Bên cạnh việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, bạn cũng có thể thử cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi để nhanh hồi phục hơn. Cách chữa bệnh dân gian này không hề khó thực hiện mà có thể giúp bạn giảm các triệu chứng dị ứng khó chịu rất tốt đấy.
Bạn đang đọc: 4 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi bạn có thể chưa biết
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mà bạn nên đi khám và uống thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi để có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh. Các cách chữa tại nhà này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn trước các tác nhân gây dị ứng.
Nội Dung
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị viêm và sưng khi gặp các tác nhân gây dị ứng như khói, bụi, lông động vật, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm… Nếu hít phải tác nhân gây dị ứng, bạn có thể gặp một số triệu chứng như:
Theo thống kê dịch tễ thì có khoảng 15-30% dân số thế giới mắc chứng viêm mũi dị ứng. Ở Việt Nam có khoảng 32% người bệnh đến khám chuyên khoa tai mũi họng là do viêm mũi dị ứng, và con số này đang ngày càng tăng lên do xu hướng xấu đi của thời tiết, khói bụi, ô nhiễm. Viêm mũi dị ứng không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những triệu chứng của bệnh làm cho người bệnh rất mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập. Thêm vào đó, nếu tình trạng các triệu chứng của viêm mũi dị ứng ngày càng nặng lên, tần suất bị nhiều hơn trong năm, viêm mũi dị ứng không được điều trị đúng cách vẫn có thể gây ra các biến chứng như thoái hóa niêm mạc mũi, phù nề, polyp cuốn mũi, viêm xoang, viêm phế quản. Đặc biệt đối với đối tượng là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể gây biến chứng viêm phế quản, nhanh chóng dẫn tới viêm phổi, suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời.
Quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Bạn sẽ cần đi khám và dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, bên cạnh việc làm theo hướng dẫn, bạn có thể thử áp dụng một số cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản mà hiệu quả như trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi.
4 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng, tinh dầu và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như vitamin nhóm B ( B1, B2, B3, B6), C, E, sắt, canxi, kali, magie, photpho… Tuy nhiên, chất quan trọng giúp tỏi có tác dụng kháng sinh là allicin. Chất này giúp ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh và chống lại phản ứng dị ứng, viêm nhiễm trong cơ thể. Từ đó, allicin thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, hoạt chất này còn có một số tác dụng khác như ổn định huyết áp, giảm cholesterol trong máu, lọc độc tố trong máu, làm đẹp da, ngăn ngừa mụn trứng cá…
Hoạt chất fitonxit có trong tỏi cũng có chức năng kháng viêm, giảm phù nề xung huyết, giúp cải thiện nhanh triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra tỏi còn chứa những hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào niêm mạc mũi, ngăn ngừa hiện tượng thoái hoá nhanh niêm mạc mũi do tổn thương của viêm mũi dị ứng gây ra.
Nhờ những tác dụng trên, tỏi được xem là phương thuốc chữa viêm mũi dị ứng dân gian.
1. Trị viêm mũi dị ứng bằng cách kết hợp tỏi vào món ăn
Tỏi rất tốt cho người bị viêm mũi dị ứng vì có một số chất kháng sinh và chống viêm, đặc biệt là khi bạn giã hoặc nhai nát loại gia vị này. Bởi trong tỏi tươi nguyên củ, hoạt chất allicin chưa được hoạt hóa mà tồn tại dưới dạng tiền chất là alliin chưa có tác dụng dược tính. Sau khi băm nhuyễn, các enzym có trong tỏi sẽ bị kích thích và hoạt hóa alliin thành allicin. Vậy nên, bạn có thể dùng 2 – 3 tép tỏi sống mỗi bữa ăn để giảm nhẹ tình trạng dị ứng. Nếu không ăn được tỏi sống, bạn có thể ướp tỏi vào đồ ăn hay thêm tỏi vào các loại nước chấm.
2. Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
Tỏi chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên khi kết hợp với mật ong có đặc tính chống khuẩn, cấp ẩm, giảm dịch nhầy sẽ giúp bạn giảm viêm và xoa dịu cơn ngứa do viêm mũi dị ứng gây ra. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong cũng rất dễ thực hiện tại nhà.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi
- Mật ong nguyên chất
- Bông gòn
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ và rửa sạch tỏi, giã nát rồi vắt lấy nước cốt
- Pha nước cốt tỏi vừa vắt với mật ong theo tỷ lệ 1:2 rồi trộn thật đều
- Dùng bông gòn thấm dung dịch tỏi và mật ong để vệ sinh 2 bên lỗ mũi.
Bạn có thể thực hiện cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong theo hướng dẫn trên 3 lần mỗi ngày. Lưu ý là bạn không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi do mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ ở độ tuổi này.
3. Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu mè
Dầu mè giàu chất chống oxy hóa, vitamin B và vitamin E là những chất giúp loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương tế bào ở niêm mạc mũi xoang. Ngoài ra, những chất này cũng giúp kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi
- Dầu mè nguyên chất
- Bông gòn
Cách thực hiện:
Bạn có thể thực hiện cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu mè này mỗi ngày 2-3 lần.
4. Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi ngâm rượu
Tỏi ngâm rượu cũng là một phương thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Bởi rượu có tính thẩm thấu cao, làm tăng tác dụng các dược chất có trong tỏi, từ đó làm tăng hiệu quả chữa bệnh của tỏi. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải dành thời gian ngâm rượu nhưng cũng rất đáng thử đấy. Nếu bạn thường bị viêm mũi dị ứng theo mùa, hãy chuẩn bị trước cho mình một bình rượu tỏi để có thể dùng ngay khi cần nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi
- Rượu trắng ngon
- Bình thủy tinh
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ và rửa sạch tỏi rồi đem giã nát tỏi để hoạt hóa hoạt chất kháng sinh allicin trong tỏi.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm theo tỷ lệ 1kg tỏi ngâm với 2l rượu. Bạn có thể ngâm nhiều hay ít tùy nhu cầu sử dụng.
- Để hũ rượu ở chỗ thoáng mát, ít ánh nắng mặt trời. Rượu tỏi sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu vàng nghệ sau khoảng 10 ngày. Lúc này, bạn có thể bắt đầu lấy rượu ra dùng.
- Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi trong trường hợp này là bạn uống rượu tỏi mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15ml. Nếu không uống được rượu, bạn có thể cho rượu vào một lọ nước nhỏ mũi đã hết rồi nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi khoảng 1- 2 giọt.
- Bạn nên uống rượu tỏi vào buổi sáng và buổi tối để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi thường xuất hiện vào sáng sớm và đêm khuya.
Những lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng đường ruột: Dấu hiệu nhận biết & Điều trị
>>>>>Xem thêm: Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi tuy không khó nhưng bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chữa trị sớm khi mới mắc bệnh để hồi phục nhanh hơn
- Phương pháp chữa trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi không thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng thuốc kê đơn bởi bác sĩ. Vì vậy, không nên tự ý ngưng thuốc, hỏi thêm ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng.
- Thực hiện các phương pháp chữa trị kết hợp với vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý đều đặn hàng ngày
- Thăm khám thường xuyên để theo dõi tình hình dị ứng
- Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
- Vệ sinh mũi, miệng, họng hàng ngày để hạn chế sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá…
- Tránh sử dụng nhiều chất tạo mùi hương hoá học như nến thơm, sáp thơm, nước xả vải, xịt phòng…
- Thay đổi phương pháp chữa bệnh nếu bạn đã áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi một thời gian mà bệnh không có dấu hiệu giảm nhẹ. Tái khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng nặng lên của bệnh.
- Chọn mua tỏi từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng tỏi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh một số điều sau để các triệu chứng của viêm mũi dị ứng không biến chuyển nặng hơn hay gặp các vấn đề về sức khỏe:
- Tránh ăn nhiều tỏi hoặc uống rượu tỏi nếu bạn đang bị táo bón, nóng trong hay các bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan.
- Tỏi có thể gây loãng máu nên những ai đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc mắc các bệnh về máu cũng cần tránh ăn loại gia vị này. Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng của thuốc khi bạn muốn sử dụng nhiều tỏi trong bữa ăn của mình.
- Không dùng nước cốt tỏi nguyên chất nhỏ vào mũi vì nước cốt tỏi nguyên chất rất đậm đặc và có thể gây bỏng rát niêm mạc mũi.
- Do trẻ nhỏ có làn da, niêm mạc mũi và hệ tiêu hoá rất mỏng manh và nhạy cảm, do vậy để thực sự an toàn chúng ta nên tránh áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
- Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy, do hoạt chất allicin có trong tỏi sẽ có kích thích niêm mạc ruột, có thể gây triệu chứng tiêu chảy trở nên nặng nề hơn.
- Trường hợp người bị viêm dạ dày – tá tràng không nên sử dụng quá nhiều tỏi và không nên ăn tỏi lúc đói. Do tính nóng ấm của tỏi kích ứng lên niêm mạc dạ dày, ruột gây nóng rát khó chịu.
- Người có cơ địa huyết áp thấp cũng không nên dùng nhiều tỏi, bởi tỏi có tác dụng hạ huyết áp.
Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà có thể giúp bạn rút ngắn quá trình chữa bệnh và cải thiện sức khỏe nói chung. Chỉ cần bỏ chút thời gian chuẩn bị tỏi là bạn đã có một phương thuốc dân gian tại nhà để hỗ trợ hệ miễn dịch trước các tác nhân dị ứng rồi đấy.