Bạn đang đọc: Nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)
Nội Dung
- 1 Định nghĩa
- 1.1 Nhiễm sán dây (nhiễm sán dải) là bệnh gì?
- 1.2 Những ai thường bị nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)?
- 1.3 Những người thường bị nhiễm sán dây là do sinh sống các nước đang phát triển như ở châu Á, Mỹ Latin, hoặc châu Phi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
- 2 Triệu chứng và dấu hiệu
- 3 Nguyên nhân
- 4 Nguy cơ mắc bệnh
- 5 Điều trị
- 6 Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Định nghĩa
Nhiễm sán dây (nhiễm sán dải) là bệnh gì?
Nhiễm sán dây, hay nhiễm sán dải, xảy ra khi sán dây đi vào trong cơ thể và sống trong ruột. Sán dây thuộc nhóm ký sinh trùng thân dẹt sống trong nhiều loại động vật khác nhau như lợn, gia súc, cừu và cá. Các loại sán dây được đặt tên theo vật chủ mà chúng sống ký sinh: Taenia saginate được tìm thấy ở thịt bò, Diphyllobothrium ở cá và Taenia solium ở lợn.
Sán dây lây nhiễm cho người và sống trong ruột. Con người có thể ăn phải trứng hoặc sán con (ấu trùng) có trong thức ăn và thức uống nhiễm khuẩn. Trứng và ấu trùng chui ra khỏi cơ thể thông qua sự co bóp ở ruột (sự tống phân). Tuy nhiên, nếu chúng không được đào thải ra khỏi cơ thể, trứng cũng có thể nở thành ấu trùng và chui ra khỏi ruột, hình thành u nang ở những cơ quan khác (phổi và gan) và gây ra bệnh tật nghiêm trọng.
Những ai thường bị nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)?
Những người thường bị nhiễm sán dây là do sinh sống các nước đang phát triển như ở châu Á, Mỹ Latin, hoặc châu Phi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)?
Nhiều trường hợp người bị nhiễm không xuất hiện triệu chứng. Sán có thể ở trong phân. Người bị sán dây có những triệu chứng của nhiễm trùng ruột, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng trên, sụt cân bất thường, không ăn uống được, suy nhược và thiếu máu.
Khi sán di chuyển qua cơ quan khác, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng, dẫn đến sốt. Ngoài ra, nếu ấu trùng sán dây xâm nhập vào não, co giật sẽ xuất hiện do hệ thần kinh bị tổn thương.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm sán dây (nhiễm sán dải) là gì?
Nguyên nhân chủ yếu của nhiễm sán dây là do thức ăn hoặc nước uống không vệ sinh. Trong thức ăn có chứa trứng hoặc ấu trùng sán, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường ruột. Nếu may mắn, trứng và sán có thể đi hết hệ tiêu hóa và tự thải ra ngoài qua phân. Nếu không, chúng sẽ ở lại và gây ra các triệu chứng ở cơ thể người bệnh.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm sán dây là khi con người không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là trong ăn uống và vệ sinh thân thể. Môi trường sống ô nhiễm, dơ bẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, người bệnh cũng có thể bị nhiễm sán dây từ thức ăn được chế biến bởi người bị nhiễm khuẩn sán.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)?
Thuốc có thể tiêu diệt sán dây. Tất cả thường chỉ cần một liều. Việc điều trị sẽ khó khăn hơn nếu không chỉ ruột mà còn thêm các cơ quan khác bị nhiễm khuẩn.
Sau khi điều trị, nên kiểm tra mẫu phân trong vòng 3 đến 6 tuần để bảo đảm rằng chứng nhiễm khuẩn sán dây đã hết. Sinh hoạt và chế độ ăn uống vẫn duy trì ở mức bình thường.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chuẩn đoán bệnh nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)?
Bác sĩ có thể tìm thấy bệnh nhiễm sán dây thông qua mẫu phân. Mẫu phân được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm ra trứng giun và các bộ phận của nó.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)?
Bệnh nhiễm sán dây trở nên nặng hơn khi bệnh nhân không có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh ăn uống và thân thể; môi trường sống ô nhiễm, dơ bẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Hơn nữa, bệnh nhân khi mắc bệnh không chữa trị đúng cách, đúng thời hạn và không khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại các trung tâm y tế, cũng như uống thuốc tẩy giun định kỳ. Ngoài ta, bạn:
- Nên tẩy giun sán cho cả gia đình;
- Nên uống thuốc đã được chỉ định và kiểm tra lại sau 3 tới 6 tuần;
- Nên gọi cho bác sĩ khi có những triệu chứng xuất hiện lại và không nên bỏ qua lần kiểm tra sau khi điều trị;
- Chỉ nên ăn thịt đã qua kiểm định;
- Nên nấu chín thịt bò, heo và cá (ít nhất 70 o C). Không nên ăn thịt hoặc cá tươi sống, nấu tái, đặc biệt khi du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch, không ăn trái cây và rau củ cho đến khi rau củ quả được rửa sạch hoặc nấu chín với nước sạch;
- Nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh sẽ ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Tuyến vú phụ là gì? Làm sao để nhận biết có vú phụ trên cơ thể?