3 Dấu hiệu chắc chắn gãy xương mà bạn cần ghi nhớ

3 Dấu hiệu chắc chắn gãy xương mà bạn cần ghi nhớ

3 Dấu hiệu chắc chắn gãy xương mà bạn cần ghi nhớ

Khi biết về dấu hiệu chắc chắn gãy xương sẽ giúp bạn có cơ hội kịp thời đánh giá tình trạng chấn thương mình gặp phải và tìm đến cơ sở điều trị sớm, tránh phát triển thành các biến chứng nặng nề.

Bạn đang đọc: 3 Dấu hiệu chắc chắn gãy xương mà bạn cần ghi nhớ

Gãy xương là một tình trạng xương bị mất đi tính liên tục, có thể hoàn toàn hoặc không hoàn toàn và cần được can thiệp y khoa để điều trị càng sớm càng tốt. Xương có khả năng bị gãy sau khi xảy ra một tai nạn va đập như té ngã, va chạm mạnh với một vật khác, bị đánh bởi một vật cứng hoặc do một lực tác động không đáng kể nhưng trên người có các bệnh lý khiến cấu trúc xương bị yếu (loãng xương, ung thư xương…). Việc nhận biết các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương giúp chúng ta có cách tiếp cận sơ cứu đúng và khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sơ y tế gần nhất kịp thời.

Các loại gãy xương

Nguyên nhân gây gãy xương có thể là do chấn thương (trực tiếp hoặc gián tiếp), bệnh lý (trên người đã có bệnh lý trước đó công thêm chấn thương nhẹ) hoặc gãy do mỏi (gãy xương do stress). Khi chịu tác động của ngoại lực, xương có khả năng gãy theo nhiều kiểu khác nhau, như:

  • Uốn bẻ: xương gãy ngang, vuông góc với trục thân xương
  • Vặn xoắn: đường gãy xoắn
  • Ưỡn bẻ gián tiếp: đường gãy chéo
  • Bị ép, dồn nén: xương gãy nát, lún xương

3 Dấu hiệu chắc chắn gãy xương mà bạn cần ghi nhớ

Tùy theo nguyên nhân, kiểu gãy mà các chuyên gia phân gãy xương thành nhiều loại, bao gồm:

  • Xương gãy cành tươi: là kiểu gãy không hoàn toàn, phổ biến ở trẻ em do xương ở trẻ mềm hơn, không rắn chắc như người trưởng thành.
  • Xương gãy phân mảnh hoặc gãy vụn: khi gãy tạo ra nhiều hơn 2 mảnh xương. Nếu gãy phức tạp có thể xương bị gãy thành nhiều đoạn (có 2 đường gãy riêng trên cùng một xương).
  • Gãy xương hở: gãy xương kèm theo vết thương hở ngoài da, phần da tại đó sẽ rách. Nguyên nhân thường do xương gãy đâm thủng da hoặc chấn thương gây rách da.
  • Gãy xương kín: khi vùng da bên ngoài chỗ xương gãy vẫn lành lặn, không có vết thương rách, thủng…
  • Gãy nén: các đầu xương gãy được đẩy chặt vào nhau, làm ngắn xương. Loại gãy xương này có thể biểu hiện như một đường tăng mật độ bất thường ổ gãy, hoặc những bất thường ở vỏ xương.
  • Gãy đứt rời: do hiện tượng co giật gân, cơ kéo theo các mảnh xương gãy rời ra theo. Loại gãy xương này xảy ra nhiều tại các khớp vai, khớp gối.

Khi đánh giá gãy xương, bác sĩ còn xem xét đến mối liên hệ của các mảnh vỡ xương:

  • Giãn cách: có sự tách biệt ra xa 2 đầu ổ xương gãy theo trục xương.
  • Di lệch: 2 đầu ổ gãy di lệch khỏi nhau với mức độ được mô tả bằng milimet hoặc tỷ lệ phần trăm bề rộng xương.
  • Gập góc: gãy di lệch tạo thành góc bởi trục 2 đầu xương gãy.

Di lệch và gập góc có thể xảy ra ở mặt phẳng trước sau, trong ngoài hoặc cả hai.

Bạn có thể quan tâm:

3 dấu hiệu chắc chắn gãy xương và cách chẩn đoán

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và kiểu gãy mà đôi khi người bệnh không nhận ra mình đã bị gãy xương một cách rõ ràng. Một số dấu hiệu không chắc chắn là gãy xương có thể xuất hiện như:

  • Cảm giác đau ngay sau chấn thương khiến xương gãy
  • Vùng bị gãy xương bầm tím hoặc sưng to

Tuy nhiên, các dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn với các chấn thương phần mềm khác. Do đó, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu chắc chắn gãy xương để kịp thời nhận biết và đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Cong vẹo, biến dạng vị trí bị chấn thương khi so sánh với bên không có chấn thương. Nếu thấy ngắn hơn hoặc hình dạng thay đổi thì bạn đã gãy xương.
  • Mất chức năng vận động tại vùng chấn thương. Không cử động được các chi có chấn thương, như không tự giơ tay lên hoặc nhấc chân lên được.
  • Nghe thấy tiếng lạo xạo khi chạm vào vùng chấn xương gãy. Tuy nhiên, không nên tác động quá mạnh vào vùng bị tổn thương vì có thể làm tổn thương thêm các bộ phận khác xung quanh xương gãy.

