Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

Bạn đang đọc: Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

Kháng insulin có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và chỉ có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.

Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất. Nó giúp các tế bào hấp thụ glucose (đường) trong máu để chuyển hóa thành năng lượng. Cơ thể bạn sẽ tiêu hóa thức ăn có chứa carbohydrate và chuyển hóa thành glucose vào trong máu. Insulin, được sản xuất trong khi bạn ăn, giúp cơ thể duy trì mức glucose trong máu thích hợp bằng cách cho phép glucose hấp thụ từ máu vào trong các tế bào. Quá trình này làm giảm lượng đường trong máu, và các tế bào sử dụng glucose để tạo thành năng lượng.

Một số người gặp các vấn đề trong việc sử dụng insulin đúng cách. Tình trạng này được gọi là kháng insulin. Với tình trạng kháng insulin, tuyến tụy sản xuất insulin, nhưng các tế bào không tận dụng hết chức năng của insulin. Khi insulin không hoạt động đúng cách, các tế bào cũng không hấp thụ glucose một cách thích hợp, dẫn đến tích tụ đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường nhưng vẫn chưa đến ngưỡng của bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn được cho là mắc tiền tiểu đường.

Điều trên đây không hoàn toàn là lý do vì sao một số người kháng insulin mà những người khác thì không. Tuy nhiên, bị thừa cân hoặc béo phì dễ dẫn đến nguy cơ mắc tình trạng. Một lối sống ít vận động hay tình trạng thừa cân có thể dẫn đến bệnh tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

Không may là kháng insulin thường không có triệu chứng rõ ràng. Bạn có thể bị kháng insulin trong nhiều năm mà không hề hay biết, đặc biệt là nếu bạn không thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Một số người bị kháng insulin có thể phát triển thành bệnh gai đen. Bệnh có triệu chứng là những mảng tối màu ở cổ, háng và nách. Bệnh gai đen là một dấu hiệu của kháng insulin, có nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh gai đen không có phương pháp điều trị, nhưng nếu xử lý được nguyên nhân gây bệnh, màu da có thể trở lại bình thường.

Kháng insulin có thể gây tổn hại tiềm ẩn đến mạch máu, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể nếu bị kháng insulin. Cũng giống như kháng insulin, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể không cảm thấy được bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thông thường bao gồm cảm giác khát nước và đi tiểu thường xuyên. Bạn có thể ăn uống bình thường hoặc thậm chí ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể, và vẫn cảm thấy đói nếu bị bệnh. Tiểu đường tuýp 2 cũng có thể gây ra các vấn đề thần kinh dẫn đến cảm giác ngứa ran ở bàn tay và bàn chân. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường nếu không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Chứng cứ trong xét nghiệm máu

Tìm hiểu thêm: Trà hương thảo: Bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp

Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

Nếu không có triệu chứng rõ ràng, tình trạng kháng insulin (tiểu đường và tiền tiểu đường) thường được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.

Một phương pháp để chẩn đoán tiểu đường hoặc tiền tiểu đường là xét nghiệm A1C. Xét nghiệm này cung cấp số liệu để bạn xác định được mức trung bình lượng đường trong máu của bạn trong vòng 2–3 tháng trước. Bạn không cần phải nhịn ăn trước khi tiến hành xét nghiệm này. Kết quả A1C dưới 5,6% được xem là bình thường. Kết quả A1C trong khoảng 5,7 và 6,4% chỉ ra tiền tiểu đường. Kết quả A1C bằng hoặc trên 6,5% chỉ ra bệnh tiểu đường. Bác sĩ có thể tiến hành làm lại xét nghiệm này vào một ngày khác để xác định chẩn đoán.

Ngoài xét nghiệm A1C, các xét nghiệm máu khác cũng có thể kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Xét nghiệm đường huyết lúc đói – tiến hành sau khi nhịn ăn hoặc uống ít nhất tám giờ – sẽ cung cấp chỉ số lượng đường trong máu lúc đói của bạn. Nếu kết quả đưa ra chỉ số cao có thể cần đến xét nghiệm lần hai để xác nhận chỉ số này một vài ngày sau đó.

Nếu hai xét nghiệm cho thấy nồng độ glucose trong máu đều cao, bạn được chẩn đoán bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Lượng đường trong máu lúc đói dưới 100 mg/dl được coi là bình thường. Mức độ giữa 100 và 125 mg/dl cho chẩn đoán tiền tiểu đường. Mức độ bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dl cho chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bạn có thể kiểm tra nồng độ glucose trong máu bất kỳ thời gian trong ngày. Đối với các xét nghiệm “ngẫu nhiên” này, lượng đường trong máu dưới 140 mg/dl được coi là bình thường, mức độ giữa 140 và 199 mg/dl cho chẩn đoán tiền tiểu đường, và mức ngang bằng hoặc hơn 200 mg/dl cho chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các xét nghiệm bệnh tiểu đường nên bắt đầu ở độ tuổi 45, cùng với các xét nghiệm cholesterol và các dấu hiệu khác về sức khỏe thông thường. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sớm hơn, nếu bạn đang bị thừa cân và:

Sống một lối sống ít vận động.

Có nồng độ (HDL) tốt thấp hoặc nồng độ triglyceride cao.

  • Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường.
  • Là người Mỹ gốc Ấn, người Mỹ gốc Phi, Mỹ La tinh, Mỹ gốc Á hoặc Thái Bình Dương.
  • Có huyết áp cao (140/90 mmHg hoặc cao hơn).
  • Có các triệu chứng kháng insulin.
  • Đã được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường thai kỳ (một tình trạng tạm thời phát triển trong khi mang thai).
  • Sinh con nặng hơn 4 kg.
  • Ngay cả khi kết quả xét nghiệm của bạn trở lại ở mức bình thường, bạn vẫn nên kiểm tra đường huyết ít nhất ba năm một lần.

    Ngăn chặn tình trạng kháng insulin

    Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

    >>>>>Xem thêm: Vì sao nam giới cần đến 250 triệu tinh trùng để xuất tinh?

    Nếu bạn tập thể dục hàng ngày và có một chế độ ăn uống cân bằng để duy trì trọng lượng trong một phạm vi lành mạnh, bạn có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường. Giảm cân và duy trì cân nặng là cách tốt nhất để duy trì lượng insulin ở mức bình thường, chức năng tế bào và duy trì nồng độ đường trong máu của bạn trong phạm vi mong muốn. Duy trì các vận động thể chất cũng rất quan trọng.

    Điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng chẩn đoán kháng insulin hay tiểu đường là một cảnh báo. Những tình trạng ban đầu của bệnh có thể được cải thiện nếu bạn lựa chọn lối sống lành mạnh, và bạn có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này là rất quan trọng, bởi vì các biến chứng từ bệnh tiểu đường không chỉ bao gồm bệnh về tim mạch, mà còn các vấn đề về thận, mắt và hệ thống thần kinh.

    Bạn có thể bị kháng insulin, nhưng bạn vẫn có thể đẩy lùi bệnh nếu ăn uống hợp lý và hoạt động thể chất đều đặn cả tuần.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *