Sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày có thể khiến bạn trầm cảm?

Sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày có thể khiến bạn trầm cảm?

Ngày nay, công nghệ không còn xa lạ với mọi người, từ người đi làm, học sinh, thậm chí là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác đang dần “biến” con người trở nên thụ động và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc lạm dụng điện thoại liệu có liên quan đến chứng lo lắng và trầm cảm?

Bạn đang đọc: Sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày có thể khiến bạn trầm cảm?

Bạn hãy cùng tìm hiểu mối liên hệ của thiết bị hiện đại này với sức khỏe tinh thần qua các nghiên cứu khoa học sau nhé.

Vì sao nhiều người sử dụng điện thoại 24/24?

Một nghiên cứu trên 300 sinh viên cho thấy việc sử dụng công nghệ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị lo lắng và trầm cảm, đặc biệt là với những người sử dụng điện thoại để lảng tránh và quên đi những điều không vui xung quanh.

Điện thoại là nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh?

Những người chỉ sử dụng điện thoại để giải trí cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, chính bản thân chiếc điện thoại không phải là nguyên nhân gây các bệnh thần kinh.

Các nhà khoa học cho rằng chính các ứng dụng và chức năng giải trí sẽ cho bạn nhiều cơ hội để trốn tránh các vấn đề và sự căng thẳng trong thế giới thực. Về lâu dài, nếu bạn cứ bật điện thoại lên mỗi khi gặp các tình huống hay cảm giác khó chịu sẽ khiến bạn dễ đầu hàng trước áp lực.

Bên cạnh đó, tư thế cúi gầm mặt chăm chú vào chiếc điện thoại cũng được nhà vật lý trị liệu Steve August cho rằng rất giống với những bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân trầm cảm có xu hướng đứng cúi đầu về phía trước và cánh tay rũ xuống.

Bạn sẽ bị trầm cảm nếu sử dụng điện thoại hơn 68 phút một ngày

Theo nghiên cứu ở trường Đại học Y khoa Feinberg cho biết, những người sử dụng điện thoại nhiều hơn 68 phút mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Những người lạm dụng điện thoại thường ít giao tiếp với thế giới bên ngoài, ít trò chuyện cũng như trao đổi trực tiếp với bạn bè và gia đình. Dần dần, những người này sẽ hình thành vỏ bọc, tách xa thế giới thực tại và trở nên ít nói, không chịu chia sẻ với ai điều gì. Giáo sư Mohr cho rằng: “Khi mắc bệnh trầm cảm, người bệnh chỉ rút vào một nơi riêng biệt, không có động lực hay năng lượng để đi ra ngoài, làm việc”.

Vì thế, nhiều người vẫn xem thường sức ảnh hưởng của điện thoại nên vẫn ung dung sử dụng nhiều hơn 68 phút mỗi ngày. Người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nếu lạm dụng điện thoại trong suốt thời gian dài.

Hạn chế việc sử dụng điện thoại bằng cách nào?

Điện thoại là phương tiện kết nối nhiều người với nhau và thật tiện lợi để bạn có thể mang theo ở bất kỳ nơi đâu, nhưng đừng vì sự tiện lợi đó mà lạm dụng chúng. Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên:

  • Để chế độ wifi hoặc 3G khi cần thiết để tra cứu thông tin hoặc dò xem đường;
  • Tắt chuông thông báo các ứng dụng như Facebook, Zalo, Viber…;
  • Cho con trẻ sử dụng điện thoại sau khi học bài xong và tắt nguồn khi đi ngủ;
  • Cất điện thoại ở một nơi khác khi tập trung làm việc hoặc tập trung học bài;
  • Dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trường, ăn uống cùng gia đình và bạn bè;
  • Lên kế hoạch sử dụng điện thoại theo từng mốc thời gian cụ thể.

Dù có điện thoại hay không thì ta vẫn luôn có nhiều điều phải lo toan trong cuộc sống này. Sau các nghiên cứu trên, bạn hãy tự tìm ra cho mình cách sử dụng chiếc điện thoại thật hợp lý nhé.

>>>>>Xem thêm: Thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn, không được coi là sinh non?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *