Cấy ghép thính giác thân não

Cấy ghép thính giác thân não

Cấy ghép thính giác thân não

Bạn đang đọc: Cấy ghép thính giác thân não

Tìm hiểu chung

Cấy ghép thính giác thân não là gì?

Cấy ghép thính giác thân não là thủ thuật hồi phục thính giác cho những người bị mất thính lực trong trường hợp không thể sử dụng máy trợ thính hoặc phương pháp cấy ốc tai điện tử. Lý do là vì thần kinh thính giác bị thiếu hoặc rất nhỏ. Đôi khi cũng do tai trong (ốc tai) có bất thường nghiêm trọng. Phương pháp này thực chất là chèn điện cực vào con đường dẫn truyền thính giác trong não để kích thích trực tiếp nhân ốc tai thuộc thân não, bỏ qua tai trong và dây thần kinh thính giác, giúp người bệnh nhận được tín hiệu âm thanh.

Thủ thuật này ban đầu được áp dụng cho người lớn có chẩn đoán mắc bệnh u sợi thần kinh loại 2 – một tình trạng di truyền hiếm gặp khiến khối u phát triển chèn trên dây thần kinh. Hiện tại, thủ thuật áp dụng cho cả người lớn và trẻ em có các bất thường về thần kinh ốc tai và tai trong.

Khi nào bạn cần thực hiện cấy ghép thính giác thân não?

Mục tiêu của thủ thuật là phục hồi thính giác ở những người bị mất thính lực. Cấy ghép thính giác thân não có thể là phương pháp thay thế cho những người không thể cấy ốc tai điện tử. Đó là các trường hợp như:

  • Thiểu sản hoặc hư hỏng dây thần kinh thính giác
  • Tai trong có hình dạng bất thường
  • Sẹo tai trong do nhiễm trùng (như ảnh hưởng của viêm màng não)
  • Tổn thương do nứt vỡ xương hộp sọ
  • Trong các trường hợp trên, máy trợ thính và bộ cấy ốc tai điện tử không thể giúp ích được vì thần kinh không thể truyền tín hiệu âm thanh đến não. Lúc này, cấy ghép thính giác thân não có thể là một lựa chọn để điều trị.

    Điều cần thận trọng

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Cấy ghép thính giác thân não có nguy hiểm không?

    Vì đây là một thủ thuật liên quan đến phẫu thuật thần kinh phức tạp nên vẫn có tỷ lệ rủi ro. Các biến chứng hiếm gặp sau cấy ghép thính giác thân não có thể bao gồm viêm màng não, rò rỉ dịch trong não và cột sống, yếu thần kinh mặt, đau và chóng mặt.

    Quy trình thực hiện

    Người bệnh được cấy ghép thính giác thân não như thế nào?

    Công nghệ này tương tự như cấy ốc tai điện tử là sử dụng kích thích điện, nhưng thay vì kích thích ốc tai thì sẽ kích thích bộ não trực tiếp.

    Cấy ghép thính giác thân não có ba phần chính:

    • Một micrô và bộ xử lý âm thanh được đặt phía sau tai để thu âm
    • Một con chip giải mã được đặt dưới da để truyền thông tin mà micro thu được
    • Các điện cực được kết nối trực tiếp với não, khi được kích thích sẽ cảnh báo về âm thanh, giúp người bệnh nhận ra và xử lý âm thanh đó.

    Nếu người bệnh bị u xơ thần kinh loại 2, các khối u cũng sẽ được loại bỏ khỏi dây thần kinh thính giác cùng lúc với việc cấy ghép điện cực này.

    Sau phẫu thuật, người bệnh cần tham gia nhiều buổi tư vấn của chuyên gia thính học để điều chỉnh bộ xử lý âm thanh, tìm hiểu cách sử dụng và giải thích các tín hiệu. Quá trình này có thể mất nhiều tháng. Nhìn chung, người bệnh cần gặp chuyên gia thính học sau 2–4 tháng trong năm đầu tiên và hằng năm sau năm đầu tiên được cấy ghép.

    Tìm hiểu thêm: Quản lý những thay đổi về da và móng trong hóa trị liệu

    Cấy ghép thính giác thân não

    >>>>>Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Trẻ mấy tháng được nằm võng?

    Sophie Gareau và con trai Auguste trải nghiệm thủ thuật cấy ghép thính giác thân não (Ảnh: Bệnh viện nhi Los Angeles)

    Kết quả

    Kết quả của cấy ghép thính giác thân não là gì?

    Thủ thuật này không phục hồi thính giác bình thường mà thủ thuật chỉ giúp người bệnh nhận thức được là có âm thanh. Hầu hết trường hợp có thể phân biệt được âm thanh như giữa tiếng chuông điện thoại và tiếng còi xe. Một số người có khả năng nhận dạng từ tốt, trong khi những người khác nhận được tín hiệu âm thanh chung chung hơn, giống như nhịp phách. Kết hợp với đọc khẩu hình, các tín hiệu có thể cải thiện giao tiếp của người bệnh với người khác. Điều này là cực kỳ hữu ích và quan trọng đối với những trẻ khiếm thính đang trong giai đoạn học nói.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *