Người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan?

Người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan?

Người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng mắt bị đỏ, ngứa và tiết dịch do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau một vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh thường gây khó chịu và rất dễ lây lan, đặc biệt nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus hay vi khuẩn. Vậy, người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan cho người khác?

Bạn đang đọc: Người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan?

Có những điều bạn nên thực hiện ngay để giúp giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế lây lan cho những người xung quanh. Cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Bạn có thể quan tâm: Bệnh viêm kết mạc có lây không?

1. Rửa tay thường xuyên

Bị đau mắt đỏ nên làm gì? Đau mắt đỏ rất dễ lây từ mắt bị bệnh sang mắt còn lại, lây lan cho người khác khi họ tiếp xúc với bề mặt chứa tác nhân gây bệnh hoặc chính người bệnh. Vì vậy, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây hoặc với dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh.

Hãy rửa tay kỹ lưỡng, đặc biệt là trước và sau khi vệ sinh mắt, sau khi chạm vào mắt hoặc sau khi nhỏ/bôi thuốc. 

2. Người bị đau mắt đỏ nên tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng

Nếu bị đau mắt đỏ, hãy cố gắng không dụi hoặc chạm vào mắt. Điều này có thể làm triệu chứng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn hoặc làm lây lan sang mắt còn lại. Bạn cũng nên cố gắng tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng mà chưa rửa sạch tay.

3. Vệ sinh mắt thường xuyên

Người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan?

Dùng tay sạch cùng với khăn sạch hoặc bông gòn mới để vệ sinh ghèn mắt bị bệnh vài lần trong ngày. Bạn vứt bỏ ngay bông gòn ngay sau đó vào thùng rác có nắp đậy hoặc giặt kỹ khăn đã sử dụng bằng nước nóng và chất tẩy rửa. Cuối cùng, bạn rửa tay lại bằng xà phòng và nước ấm.

Nếu chỉ bị đau mắt đỏ ở 1 bên, bạn hãy sử dụng bông hoặc khăn riêng cho từng mắt để giảm nguy cơ lây lan từ mắt này sang mắt kia.

4. Chườm ấm hoặc chườm mát

Để giảm bớt sự khó chịu, người bị đau mắt đỏ nên làm gì? Bạn có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh lên mắt từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Chườm ấm giúp giảm sự tích tụ ghèn trên mí mắt hoặc lông mi, còn chườm lạnh giúp giảm ngứa và giảm viêm.

Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Chườm ấm: Đun sôi nước và để nguội, dùng miếng bông sạch nhúng vào nước ấm, vắt khô và nhẹ nhàng lau lông mi để làm sạch lớp vảy đang đóng.
  • Chườm lạnh: Nhúng khăn sạch vào nước lạnh, vắt khô rồi nhẹ nhàng đắp lên mắt trong vài phút.

5. Dùng thuốc nhỏ mắt nếu cần

Tìm hiểu thêm: Phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ

Người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan?

Trong hầu hết các trường hợp, người bị đau mắt đỏ sẽ không cần dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị. Tuy nhiên, để giảm nhẹ triệu chứng, bạn có thể dùng nước mắt nhân tạo.

Hãy nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ để biết đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì và được hướng dẫn dùng thuốc phù hợp.

Thuốc nhỏ mắt kháng virus có thể là một lựa chọn nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus Herpes simplex gây ra. Nếu bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh. Riêng thuốc nhỏ mắt kháng histamine được dùng cho những người bị đau mắt đỏ do dị ứng.

Không sử dụng cùng một hộp/lọ thuốc nhỏ mắt cho mắt bị nhiễm trùng và không bị nhiễm trùng. Bạn cũng tuyệt đối không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác.

6. Không dùng chung khăn, drap trải giường hoặc gối

Người bị đau mắt đỏ cũng nên tránh dùng chung các vật dụng như vỏ gối, khăn lau và drap trải giường với người khác vì chúng có thể mang virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, hãy nhớ giặt vỏ gối, drap trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa.

7. Bị đau mắt đỏ nên làm gì? Hạn chế đeo kính áp tròng

Người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan?

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan hốc mủ là gì? Có cắt được được không?

Những người có thói quen đeo kính áp tròng cần ngừng sử dụng ngay khi các triệu chứng đau mắt đỏ bắt đầu xuất hiện. Để điều chỉnh các tật khúc xạ, trong thời gian này bạn nên đeo kính gọng.

Bạn cũng nên vứt bỏ kính áp tròng dùng một lần và hộp kính. Nếu muốn tái sử dụng kính áp tròng sau khi khỏi bệnh, hãy làm sạch và khử trùng thật kỹ. Bên cạnh đó, với kính gọng, bạn cũng đừng quên làm sạch kính và hộp đựng mà bạn đã dùng khi bị nhiễm bệnh.

8. Không dùng chung đồ trang điểm mắt

Trong một số trường hợp, mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm mắt có thể là nguồn bệnh hoặc làm lây lan bệnh. Vì vậy, người bị đau mắt đỏ nên tránh dùng chung mascara, bút kẻ mắt, cọ trang điểm hoặc phấn mắt với những người xung quanh.

Thậm chí, bạn nên vứt bỏ đồ trang điểm cũ sau khi khỏi bệnh để đảm bảo vệ sinh và tránh tái nhiễm.

9. Nghỉ ngơi ở nhà khi bị đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ, bạn rất dễ lây cho người khác nên tốt nhất hãy tự cách ly ở nhà trong thời gian này.

Mặc dù bệnh này có thể tự khỏi sau vài tuần nhưng người bị đau mắt đỏ cũng không nên chủ quan mà hãy thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Đau trong mắt
  • Đỏ mắt nghiêm trọng ở một hoặc cả hai mắt
  • Cảm giác như có vật gì đó kẹt trong mắt
  • Mờ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Những thay đổi trong tầm nhìn, như đường lượn sóng hoặc nhấp nháy.

Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt mà bạn cần được điều trị kịp thời.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp người bị đau mắt đỏ biết mình nên làm gì để nhanh khỏi bệnh, giảm nguy cơ lây lan và tránh tái nhiễm nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *