Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Hôi chân hay thối chân là vấn đề có thể xảy ra với tất cả mọi người. Nó gây ra nhiều phiền toái, đặc biệt là khi bạn ở trong những môi trường khép kín như văn phòng, phòng học, phòng tập thể hình… Do đó, nhiều người muốn tìm các cách trị hôi chân hiệu quả để giảm bớt mùi khó chịu.

Bạn đang đọc: Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Có nhiều cách chữa hôi chân nhưng mỗi cách lại phù hợp với một đối tượng cụ thể. Để việc kiểm soát mùi hôi chân hiệu quả nhất, đầu tiên bạn cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân nào gây ra chứng hôi chân?

Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bàn chân là nơi có nhiều tuyến tiết mồ hôi hơn bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể. Các tuyến này tiết mồ hôi suốt cả ngày giúp làm mát cơ thể và giữ cho da bạn ẩm ướt.

Mỗi người sẽ có một cơ chế tiết mồ hôi chân khác nhau. Các bạn gái ở tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai thường đổ mồ hôi chân nhiều hơn bình thường vì khi đó, cơ thể của họ sản xuất nhiều hormone hơn. Ngoài ra, những người có tính chất công việc phải đi đứng nhiều, thường xuyên bị căng thẳng, áp lực cũng có xu hướng tiết nhiều mồ hôi chân hơn những người khác.

Có nhiều lợi khuẩn sống trên bàn chân bạn. Các vi khuẩn này giúp làm bay hơi mồ hôi chân. Nếu vi khuẩn kết hợp với mồ hôi chân sẽ rất dễ gây ra mùi hôi chân. Tình trạng này sẽ nặng thêm khi một người đổ mồ hôi chân không thường xuyên chà rửa chân và giữ giày, dép khô ráo.

Ngoài ra, mùi hôi chân có thể là triệu chứng của bệnh nấm móng chân và tình trạng tăng tiết mồ hôi:

1. Mùi hôi chân do tăng tiết mồ hôi

Nguyên nhân này thường phổ biến ở những người đang thay đổi hormone như người ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai…

Nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi và không thể kiểm soát được việc đổ mồ hôi, có nhiều liệu pháp y khoa mà bạn có thể thử như:

  • Điện chuyển ion (Iontophoresis): Cách trị mồ hôi chân này sẽ khóa các tuyến tiết mồ hôi để kiểm soát quá trình tiết mồ hôi ở chân.
  • Tiêm botox vào chân: Botox có thể chặn tín hiệu từ não đến các tuyến tiết mồ hôi, làm giảm lượng mồ hôi tiết ra.
  • 2. Mùi hôi chân do nhiễm nấm ở bàn chân

    Tìm hiểu thêm: Cách làm nước detox dưa leo và nước ép dưa leo giảm cân

    Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

    Đối với trường hợp chân bị nhiễm nấm, các loại nấm khác nhau sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau:

    • Chân xuất hiện mảng đỏ hoặc rỉ máu
    • Vùng da nhiễm nấm có thể mềm hoặc có các mảng da bong tróc
    • Da tróc vẩy hoặc nứt nẻ
    • Da tróc ra thành từng mảng, lộ vùng da non ở dưới
    • Ngứa ngáy, cảm giác châm chích hoặc bỏng rát ở vùng da bị nhiễm nấm

    Để chẩn đoán và tìm cách chữa thối chân do nấm, bác sĩ sẽ lấy mẫu da bệnh của bệnh nhân và xem xét chúng dưới kính hiển vi.

    Cách trị và phòng ngừa mùi hôi chân hiệu quả

    Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

    >>>>>Xem thêm: Lợi ích đến từ việc cho trẻ xem các chương trình tivi bố mẹ cần biết

    Trong đa số trường hợp, mùi hôi chân có thể kiểm soát và loại bỏ được bằng các cách làm giảm mồ hôi chân và vi khuẩn. Để làm được điều này, bạn cần thường xuyên vệ sinh bàn chân thật tốt và làm theo các mẹo sau để kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn.

    • Rửa chân mỗi ngày bằng xà bông trung tính hoặc xà bông diệt khuẩn và cọ chân bằng bàn chải. Lau khô chân, đặc biệt lưu ý các kẽ chân.
    • Giữ móng chân sạch và cắt móng chân thường xuyên.
    • Quan sát lòng bàn chân để tìm các vết chai, mảng da chết và loại bỏ chúng bằng kìm cắt móng để triệt tiêu nơi sinh sống của vi khuẩn.
    • Chọn đúng loại và kích cỡ giày/dép/vớ chân và sử dụng chúng theo những quy tắc sau:
      • Thay vớ tối thiểu 1 lần/ngày. Thay thế hoặc lau khô giày mỗi 24 giờ nếu bạn đổ mồ hôi nhiều. Gỡ tấm lót ra để giúp giày khô nhanh hơn
      • Mang loại vớ giúp thấm hút mồ hôi như vớ mềm làm từ các sợi thiên nhiên hoặc vớ thể thao được thiết kế đặc biệt để hút mồ hôi
      • Chọn giày da, không chọn giày làm từ sợi tổng hợp
      • Lựa chọn mang các loại giày dép hở ngón và đi chân trần ở nhà.

    Ngoài yếu tố vệ sinh, mùi hôi chân còn xuất phát từ nguyên nhân đặc biệt như chân bị nhiễm nấm hoặc tăng tiết mồ hôi. Điều này đòi hỏi các cách chữa hôi chân riêng biệt và mất nhiều thời gian hơn.

    Bạn có thể chữa nấm bàn chân bằng các loại kem chống nấm theo hướng dẫn của bác sĩ. Các trường hợp nhiễm nấm nặng sẽ cần thêm thuốc uống theo toa và cần thời gian điều trị dài hơn. Trong thời gian này, bạn vẫn cần phải thường xuyên chăm sóc và giữ gìn vệ sinh bàn chân để hạn chế mùi hôi chân.

    Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu tại sao mình hay bị hôi chân, cũng như các cách trị hôi chân hiệu quả để giảm mùi khó chịu. Nếu chứng hôi chân không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp kiểm soát tại nhà, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *