Dấu hiệu bị lẹo mắt thường gặp nhất là một cục u đỏ, sưng và gây đau trên mép mí mắt. Cục u này có thể tương tự như mụn nhọt và hình thành khi tuyến dầu nhỏ gần lông mi bị tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng. Việc nhận biết sớm triệu chứng lẹo mắt có thể giúp bạn điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Nhận biết 4 dấu hiệu bị lẹo mắt để chữa khỏi nhanh
Lẹo mắt thường hình thành ở bên ngoài mí mắt, nhưng đôi khi nó xuất hiện ở phần bên trong mí mắt. Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu bị mụt lẹo ở mắt có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp lẹo mắt kéo dài hoặc lan rộng, buộc bạn phải thăm khám điều trị với bác sĩ. Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu lẹo mắt, khi nào cần đi khám sẽ giúp bạn nhanh chóng tránh khỏi đau đớn và khó chịu do lẹo gây ra.
Nội Dung
Ai có nguy cơ cao bị lẹo mắt?
Dấu hiệu bị lẹo mắt xuất hiện khi có nhiễm trùng trong các tuyến sản xuất dầu của mí mắt, hầu hết do tụ cầu khuẩn gây ra. Bệnh thường phổ biến ở người lớn hơn trẻ em, nguyên nhân là vì dầu trong tuyến dầu ở mắt của người lớn đặc hơn của trẻ nhỏ nên sẽ dễ bị tắc nghẽn hơn.
Bất kỳ ai cũng có thể bị lẹo mắt. Tuy nhiên, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nếu:
- Đã từng bị lẹo mắt trước đây
- Bị viêm bờ mi (viêm mí mắt), một chứng viêm mạn tính dọc theo rìa mí mắt
- Có một số tình trạng da nhất định, chẳng hạn như viêm da tiết bã nhờn
- Bị bệnh tiểu đường
- Có làn da khô
- Đang trải qua những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể
- Cholesterol cao.
Ngoài ra, bạn có nhiều nguy cơ xuất hiện triệu chứng mắt bị lẹo nếu có những thói quen xấu sau đây:
4 dấu hiệu bị lẹo mắt thường gặp
1. Dấu hiệu bị lẹo mắt: Cục u đỏ trên mí mắt
Dấu hiệu bị lẹo mắt đầu tiên dễ nhận biết nhất chính là xuất hiện cục u đỏ mềm, gây đau ở gần mép mí mắt (nơi lông mi mọc); hoặc ở bên trong mí mắt, trông giống như mụn nhọt.
Tìm hiểu thêm: Phân độ suy tim theo NYHA và các giai đoạn theo ACC/AHA
2. Cục u chứa mủ
Cục u này sẽ lớn dần và có thể chuyển sang màu trắng hoặc vàng do có mủ. Cục mủ sẽ vỡ ra và biến mất khá nhanh nếu hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể kiểm soát được nhiễm trùng.
3. Dấu hiệu bị lẹo mắt: Đau, ngứa và sưng mí mắt
Vùng da xung quanh mí mắt bị sưng tấy, ngứa, thậm chí là gây đau nhức và khó chịu.
4. Kích ứng mắt
Mắt có thể tiết dịch bất thường hoặc chảy nước mắt nhưng thường không nhìn mờ. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy như có thứ gì đó cộm trong mắt và nhạy cảm với ánh sáng hơn.
Hiểu rõ về các dấu hiệu bị lẹo mắt, bạn sẽ dễ dàng phân biệt lẹo mắt với các tình trạng về mắt khác. Những biểu hiện không phải mắt bị lẹo là:
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
>>>>>Xem thêm: 5 lý do nên dùng bộ xét nghiệm nhanh COVID tại nhà trong thời kỳ “bình thường mới”
Bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc và điều trị lẹo mắt ngay tại nhà bằng cách đắp một chiếc khăn ấm lên mí mắt đã nhắm trong khoảng 5-10 phút. Thực hiện điều này vài lần mỗi ngày và nhẹ nhàng xoa bóp mí mắt để giúp bệnh nhanh khỏi.
Tuy nhiên, không phải lúc nào dấu hiệu bị lẹo mắt cũng có thể tự biến mất. Hãy đến gặp bác sĩ nếu:
- Dấu hiệu lẹo mắt không cải thiện sau 48 giờ
- Đỏ và sưng toàn bộ mí mắt hoặc kéo dài sang má hay các bộ phận khác trên mặt
- Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào hoặc mụn lẹo không biến mất sau 10 đến 14 ngày.
Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Mí mắt bị sưng nghiêm trọng sau 2-3 ngày đầu tiên, hoặc sưng đến mức không nhắm mắt lại được
- Toàn bộ mí mắt bị đỏ hoặc bản thân mắt cũng bị đỏ
- Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng hoặc chảy nhiều nước mắt
- Cơn đau không thuyên giảm
- Mí mắt có cảm giác nóng
- Vết sưng có mủ đặc hoặc bị chảy máu
- Xuất hiện vết phồng rộp trên mí mắt
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Nhìn mờ.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể dẫn đến các dấu hiệu mắt lên lẹo, bạn nên:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn và hạn chế dụi tay vào mắt
- Tẩy trang trước khi đi ngủ và không để lớp trang điểm mắt qua đêm
- Hạn chế dùng chung mỹ phẩm với người khác và vứt bỏ những sản phẩm đã hết hạn sử dụng
- Khử trùng kính áp tròng và rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với kính
- Điều trị viêm bờ mi và chăm sóc thật kỹ cho đôi mắt.
Hy vọng thông qua bài trên bạn đã biết cách nhận biết sớm các dấu hiệu bị lẹo mắt để có cách chữa lẹo mắt tại nhà và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Lẹo mắt rất dễ lây nên hãy chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” của mình mỗi ngày bạn nhé!