Làm sao để “đánh bay” tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

Làm sao để “đánh bay” tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

Làm sao để “đánh bay” tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

Đau thần kinh tọa khi mang thai có thể khiến mẹ có cảm giác đau âm ỉ hoặc đôi khi đau nhói ở giữa lưng hoặc mông. May mắn thay, tình trạng đau này xuất hiện tạm thời và chỉ một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ phải chịu đựng cơn đau này.

Bạn đang đọc: Làm sao để “đánh bay” tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc phổ biến của rất nhiều mẹ bầu. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng, đừng quá lo lắng bởi ngoài việc gây ra những cơn đau nhức ở các đốt sống lưng dưới của vùng thắt lưng thì nó không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Để hiểu hơn về tình trạng này, hãy dành vài phút xem qua những thông tin dưới đây của Kenshin.vn.

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì?

Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cảm thấy đau, ngứa hoặc bị tê từ vùng thắt lưng, sau đó lan đến mông và đi xuống mặt sau chân. Trên thực tế, đau thần kinh tọa không phải là một bệnh, nó là một triệu chứng của một tình trạng bệnh nào đó. Các bệnh lý có thể gây đau thần kinh tọa bao gồm thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, trượt đốt sống hoặc hẹp ống sống.

Phụ nữ mang thai thường bị đau thần kinh tọa trong một thời gian ngắn. Bà bầu bị đau thần kinh tọa đa phần trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) khi cả bạn và em bé ngày càng tăng lên về cân nặng và kích thước. Những triệu chứng trên có thể còn kéo dài dai dẳng một vài tháng hoặc lâu hơn sau khi bạn sinh dù thời gian này, sự đè ép dây thần kinh do thai không còn nữa.

Làm sao để “đánh bay” tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai thường chỉ xuất hiện ở số ít thai phụ. Một số nguyên nhân gây ra vấn đề này bao gồm:

  • Tăng cân khi mang thai và trạng thái bị giữ nước trong cơ thể sẽ gây đè nén lên các dây thần kinh tọa đi qua xương chậu
  • Sự phát triển và to lên của ngực, bụng khiến cho trọng tâm thay đổi, tập trung về phía trước, làm tăng độ cong của cột sống. Điều này khiến cho các cơ bắp ở vùng chân và hông phải thắt chặt lại để chống lại trọng lượng cơ thể dồn về phía trước, từ đó đè ép các dây thần kinh
  • Tử cung mở rộng của bạn có thể đè lên các dây thần kinh tọa ở phần dưới của cột sống
  • Đầu em bé có thể nằm trực tiếp lên các dây thần kinh khi em bé xoay mình ở tư thế thích hợp trong ba tháng cuối để chuẩn bị sinh. Quá trình này có thể gây ra đau nhiều ở mông, lưng và chân.

Mách bạn cách giảm đau thần kinh tọa ở bà bầu hiệu quả nhất

Tìm hiểu thêm: Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

Làm sao để “đánh bay” tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

>>>>>Xem thêm: Cần nạp bao nhiêu protein để giảm cân tự nhiên?

  • Bạn nên chú ý kiểm soát cân nặng. Tránh tăng cân quá nhanh có thể gây áp lực đột ngột trên cột sống và gây nên triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai
  • Đắp gạc ấm vào nơi bạn cảm thấy đau
  • Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và chọn tư thế nằm mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất
  • Khi ngủ, bạn nằm nghiêng về bên cơ thể không bị đau. Bạn cũng có thể sử dụng một tấm nệm cứng để hỗ trợ lưng tốt hơn, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giúp giữ cho xương chậu thẳng hơn và giảm bớt áp lực lên các dây thần kinh hông
  • Bơi lội cũng có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu do đau dây thần kinh hông
  • Nắn khớp xương hoặc massage trước khi sinh (do chuyên gia được đào tạo và được cấp phép thực hiện), có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Một chương trình vật lý trị liệu phù hợp cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn;
  • Nếu cơn đau trở nên quá nặng, bạn hãy đi khám. Bác sĩ sẽ kê những toa thuốc giúp bạn giảm đau và vẫn giữ an toàn cho em bé.
  • Nói chung, những thay đổi khi mang thai có thể dẫn đến đau thần kinh tọa và bạn không phải là người duy nhất mắc phải vấn đề này. Một số ít phụ nữ mang thai khác cũng gặp tình trạng tương tự. Tuy nhiên, bạn nên tư vấn điều trị với bác sĩ xương khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống nếu cơn đau tiếp diễn liên tục, hoặc tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *