Nếu bạn ao ước có một mái tóc bóng khỏe thì hấp dầu tóc là cách chăm sóc tóc mà bạn không thể bỏ qua. Trong quá trình hấp dầu tóc, mái tóc bạn sẽ tiếp xúc với không khí ẩm ướt giúp mở các lỗ chân lông và nang tóc trên da đầu và điều này rất tốt cho sức khỏe của tóc bạn.
Bạn đang đọc: 6 lợi ích vàng cho tóc khi hấp dầu tóc
Hãy cùng Kenshin.vn giải đáp về phương pháp hấp dầu tóc là gì? Liệu có đem lại cho bạn mái tóc chắc khỏe, mượt mà như mong muốn hay không?
Nội Dung
Hấp dầu tóc là gì?
Hấp dầu tóc là 1 kỹ thuật chăm sóc tóc bằng cách phủ lên trên tóc dầu dưỡng sử dụng nhiệt độ và độ ẩm của hơi nước. Phương pháp này giúp nâng lớp biểu bì trên sợi tóc và cho phép dầu xả và các liệu pháp thẩm thấu vào lớp biểu bì da đầu ở mức độ sâu hơn để dưỡng ẩm cho tóc. Đồng thời, hấp dầu tóc cũng giúp mở ra các lỗ chân lông trên da đầu nhằm loại bỏ các tạp chất và cặn sản phẩm đã tích tụ.
Có mấy loại hấp dầu tóc?
Hiện nay có 2 loại hấp dầu tóc phổ biến trên thị trường: hấp dầu nóng và hấp dầu lạnh. Trong đó hấp dầu nóng thường được áp dụng tại các salon làm tóc, còn hấp dầu lạnh thì bạn có thể áp dụng tại nhà.
Hấp dầu nóng
Hấp dầu nóng (hay còn gọi là hấp dưỡng) sử dụng nhiệt và hơi nước để giúp mở biểu bì và đưa dưỡng chất vào sâu bên trong tóc, giúp tóc có độ bóng mượt nhất định. Tuy nhiên, quá trình này có 1 nhược điểm là bạn chỉ có thể thực hiện tại salon vì có khá nhiều quy trình diễn ra, và hầu hết các loại máy hấp dầu nóng chỉ được lắp đặt tại salon.
Các bước hấp dầu nóng tại salon:
Bước 1: Gội sạch đầu
Bước 2: Thoa dầu dưỡng phù hợp với tình trạng mái tóc
Bước 3: Mái tóc bạn được hấp trong máy hấp tóc chuyên dụng sử dụng hơi nước
Bước 4: Xả sạch tóc.
Hấp dầu lạnh
Hấp dầu lạnh (hay còn gọi là ủ tóc, hấp nguội tóc) là phương pháp chăm sóc tóc không sử dụng đến nhiệt.
Các bước hấp dầu lạnh tại nhà:
Bước 1: Làm sạch tóc, vắt bớt nước để làm ẩm tóc
Bước 2: Thoa dầu hấp tóc (hoặc thêm vài giọt tinh dầu dưỡng), kết hợp massage tóc nhẹ nhàng và ủ tóc bằng khăn nóng trong 10 phút hoặc lâu hơn nếu tóc hư tổn nặng (ngoài ra, nếu bạn có mũ tắm thì nên đội thêm khăn để tạo hơi kín cho tóc, thúc đẩy dưỡng chất được hấp thụ nhanh hơn)
Bước 3: Xả sạch tóc.
Những ai nên và không nên hấp dầu tóc?
Mái tóc có độ xốp thấp (khó hấp thụ độ ẩm) hay tóc đã qua xử lý màu nhuộm và đang cần được phục hồi thì sẽ rất phù hợp với quy trình này. Hơn nữa, tình trạng tóc quá khô, xơ rối do stress, nội tiết tố sẽ được làm mềm và dưỡng ẩm tóc trong quá trình hấp dầu.
Bên cạnh đó, bất kỳ ai đang gặp vấn đề da đầu nghiêm trọng như: vảy nến, bệnh chàm, viêm nang lông, viêm da thì tuyệt đối không nên thử biện pháp này, trừ khi có sự giám sát của chuyên gia tạo mẫu tóc hoặc bác sĩ da liễu. Khi sử dụng hơi nước vào những thời điểm không thích hợp trong chu kỳ mọc tóc hay thay tế bào da chết, hơi nước có thể phá vỡ hệ vi sinh vật và góp phần gây nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
>>> Xem thêm: 5 cách làm tóc đen trở lại sau khi nhuộm
Hấp dầu tóc có tác dụng gì?
1. Kích thích tóc phát triển
Hấp tóc là 1 cách tuyệt vời để khuyến khích sự phát triển của tóc. Một mái tóc phát triển khỏe mạnh cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc đến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc. Bằng cách để lượng dầu tự nhiên hấp thu vào da đầu, mái tóc bạn sẽ được nuôi dưỡng từ sâu bên trong, thúc đẩy lưu lượng máu trong da đầu và mang lại cho bạn mái tóc dài và khỏe mạnh.
2. Cải thiện sức khỏe da đầu
Để sở hữu mái tóc chắc khỏe, bạn cần đảm bảo sức khỏe cho da đầu. Tương tự, trước khi điều trị bất kỳ vấn đề về tóc như: tóc mỏng, ngứa da đầu hay xuất hiện các mảng gàu, bạn cần phải biết cách chăm sóc cho da đầu của mình. Hấp dầu tóc sẽ giúp bạn ngăn ngừa khỏi mọi tình trạng bết tóc và loại bỏ các tế bào chết trên da đầu để giảm ngứa nhanh chóng.
Và chỉ khi da đầu được làm sạch hoàn toàn khỏi bụi bẩn, tạp chất thì hiệu quả thẩm thấu từ các dưỡng chất chăm sóc tóc mới được phát huy tối đa.
3. Bổ sung độ ẩm cho tóc
Nếu không may mái tóc của bạn trở nên khô xơ do tác động từ các hóa chất tạo kiểu, thì hấp dầu phục hồi tóc sẽ là điều cần thiết mà bạn nên làm để bảo vệ tóc. Hơi nước từ máy hấp tóc sẽ tạo điều kiện cho độ ẩm được thấm sâu vào sợi tóc, giúp cho lớp biểu bì bao phủ trục tóc để làm chậm quá trình bay hơi nước.
Bằng cách sửa chữa các protein keratin và liên kết hydro, tóc của bạn sẽ giữ được nhiều độ ẩm hơn và các chất dinh dưỡng để phục hồi. Những chất này giúp tăng sinh collagen và độ xốp tổng thể của tóc, giúp tóc bạn bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Vì thế, hấp dầu tóc thường mang lại công dụng dưỡng ẩm cho tóc và phục hồi mái tóc khô xơ. Mái tóc được dưỡng ẩm tốt sẽ giúp cho lượng dầu được phân phối đều trên tóc bạn, từ đó ngăn ngừa tóc gãy rụng do bị tổn hại bởi các gốc tự do và độc tố bên ngoài.
>>> Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu tóc cháy nắng và cách bảo vệ tóc khỏi hư tổn dưới nắng hè
4. Cải thiện độ đàn hồi của tóc
Tìm hiểu thêm: 6 bài tập trẻ hóa da mặt mà bạn dễ dàng thực hiện tại nhà
Muốn có mái tóc khỏe mạnh, thì độ đàn hồi của tóc phải cần được duy trì để từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề rụng tóc hoặc mỏng tóc. Độ đàn hồi của tóc được xác định bằng cách kéo nhẹ sợi tóc bạn và khi buông tay ra nếu tóc không thấy có dấu hiệu đứt gãy thì chứng tỏ tóc khỏe mạnh, có độ đàn hồi cao. Tuy nhiên, nếu tóc dễ rụng thì đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của mái tóc bạn vẫn còn khá yếu.
Độ đàn hồi kém của tóc cũng khiến bạn gặp khó khăn trong việc tạo kiểu tóc vì nếp tóc không giữ được lâu. Do đó, quy trình hấp tóc sẽ đem lại nhiều lợi ích cho việc tạo kiểu tóc vì nó giúp cải thiện độ đàn hồi của tóc thêm chắc khỏe.
5. Giảm gàu trên da đầu
Đa số những người có da đầu khô thường gặp các vấn đề gàu, khiến bạn trông kém thu hút và tự ti khi giao tiếp. Da đầu khô cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng gàu của bạn tái đi tái lại nhiều lần.
Và khi tình trạng da đầu khô xuất hiện, các sợi tóc bắt đầu trở nên giòn, dễ gãy rụng và khiến cho bạn ngứa da đầu hơn do các tế bào da khô dần bong ra. Vì vậy, trong quá trình hấp tóc, da đầu bạn sẽ được cung cấp độ ẩm đến tận chân tóc, từ đó giảm thiểu các vấn đề về gàu một cách dễ dàng.
6. Làm sạch da đầu và thải độc cho tóc
Các sản phẩm chăm sóc tóc mà hằng ngày chúng ta sử dụng (dầu gội, dầu xả, xịt bảo vệ tóc,..) đều ít nhiều để lại trên mái tóc 1 ít cặn. Không chỉ vậy, mái tóc của chúng ta hằng ngày phải tiếp xúc với vô vàn các tác động khác nhau từ môi trường từ không khí ô nhiễm, gió, bụi bẩn,.. Do đó, những chất này sẽ ngày càng tích tụ trên da đầu và ngăn cản sự phát triển của tóc. Vì thế, khi bạn chọn cách cho tóc hấp dầu, mái tóc bạn sẽ được làm sạch hết chất nhờn, giữ cho da đầu luôn trạng thái sạch sẽ. Từ đó, giúp tăng trưởng và kích thích tóc phát triển khỏe mạnh.
>>> Đọc thêm: Dưỡng tóc bằng cà phê: Mẹo hay ít người biết
Ngoài ra, hấp dầu tóc còn đem lại cho bạn cảm giác thư thái và giảm căng thẳng. Một khi bạn kiểm soát căng thẳng hiệu quả, thì tình trạng tóc gãy rụng sẽ được giảm thiểu một cách rõ rệt.
>>> Bạn có thể quan tâm: Cách gội đầu đúng cách đẹp chuẩn salon, giảm gãy rụng
Hấp dầu tóc có thẳng không?
Câu trả lời là không. Nguyên nhân chủ yếu là do hấp dầu tóc là phương pháp thúc đẩy các dưỡng chất thấm sâu vào tóc tốt hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc các dưỡng chất này có đủ khả năng giúp tóc bạn thẳng ra, mà thay vào đó nuôi dưỡng cho mái tóc bạn thêm chắc khỏe, khắc phục các vấn đề về tóc.
Hấp dầu trong thời gian bao lâu và bao lâu một lần là hợp lí?
Để đạt hiệu quả cao nhất của hấp dầu tóc, bạn nên lưu ý tới tần suất thực hiện.
Hấp dầu tóc 1 lần/tuần được xem là thời gian lý tưởng cho những mái tóc bị hư hại nặng. Còn đối với mái tóc thường thì nên áp dụng khoảng 1 lần/tháng.
Về lâu dài, hiệu quả dưỡng tóc sẽ được cải thiện một cách đáng kể nếu bạn duy trì đều đặn. Mặt khác nếu bạn lạm dụng phương pháp này hơn 1 lần/tuần thì sẽ khiến cho mái tóc bị thiếu đi độ ẩm. Đồng thời, tóc bạn cũng có xu hướng khó tạo kiểu hơn do thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, thậm chí có thể dẫn đến gãy rụng tóc.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 7 loại viên uống đẹp da trị mụn được nhiều chị em tin dùng năm 2022
6 lưu ý khi hấp dầu tóc mà bạn cần phải nhớ
Có 1 số điều bạn nên làm và cần tránh khi áp dụng phương pháp hấp dầu tóc. Để phát huy tối đa lợi ích của quy trình chăm sóc tóc này nhằm đạt kết quả mong muốn, bạn cần ghi nhớ các những điều như sau:
- Đội mũ trùm tóc. Trong quá trình hấp tóc, đội mũ trùm tóc giúp ngăn hơi nước ngưng tụ xuống mặt và vai của bạn, từ đó bảo vệ phần tai khỏi hơi nóng tỏa ra.
- Thời gian hấp dầu tóc. Thời gian tối đa cho quy trình hấp tóc không nên quá 30 phút. Cụ thể, thời gian lý tưởng cho 1 lần hấp dầu tóc thường dao động trong khoảng từ 20-30 phút, cho phép các lớp biểu bì tóc mở ra và giúp tóc bạn hấp thụ các dưỡng chất và độ ẩm cần thiết.
- Để tóc nguội. Tốt hơn là bạn nên đợi cho tóc nguội sau khi hấp dầu tóc. Trong khoảng thời gian tóc còn ấm, không nên dùng dầu gội đầu vì có thể làm mất đi lợi ích của việc hấp dầu tóc. Điều này xảy ra do các lớp biểu bì của tóc thường đóng lại, niêm phong tất cả các dầu dưỡng bên trong sợi tóc. Việc gội đầu trước khi tóc nguội có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng đã hấp thụ. Thay vào đó, bạn hãy gội đầu trước khi hấp dầu tóc vì quá trình này chỉ hoạt động tốt nhất trên mái tóc sạch.
- Búi tóc cao. Một trong những điều bạn cần làm trước khi hấp dầu tóc là búi tóc hoặc kẹp tóc lên cao. Ngọn tóc là phần cần khá nhiều dưỡng chất, vì đây là phần “già” nhất của thân tóc. Vì thế, buộc tóc cao lên sẽ đảm bảo rằng các ngọn tóc cũng được tiếp xúc với hơi nước và các dưỡng chất thiết yếu.
- Chú ý đến phần gáy. Một số loại máy hấp dầu tóc có mũ trùm nhỏ nên khó có thể che phủ được từng sợi tóc của bạn. Do đó, bạn nên cố gắng giữ tư thế hoặc phần đầu được tiếp xúc toàn bộ với hơi nước.
- Không nên hấp dầu tóc trước khi duỗi hoặc nhuộm. Quy trình hấp dầu tóc sẽ thu hẹp các biểu bì tóc, khiến tóc khó hấp thụ thuốc nhuộm hoặc duỗi tóc. Hãy đợi từ 7-10 ngày sau khi duỗi hoặc nhuộm tóc thì bạn nên thực hiện phương pháp này. Khi đó, các dưỡng chất từ sản phẩm hấp dầu mới có thể thấm hết vào tóc.
>>> Bạn có thể quan tâm: Cách làm tóc nhanh khô không cần máy sấy tiện lợi, siêu dễ
Sau khi hấp dầu tóc, mái tóc khô xơ từ ban đầu sẽ được nuôi dưỡng thành mái tóc bóng mượt, mềm mại. Đồng thời, bạn sẽ cảm nhận da đầu sạch sẽ và dịu mát mà không hề gây ngứa hay kích ứng.