Với không gian ngày càng thu hẹp trong tử cung, thai nhi 35 tuần ngày càng ít cử động hơn. Vào tuần này, hầu hết em bé đều quay đầu xuống cổ tử cung của mẹ để chuẩn bị chào đời.
Bạn đang đọc: Sự phát triển của thai nhi 35 tuần – Những thay đổi, lưu ý mẹ cần biết
Ngoài ra, ở tuần 35 thì chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là các mẹ sẽ được gặp bé yêu. Vì vậy, đây là lúc mẹ nên mua sắm quần áo và những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh để tránh sát ngày sẽ thiếu sót. Trong bài viết sau, mẹ có thể tìm hiểu về sự phát triển của em bé ở tuần 35 và những lưu ý cần biết.
Nội Dung
Giai đoạn phát triển của thai nhi 35 tuần
Thai nhi 35 tuần phát triển như thế nào?
Bé lúc này có kích thước cỡ một quả bí nghệ, nặng khoảng 2.167 – 2.904 kg và dài khoảng 46.2 cm tính từ đầu đến chân. Với kích thước này, sẽ không còn chỗ trong tử cung cho bé chuyển động. Vì thế, bé sẽ ít giẫy đạp hơn, nhưng nếu có thì sẽ đạp rất mạnh.
Chất béo đang được hình thành khắp cơ thể của bé, đặc biệt là xung quanh vai. Nếu bé ở vị trí đầu sinh trước, đầu của thai nhi sẽ nằm dựa trên xương mu của mẹ để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Sự thay đổi trên cơ thể
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Trước đây, tử cung của mẹ được xương chậu bảo vệ hoàn toàn thì trong thời kỳ này lại lớn lên đến phần dưới khung xương sườn. Ở bên trong tử cung, em bé chiếm nhiều thể tích hơn so với phần nước ối. Việc tử cung phình to sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác, đó là lý do tại sao mẹ sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể đối mặt với chứng ợ nóng, đau dạ dày và khó thở. Nếu mẹ không phải vật lộn với những điều khó chịu này thì mẹ là một trong số ít những phụ nữ rất may mắn khi mang thai.
Những điều mẹ cần lưu ý khi thai nhi 35 tuần là gì?
Đã bao giờ mẹ tự hỏi tại sao trẻ khóc nhiều khi chúng được sinh ra? Đó là bởi vì bé đã khóc ngay từ khi còn bên trong rồi. Điều này là sự thật. Theo các nhà nghiên cứu, bào thai ở ba tháng cuối thai kỳ đã có các hành động khóc, run cằm, mở miệng, hít sâu và thở ra, giật mình trước một tiếng ồn lớn và rung động ở gần bụng của mẹ. Phản xạ này phát triển từ sớm ngay cả ở những trẻ sinh non, vì vậy sẽ không quá ngạc nhiên khi các bé hoàn thiện kỹ năng này rất lâu trước khi ra đời.
Lời khuyên từ bác sĩ khi thai nhi 35 tuần
Mẹ nên nói gì với bác sĩ?
Dù sắp tới ngày sinh nhưng một số bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển đều đặn cho đến tháng thứ mười. Nếu trường hợp này xảy ra, có thể bé quyết định ở với mẹ lâu hơn một chút. Mẹ nên hỏi bác sĩ những điều nên chuẩn bị khi trẻ sinh muộn. Tất nhiên, sẽ tốt hơn nếu bé quyết định rời khỏi tử cung đúng thời điểm mà không cần sự thúc đẩy nào.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Tìm hiểu thêm: Bất ngờ với 6 lợi ích khi thủ dâm đúng cách ở nữ
>>>>>Xem thêm: Bật mí cách làm siro dứa siêu đơn giản cho mẹ bận rộn
Mẹ sẽ dành hầu hết thời gian tại phòng khám bác sĩ trong tháng này. Những lần khám trong thời gian này sẽ có nhiều điều thú vị hơn – bác sĩ sẽ ước tính kích thước của em bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà bé ra đời. Tùy vào cách khám của bác sĩ và yêu cầu của mẹ, mẹ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
Nếu có câu hỏi hoặc vấn đề nào mẹ muốn thảo luận, đặc biệt là những điều liên quan đến chuyển dạ và sinh nở, chẳng hạn như tần số và thời gian kéo dài của các cơn co thắt giả trước khi chuyển dạ và các triệu chứng khác mà mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.
Sức khỏe và an toàn
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
Sử dụng chăn điện
Chăn điện là một món đồ rất tiện lợi và hoàn toàn an toàn cho bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý chỉ để nhiệt độ vừa đủ ấm nhưng không quá cao để không bị bỏng hoặc làm tăng nhiệt độ cơ thể, điều này có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của bé.
Tư thế ngủ khi thai nhi 35 tuần
Vào những tháng đầu của thai kỳ, mẹ có thể giữ thói quen nằm ngửa vì trọng lượng em bé chưa lớn lắm. Nhưng vào khoảng ba tháng giữa trong thai kỳ, khi bé phát triển và nặng nề hơn, mẹ nên chọn tư thế ngủ nằm nghiêng để đảm bảo lưu thông máu bình thường.