Nói dối là hành vi không xa lạ trong cuộc sống hàng ngày, từ những lời nói dối vô hại đến những sự gian dối nghiêm trọng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hành động nói dối có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến não bộ. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nói dối không chỉ tác động đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của não. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những tác động của việc nói dối lên não bộ, từ cách nó thay đổi hoạt động não đến những hậu quả dài hạn mà nó có thể gây ra.
Bạn đang đọc: Nói dối gây ảnh hưởng đến não bộ
Nói dối tra tấn bộ não, gây căng thẳng và gây hại đối với cơ thể chúng ta
Nói dối đòi hỏi sự nỗ lực suy nghĩ rất lớn. Khi nói sự thật, chúng ta chỉ đơn giản nói về những gì chúng ta nhớ, tường thuật lại nguyên văn những gì đã xảy ra. Nhưng khi nói dối, bạn phải cân nhắc xem mình nên che giấu đi điều gì, từ đó thêu dệt nên một câu chuyện đi ngược lại với nguyên bản mà vẫn có thể chiếm được lòng tin của người khác. Bạn phải nghĩ cách biện minh cho lời nói dối của mình. Quan trọng hơn, bạn phải cố gắng ghi nhớ câu chuyện thay thế do mình bịa ra thật lâu để không bao giờ bị “bắt quả tang”.
Tuy nhiên, hành động nói dối có thể đem lại tác hại. Bao giờ cũng vậy, khi chúng ta lặp đi lặp lại cùng một hành động thì dần già nó sẽ trở thành thói quen khó kiểm soát (tức là bạn sẽ thực hiện hành động đó theo bản năng mà không cần suy nghĩ gì).
Theo một chuyên gia nghiên cứu về thói quen nói dối cho biết, trong một cuộc gặp gỡ với người lạ, chúng ta có xu hướng nói dối 3 lần 1 phút, tổng cộng 10−200 lần một ngày. Khi theo dõi sát sao thực trạng nói dối không diễn ra liên tục này, họ đã rút ra kết luận rằng, lý do chúng ta có thể nói dối với tần suất đáng kinh ngạc như vậy là vì khi nói dối, chúng ta không hề ý thức được hậu quả về sau.
Hầu hết mọi người không hề biết rằng nói dối cũng giống như những vấn đề nhức nhối khác, nó gây cảm giác căng thẳng và lo âu. Bạn có thể kiểm chứng điều này thông qua máy phát hiện nói dối. Những cỗ máy này thực chất không thể phát hiện lời bạn nói là nói thật hay nói dối, nhưng nó đưa ra kết quả nhờ cơ chế phân tích những dấu hiệu căng thẳng ở người nói dối.
Mặc dù chúng ta không thể kết luận một người có đang nói dối hay không chỉ dựa trên trạng thái căng thẳng của người đó, nhưng đây là một dấu hiệu tốt để nhận biết.
Như vậy, rõ ràng nó dối sẽ gây cảm giác căng thẳng. Mà chúng ta đều biết, tình trạng căng thẳng gây hại đến cả não bộ và cơ thể bạn về nhiều mặt, dẫn đến vô số các vấn đề về sức khỏe trong đời sống hàng ngày như:
- Làm giảm số lượng tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh;
- Gây đau thắt lưng;
- Đau đầu;
- Rối loạn kinh nguyệt;
- Vô sinh.
Có thể bạn cũng đã từng ít nhất một lần nếm trải những hậu quả do nói dối gây ra. Hãy thử hình dung, bạn đang có ý định sẽ nói dối sếp hay bạn gái của bạn vào ngày mai, dám chắc rằng cảm giác căng thẳng sẽ xâm chiếm khắp người bạn từ vai đến bụng và khắp các bộ phận của cơ thể. Do vậy, trong trường hợp bất khả kháng, bạn không nên nói dối. Hãy luôn thật lòng để tinh thần được thanh thản.
Tìm hiểu thêm: 4 sự thật về insulin trong điều trị đái tháo đường không phải ai cũng biết
>>>>>Xem thêm: Nâng mũi bằng chỉ: Mũi đẹp không cần phẫu thuật
Nói dối không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ và lòng tin giữa con người mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến não bộ. Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nói dối có thể thay đổi cấu trúc và chức năng của não, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và quyết định của chúng ta. Hiểu rõ những tác động này sẽ giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự chân thành và trung thực trong cuộc sống. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về hậu quả của việc nói dối và biết cách duy trì sự trung thực để bảo vệ sức khỏe não bộ cũng như các mối quan hệ xung quanh mình.