Khi đến bệnh viện, để chẩn đoán gãy xương chính xác thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp X-quang hoặc CT để thu được hình ảnh chi tiết về tình trạng xương. Trên hình ảnh chẩn đoán, bác sĩ sẽ nhìn thấy vị trí gãy, đường gãy (ngang, chéo hoặc gãy xoắn), các di lệch, hình ảnh các mô mềm xung quanh. Một số ít trường hợp, người bệnh có thể được yêu cầu chụp MRI khi nghi ngờ có tổn thương mô sụn, khớp.

Các biến chứng do gãy xương gây ra

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Uống nước vỏ chanh đun sôi có tốt không?

3 Dấu hiệu chắc chắn gãy xương mà bạn cần ghi nhớ

>>>>>Xem thêm: Các dạng mất ngôn ngữ có thể xảy ra sau cơn đột quỵ

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng gãy xương có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến vùng bị chấn thương hoặc đe dọa tính mạng, như:

  • Hội chứng chèn ép khoang
  • Tổn thương các mạch máu lớn chình
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên
  • Gãy xương hở và nhiễm trùng
  • Hội chứng rối loạn dinh dưỡng
  • Choáng chấn thương
  • Hội chứng tắc mạch do mỡ

Ở trẻ em, gãy xương có thể khiến xương chậm phát triển, đặc biệt là khi gãy phần xương dài gần khớp vì ở đó có nhiều mảng tăng trưởng.

Ngoài ra, một số biến chứng muộn có thể xảy ra sau khi bị gãy xương là:

  • Sự mất vững khớp
  • Cứng khớp, giảm phạm vi vận động khớp
  • Không liền hoặc chậm liền xương
  • Can xấu
  • Hoại tử xương
  • Thoái hóa khớp
  • Bất tương xứng chiều dài chi

Sơ cứu người bị gãy xương

Khi nhận thấy người bị gãy xương, hãy gọi đến Trung tâm Cấp cứu 115 để được hỗ trợ đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Sau đó, việc sơ cứu ban đầu tại chỗ cho người có dấu hiệu chắc chắn gãy xương cần dựa trên nguyên tắc cơ bản là cầm máu bên ngoài, để nạn nhân bất động, cố định vị trí bị thương và tránh sốc. Như vậy, người bệnh sẽ có khả năng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc do mất máu, liệt chi, hoại tử chi do cương gãy chèn ép tủy. Khi nhân viên y tế đến và vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế, các phương thức hỗ trợ khác sẽ được thực hiện như dùng thuốc giảm đau, truyền dịch, thở oxy…

Một số vị trí gãy xương nghiêm trọng thì việc sơ cứu cần có những lưu ý khác nhau, chẳng hạn như:

  • Gãy xương cột sống: Để nạn nhân nằm yên, gấp vải/ chăn dọc sát theo hai bên thân. Đỡ vai và khung chậu, đặt nệm mềm vào giữa 2 chân. Tiến hành buộc băng hình số 8 ở quanh cổ chân và bàn chân, buộc các dải băng to ở đầu gối và đùi. Khi đưa đến cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được đặt nằm cố định trên đệm cứng với tư thế duỗi thẳng trên một mặt phẳng nên cần nhiều người nâng đỡ.
  • Gãy đốt sống cổ: Không để nạn nhân có vận động, cần đỡ đầu và cổ đến khi nhân viên y tế xuất hiện. Trong khi chờ xe cấp cứu, hãy đưa nạn nhân ra khỏi các vật cản trở như xe, nón, nới rộng áo quần và lót đệm cổ. Khi quấn nệm cổ chú ý không gây cản trở đường thở của nạn nhân. Sau khi được vận chuyển đến cơ sở y tế phải giữ nạn nhân ở tư thế nằm, không được ngồi.
  • Gãy khung chậu: Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, kê thêm gối/ chăn/ màn mỏng ở dưới đầu gối. Buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu, băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân, băng 1 băng rộng bản ở đầu gối. Giữ nạn nhân nằm bất động, thực hiện giảm đau, chống sốc và vận chuyển nhẹ nhàng trên ván cứng đến cơ sở y tế.
  • Chấn thương cột sống – thắt lưng: Đặt nạn nhân lên ván cứng có chiều dài bằng cơ thể. Trong quá trình di chuyên, chú ý không để cột sống bị xoắn và gập góc. Dùng vải buộc 2 chân với nhau, buộc thân người và cố định đầu nạn nhân vào cáng. Khi di chuyển, giữ cho người nạn nhân không dịch chuyển, không để người bị nghiêng.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được đâu là dấu hiệu chắc chắn gãy xương để kịp thời đến cơ sở y tế tiếp nhận điều trị sớm, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *