con bạn có nguy cơ cao bị tự kỷ hay không nếu nhận thấy bé các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ không bập bẹ âm tiết nào hoặc không tạo được điệu bộ nào. Ví dụ như: dùng tay chỉ hoặc vẫy tay, dù đã 12 tháng tuổi
- Trẻ không tự nói được cụm từ gồm 2 chữ (không phải chỉ là lặp lại theo người khác) dù đã được 2 tuổi
- Trẻ bị mất bất cứ kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội nào (ở bất kỳ tuổi nào).
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy con đang phát triển chậm hơn so với độ tuổi và có một trong những dấu hiệu trẻ tự kỷ đã đề cập trong bài.
4. Triệu chứng và biểu hiện trẻ tự kỷ là gì?
Tìm hiểu thêm: Test rối loạn lưỡng cực là gì? 2 bài test rối loạn cực mẫu
Triệu chứng của tự kỷ thường sẽ xuất hiện trước khi trẻ được 3 tuổi và kéo dài suốt đời. Trẻ tự kỷ có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng thậm chí là bị khuyết tật (về kỹ năng, không phải về hình thể). Các triệu chứng chung mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải bao gồm:
- Khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bao gồm sử dụng và hiểu ngôn ngữ
- Không thể tham gia vào một cuộc nói chuyện bình thường, dù trẻ hoàn toàn có khả năng
- Khó khăn trong việc giao tiếp không qua lời nói, bao gồm điệu bộ cơ thể và biểu hiện nét mặt
- Khó khăn trong việc tương tác xã hội, từ những việc liên quan đến người khác cho đến môi trường xung quanh trẻ
- Không thể kết bạn và chỉ thích chơi một mình
- Có cách chơi đồ chơi hoặc đồ vật một cách không bình thường. Ví dụ: Trẻ luôn luôn xếp đồ vật theo một trình tự nhất định
- Thiếu trí tưởng tượng
- Không có khả năng thích nghi với những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày và môi trường xung quanh hoặc luôn bắt gia đình tuân theo một nếp sinh hoạt nhất định đến từng chi tiết nhỏ
- Luôn lặp lại một kiểu cử động cơ thể hoặc một hành vi nhất định nào đó như: vỗ tay hoặc đập đầu vào tường,…
Một số trẻ thuộc dạng tự kỷ đặc biệt gọi là hội chứng “bác học”. Trẻ phát triển kỹ năng hiếm có ở một lĩnh vực chuyên biệt như: âm nhạc, nghệ thuật, các con số… và cho thấy khả năng vượt trội về lĩnh vực đó mặc dù chưa được ai dạy.
5. Cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em
Nếu bắt gặp các dấu hiệu trẻ tự kỷ như trên, cha mẹ có thể tìm đến những phương pháp điều trị nào để hỗ trợ con? Hiện nay, chứng tự kỷ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Song, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp can thiệp sớm có thể cải thiện sự phát triển của trẻ. Các liệu pháp can thiệp sớm bao gồm:
Liệu pháp điều trị hành vi ở trẻ tự kỷ
Các liệu pháp hành vi là một phương pháp điều trị chứng tự kỷ được sử dụng rộng rãi để giúp trẻ tự kỷ học cách giao tiếp, phát triển thể chất và tương tác với người khác hiệu quả hơn. Các chương trình chuyên sâu này được gọi là phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA). Phương pháp này khuyến khích những hành động tích cực và ngăn cản các hành vi tiêu cực.
Một cách tiếp cận khác gọi là Floortime, là một khoảng thời gian chơi đặc biệt mà bố mẹ dành ra ở bên con để giúp điều chỉnh cảm xúc và kỹ năng xã hội. Ngoài ra, chương trình TEACCH sử dụng hình ảnh và các tín hiệu thị giác để giúp điều trị cho các bé tự kỷ.
Giáo dục cho trẻ tự kỷ
Cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em tiếp theo là giáo dục. Trường học dành cho trẻ tự kỷ có thể cung cấp các dịch vụ đặc biệt để giúp trẻ tự kỷ học tập và phát triển. Điều này có thể bao gồm liệu pháp về ngôn ngữ và liệu pháp nghề nghiệp.
Thuốc men cho trẻ tự kỷ
Không có cách điều trị y khoa nào cho chứng rối loạn tự kỷ nhưng thuốc có thể giúp ích nhằm cải thiện một số triệu chứng. Bác sĩ sẽ kê toa cho bé thuốc điều trị chứng trầm cảm. Phản ứng của bé đối với thuốc phải được theo dõi chặt chẽ.
Thuốc chống rối loạn thần kinh có thể dùng cho các vấn đề hành vi nghiêm trọng. Một trong những loại thuốc này là Risperdal có thể giúp giảm các hành vi gây hấn, tự gây thương tích và cáu gắt ở các bé tự kỷ. Nếu bé lên cơn co giật thì cần dùng thuốc chống co giật.
Giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh cảm giác
Bé mắc chứng tự kỷ có thể rất nhạy cảm với âm thanh, cảm giác, vị giác, thị giác hoặc mùi, tương tự như tình trạng rối loạn tiến trình giác quan. Ví dụ, bé có thể buồn bởi đèn sáng nhấp nháy hoặc chuông trường học reo. Nghiên cứu cho thấy, việc giúp bé điều chỉnh những cảm giác khác nhau làm hành vi tự kỷ giảm đi và có hành vi tốt hơn.
Chế độ ăn uống cho trẻ tự kỷ
Các vấn đề về tiêu hóa rất phổ biến ở bé tự kỷ và khoảng 30% trong số đó có thể ăn những thứ không phải là thực phẩm như đất hoặc giấy. Một số bố mẹ đã thử chế độ ăn kiêng không chứa gluten (trong lúa mì) và casein (trong sữa protein). Những thay đổi chế độ ăn uống khác, bao gồm bổ sung các vitamin B6 và magie đã được áp dụng để giúp cải thiện các triệu chứng của tự kỷ.
6. Các phương pháp điều trị tự kỷ cho trẻ tại nhà
>>>>>Xem thêm: Giải pháp nào cho biến chứng tê bì chân tay ở người đái tháo đường?
Nếu muốn điều trị chứng tự kỷ cho trẻ tại nhà, bạn cần thay đổi lối sống của gia đình. Nếu có thể bạn hãy thực hiện những điều như:
- Nói chuyện với trẻ ngắn gọn rõ ràng
- Nương theo sở thích của trẻ và đưa ra lựa chọn phù hợp với trẻ
- Các thành viên trong gia đình cần thay phiên chơi với trẻ. Điều này giúp giảm hành vi lặp đi lặp lại của con
- Cùng con tham gia vào một chương trình điều trị của một nhóm các bác sĩ hay tư vấn viên hoặc những gia đình có cùng hoàn cảnh
- Tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ và các nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hay gia đình có trẻ tự kỷ tại nơi bạn sống
- Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong và sau quá trình điều trị
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn.