Giấm táo là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến với nhiều gia đình người Việt. Tác dụng của giấm táo mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe, làm đẹp.
Bạn đang đọc: 10 tác dụng của giấm táo cho sức khỏe mà bạn chưa biết
Vậy giấm táo có tác dụng gì? Dưới đây là 10 tác dụng của giấm táo đối với sức khỏe:
Nội Dung
- 1 Giấm táo là gì?
- 2 10 tác dụng của giấm táo mà bạn không ngờ tới
- 2.1 1. Tác dụng của giấm táo giúp cải thiện tiêu hóa
- 2.2 2. Trị táo bón, ợ nóng và các vấn đề đường ruột
- 2.3 3. Tác dụng giấm táo: Tăng cường hệ miễn dịch
- 2.4 4. Tác dụng của giấm táo hỗ trợ điều trị tiểu đường
- 2.5 Uống giấm táo có tác dụng gì? Ngừa tiểu đường
- 2.6 5. Công dụng của giấm táo: Giảm huyết áp
- 2.7 6. Giải độc gan
- 2.8 7. Giảm cân bằng giấm táo
- 2.9 8. Tác dụng của giấm táo: Làm đẹp da
- 2.10 9. Trị hôi miệng bằng giấm táo
- 2.11 10. Giấm táo ngăn ngừa viêm nhiễm nấm candida
- 3 Rủi ro và tác dụng phụ của giấm táo
- 4 Cách làm giấm táo tại nhà
Giấm táo là gì?
Giấm táo là loại giấm được lên men từ táo. Quá trình sản xuất giấm táo thường bắt đầu bằng cách nghiền táo, ép lấy nước và lên men để bắt đầu quá trình lên mên chuyển hoá đường thành rượu. Nếu tiếp túc ngâm, rượu được chuyển hoá và thành giấm nhờ axit axetic. Giấm táo có màu vàng nhạt, vị chua và mùi thơm của táo.
Thông tin dinh dưỡng cụ thể trong 100g dấm táo có chứa một số axit lactic, citric và malic; ngoài ra, giấm táo còn cung cấp Kali 67mg, 0.93g carbohydrate, không có chất béo hoặc protein.
10 tác dụng của giấm táo mà bạn không ngờ tới
1. Tác dụng của giấm táo giúp cải thiện tiêu hóa
Giấm táo, đặc biệt là giấm táo hữu cơ có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giấm có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa.
Bạn có thể kích thích hệ tiêu hóa, đẩy mạnh quá trình hấp thụ thức ăn bằng việc uống giấm táo. Hãy pha một thìa súp giấm táo với một nước lớn. Để công dụng của giấm táo đạt hiệu quả tốt, bạn nên uống khoảng 15 phút trước bữa ăn chính.
Nhờ chứa nhiều enzyme và amino axit cũng như các lợi khuẩn mà giấm táo trở thành “bảo bối” đối với người có vấn đề về hệ tiêu hóa. Cụ thể, công dụng giấm táo có thể:
- Giết chết các vi khuẩn có hại trong ruột. Những vi khuẩn có hại có thể gây ra tiêu chảy, đầy hơi và co thắt ruột.
- Ngoài ra, các enzyme trong loại giấm này sẽ giúp tăng tốc độ tiêu hóa nói chung. Đồng thời, giấm táo hữu cơ cũng có lợi cho người bị dị ứng thực phẩm.
Giấm còn chứa các khoáng chất có giá trị và nguyên tố vi lượng. Pectin trong giấm táo có tác dụng hạ LDL cholesterol, đốt cháy chất béo. Tác dụng của axit acetic, axit malic trong giám táo giúp chống lại virus. Ngoài ra, tác dụng của giấm táo cũng đến từ các enzyme sống, axit amin và nhiều dưỡng chất khác.
2. Trị táo bón, ợ nóng và các vấn đề đường ruột
Uống giấm táo có tác dụng gì? Sử dụng giấm táo với nước giúp điều chỉnh nồng độ axit trong dạ dày xuống mức thấp. Nhờ đó, giấm tác có tác dụng giảm chứng ợ nóng.
Chất xơ trong táo có tác dụng giúp làm dịu toàn bộ đường tiêu hóa. Nhờ tác dụng của giấm táo này, người ta dùng giấm táo để ngăn ngừa đau bụng, đầy hơi và khí tự do. Giấm táo cũng có thể hữu ích như thuốc nhuận tràng nhẹ để kích thích nhu động ruột trong trường hợp bạn thường xuyên bị táo bón.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý giấm táo có tác động khá mạnh. Đặc biệt, đối với những những người bị ợ nóng và người có vết loét ở dạ dày. Vì vậy, bạn nên pha loãng trước khi uống giấm táo. Tuyệt đối không nên uống nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày.
3. Tác dụng giấm táo: Tăng cường hệ miễn dịch
Đường ruột là một bộ phận lớn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vậy, tác dụng của giấm táo hữu cơ ảnh hưởng như thế nào đối với đường ruột của chúng ta?
Giấm táo có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn. Từ đó, giấm táo có công dụng giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn một cách tổng thể.
Các axit malic trong giấm cũng là một chất kháng virus mạnh mẽ. Đây có lẽ một trong những lý do mà người uống giấm táo thường cảm lạnh hơn so với thông thường.
Ngoài ra, giấm táo nguyên chất được cho là có lợi cho hệ thống bạch huyết của bạn. Đó là nhờ tác dụng làm sạch các hạch bạch huyết và phá vỡ chất nhầy trong cơ thể. Qua thời gian, nó có thể làm bạn giảm nghẹt mũi, giảm cảm lạnh và giảm bớt dị ứng.
4. Tác dụng của giấm táo hỗ trợ điều trị tiểu đường
Uống giấm táo có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng làm giảm nồng độ glucose của loại giấm này. Giấm táo có công dụng can thiệp vào các chức năng chuyển hóa tinh bột. Hơn nữa, tác dụng làm chậm quá trình hấp thu của giấm táo cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Đối với người bị bệnh tiểu đường loại 1, giấm táo giúp giảm chứng tăng đường huyết sau khi ăn.
- Đối với người bị bệnh tiểu đường loại 2 hoặc kháng insulin, giấm tác có công dụng cải thiện độ nhạy cảm insulin và giảm chỉ số đường huyết.
- Đối với người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 hoặc chẩn đoán tiền tiểu đường. Tác dụng của giấm táo chính là giảm nhanh và ổn định chỉ số đường huyết khi đói. Đồng thời giấm táo cũng có thể giảm chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn.
Uống giấm táo có tác dụng gì? Ngừa tiểu đường
Để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất, người bệnh nên sử dụng giám táo đều đặn. Hãy pha loãng 15ml giấm táo, đặc biệt là giấm táo hữu cơ. Lượng này sẽ tương đương với 750mg axit axetic.
Ngoài ra, để nhận được những tác dụng của giấm táo, người khỏe mạnh cũng có thể sử dụng giấm táo loãng mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp giấm táo với mật ong và nước ấm để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ, pha loãng và sử dụng đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
5. Công dụng của giấm táo: Giảm huyết áp
Hỗ trợ huyết áp chính là tác dụng của giấm táo mà ít người biết. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra giấm táo có thể làm giảm huyết áp. Đồng thời, nhiều báo cáo trên các diễn đàn trực tuyến cũng đề cập về công dụng này của giấm táo.
Giấm rượu táo có khả năng làm giảm huyết áp có thể là do tác dụng làm tăng sản sinh nitric oxide. Chất này giúp thư giãn các mạch máu, và tác động tích cực đối với hệ tim mạch. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến việc hạ thấp huyết áp đối với những người bị huyết áp cao.
6. Giải độc gan
Uống giấm táo có tác dụng gì? Giấm táo là một thành phần phổ biến trong các công thức giải độc. Công dụng của giấm táo xuất phát từ những thành phần dinh dưỡng của nó. Ngoài tất cả những lợi ích làm sạch cơ thể khác đã được liệt kê, uống giấm táo pha loãng được cho là:
- Giúp giải độc cơ thể và thanh lọc, giải độc gan.
- Cân bằng độ pH, làm sạch các bạch cầu.
- Kích thích hệ tuần hoàn tim mạch.
Một thìa giấm táo hòa vào một ly nước lớn trước mỗi bữa ăn thường là liều lượng hiệu quả và hợp lý mỗi ngày cho đa số mọi người. Một số phương pháp giải độc có thể yêu cầu bạn sử dụng liều lượng lớn hơn. Nhưng tốt nhất bạn nên tăng dần liều lượng theo thời gian.
7. Giảm cân bằng giấm táo
Tìm hiểu thêm: 5 câu nói khiến chàng yêu bạn nhiều hơn
Tác dụng của giấm táo hữu cơ chính là hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng đẹp. Axit axetic trong giấm táo đã được chứng minh giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể và lipid gan.
Axit axetic trong giấm táo có công dụng giúp ức chế sự thèm ăn của bạn. Từ đó đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và làm giảm khả năng giữ nước. Hàm lượng pectin của giấm táo cũng hạn chế khả năng hấp thụ chất béo của cơ thể.
Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết giấm táo làm cản trở sự chuyển hóa của chất bột trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến lượng calo vào máu giảm. Do đó, nhiều người tận dụng nguyên lý này để giảm cân bằng giấm táo. Để giảm cân bằng giấm táo, bạn có thể kết hợp giấm với gừng, mật ong, đậu đen…
Bạn cần lưu ý rằng các phương pháp giảm cân bằng việc uống giấm táo không phải là cách giảm cân bền vững. Phương pháp này chỉ dựa trên một số hoạt động của giấm táo trên cơ thể khỏe mạnh. Chúng ta vẫn cần thêm những hỗ trợ khoa học cho tác dụng giảm cân của giấm táo trên nhiều tình trạng sức khỏe khác.
Bạn không nên lạm dụng và không uống giấm táo nguyên chất. Việc này có thể làm loét dạ dày. Tuyệt đối không áp dụng giảm cân bằng giấm táo cho bệnh nhân tim mạch, huyết áp. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên áp dụng phương pháp này.
8. Tác dụng của giấm táo: Làm đẹp da
Giấm rượu táo được chị em ưa chuộng vì có rất nhiều lợi ích làm đẹp.
Loại giấm này là mỹ phẩm tại gia tuyệt vời cho làn da, mái tóc của phái đẹp. Hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến “phần nhìn” của bạn đều có thể được cải tạo bởi công dụng thần kỳ của giấm táo.
Giấm rượu táo giúp làm trắng, mịn da, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm nhờn trên da. Hơn nữa, công dụng của giấm táo có thể trị mụn, dưỡng da, phục hồi da bị cháy nắng.
Giấm rượu táo là sản phẩm lành mạnh. Nó không phải phép lạ có thể chữa trị tất cả các loại bệnh tật như một số người tin tưởng. Nhưng nó chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một số lợi ích sức khỏe quan trọng, đặc biệt đối với lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng.
Khi thoa lên da, giấm táo có thể không an toàn cho làn da của bạn. Bôi giấm táo lên da có thể gây bỏng ở một số người.
9. Trị hôi miệng bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng gì? Các axit tự nhiên trong giấm rượu táo như axit axetic và malic có thể làm giảm vi khuẩn gây hôi miệng.
Để tận dụng tác dụng của giấm tao giúp trị hôi miệng, bạn có thể áp dụng phương pháp sau. Hãy thêm một thìa súp giấm táo vào một phần ba cốc nước. Sau đó, súc miệng trong khoảng 20 giây để giảm thiểu mùi hôi.
10. Giấm táo ngăn ngừa viêm nhiễm nấm candida
Công dụng giấm táo gây bất ngờ chính là hạn chế nhiễm nấm Candida. Đây là một vấn đề phổ biến và khó khăn với những người có chế độ ăn có lượng đường cao.
Giấm táo chứa các axit có lợi giúp cải thiện cấu tạo hệ đường ruột của bạn. Giấm táo bao gồm axit axetic và axit malic. Những chất này có đặc tính kháng khuẩn, kháng sinh, chống nấm và có thể giúp kiểm soát sự lây lan của nấm candida trong ruột.
Rủi ro và tác dụng phụ của giấm táo
Mặc dù tác dụng của giấm táo có lợi cho sức khoẻ chúng ta, cũng như việc sử dụng giấm táo với tần suất thấp an toàn với hầu hết mọi người. Vẫn tồn tại một số rủi ro khi sử dụng giấm táo:
- Kích ứng cổ họng: Giấm táo có tính axit cao. Vì thế, tác hại của giấm táo mà các chuyên gia quan ngại chính là gây kích ứng cổ họng. Vì thế, bạn không nên uống giấm táo đậm đặc với khối lượng lớn và thường xuyên.
- Phản ứng với thuốc khác: Giấm táo có thể phản ứng với một số thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Bao gồm thuốc lợi tiểu và insulin. Điều này có thể góp phần làm hạ kali máu.
- Có thể gây hạ đường và kali trong máu: Giấm táo có thể ảnh hưởng với người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường. Những người dùng insulin, thuốc kích thích insulin và sử dụng giấm táo thường có thể bị hạ đường hoặc hạ kali trong máu.
Tác dụng phụ của giấm táo
Giấm táo là một loại thuốc bổ tự nhiên. Những lợi ích sức khỏe của giấm táo đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên giấm táo đã được báo cáo là gây ra một số tác dụng phụ. Đặc biệt là khi sử dụng quá thường xuyên và dùng ở nồng độ cao.
- Làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu. Tác động này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày.
- Axit axetic trong giấm táo có thể làm suy yếu men răng, dẫn đến mất khoáng chất và sâu răng
Bạn có thể quan tâm:
Cách làm giấm táo tại nhà
Nguyên liệu
- Nước lọc
- Táo xanh hoặc táo đỏ
- 2 muỗng đường
- Lọ thuỷ tinh để đựng bảo quản
- Tấm vải mỏng để đặt trên miệng hũ
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa táo sạch, sau đó thái lát mỏng, cho nước ngập táo vào hũ
- Bước 2: Cho thêm đường khuấy đều
- Bước 3: Dùng đĩa để nén lại cùng với viên đá nặng như khi làm cà muối
- Bước 4: Phủ lớp trên cùng bằng khăn mỏng sạch
- Bước5: Ngâm táo khoảng 1 tuần để táo lên men. Bạn có thể dùng thìa loại bỏ men trắng đi
- Bước 6: Dùng rây lọc giấm và bảo quản tiếp trong khoảng 6 tuần tiếp đó (bạn có thể để trong tủ lạnh)
Đọc thêm
Tiết lộ 5 lợi ích thần kỳ từ việc rửa mặt bằng giấm táo
Bí quyết cách làm giấm táo thành công ngay từ lần đầu tiên
Ăn sữa chua nhiều có tốt không? Ăn sữa chua đúng cách
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết rõ giấm táo có tác dụng gì. Với những tác dụng của giấm táo mà Kenshin.vn cung cấp ở trên, tại sao bạn không bổ sung thêm ngay vào chế độ ăn hàng ngày để có một sức khỏe tốt hơn?
>>>>>Xem thêm: 8 nguyên nhân khiến trẻ có hàm răng bị ố vàng
>>>>>Xem thêm: 8 nguyên nhân khiến trẻ có hàm răng bị ố vàng
>>>>>Xem thêm: 8 nguyên nhân khiến trẻ có hàm răng bị ố vàng
>>>>>Xem thêm: 8 nguyên nhân khiến trẻ có hàm răng bị ố vàng
0