Môi bị chàm: Tình trạng phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn!

Môi bị chàm: Tình trạng phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn!

Môi bị chàm: Tình trạng phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn!

Chàm môi hay môi bị chàm là tình trạng viêm da phổ biến, thường xuất hiện trên môi và vùng da xung quanh miệng gây mất thẩm mỹ và có thể khiến người bệnh đau đớn. Tình trạng này có thể khỏi hẳn nếu được điều trị đúng cách.

Bạn đang đọc: Môi bị chàm: Tình trạng phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn!

Môi bị chàm là gì hay chàm quanh miệng là gì hay môi bị chàm có lây không? Môi bị chàm là tình trạng môi bị viêm với biểu hiện đỏ, khô và đóng vảy da môi. Mọi người có thể bị chàm trên môi do di truyền hoặc do các yếu tố môi trường, chẳng hạn như các chất gây kích ứng trong các sản phẩm chăm sóc, làm đẹp cho đôi môi hoặc thói quen liếm môi. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng môi bị chàm (chàm môi), mời bạn tham khảo những thông tin mà Kenshin.vn tổng hợp được trong bài viết sau.

Môi bị chàm có triệu chứng gì?

Chàm môi có thể ảnh hưởng đến môi trên, môi dưới hoặc cả hai. Chàm cũng có thể lan sang vùng da xung quanh môi gây ra chàm quanh miệng. Ngoài ra, một dấu hiệu phổ biến khác của chàm môi là thay đổi sắc tố làn da quanh môi. Người có nước da trắng sẽ thấy da có màu nâu đỏ hoặc nâu. Người có nước da sẫm màu sẽ thấy vùng da quanh miệng sáng hơn hoặc sẫm màu hơn.

Chàm môi hiếm khi xâm nhập vào lớp niêm mạc bên trong miệng. Một số người không bị kích ứng môi trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó các triệu chứng chàm môi bùng phát và trở nên tồi tệ hơn. Khi môi bị chàm, bạn sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Môi nổi mẩn đỏ hoặc phát ban
  • Môi khô và tróc vảy
  • Ngứa
  • Nứt môi 
  • Gây đau đớn.

Môi bị chàm: Tình trạng phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn!

Nguyên nhân khiến môi bị chàm

Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “chàm môi là gì?”, nhiều người cũng băn khaon tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra tình trạng bị chàm ở môi. Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng môi bị chàm, chẳng hạn như:

  • Các hóa chất có tính kích ứng có trong các sản phẩm như son môi (dị ứng son môi), son dưỡng môi, kem đánh răng hay nước súc miệng… gây viêm da tiếp xúc.
  • hư có trong son môi, son dưỡng môi, kem đánh răng hoặc nước súc miệng
  • Nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa gia dụng và chất liệu vải (khẩu trang, drap, gối…).
  • Khí hậu lạnh và khô có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn
  • Thói quen liếm môi, cắn hoặc mút môi quá mức
  • Tiếp xúc với một số loại thực phẩm nhất định 
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Phấn hoa
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Căng thẳng
  • Đổ mồ hôi nhiều, uống không đủ nước
  • Thay đổi nồng độ hormone

Ngoài ra, những người bị viêm da dị ứng có thể phát triển các triệu chứng chàm môi. Trong nhiều trường hợp, môi bị chàm xảy ra sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng. Nhìn chung, bệnh chàm không phải là bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, đối với chàm miệng do bội nhiễm nấm (mà chúng ta hay gọi là bệnh nấm môi) thì lại có nguy cơ lây nhiễm nên bạn cần hết sức chú ý nhé! 

Những ai có nguy cơ bị chàm môi?

Tìm hiểu thêm: 6 điều các ông bố có thể làm khi vợ sinh mổ

Môi bị chàm: Tình trạng phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn!

Đến đây hẳn nhiều người vẫn còn thắc mắc môi bị chàm là do đâu? Theo chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe, thực tế, một số người sẽ có nguy cơ cao bị chàm ở môi hơn so với người khác, chẳng hạn như:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, dị ứng và hen suyễn
  • Thường xuyên có các vết trầy trên da cho phép hóa chất xâm nhập dễ dàng hơn và khiến bạn dễ bị bùng phát bệnh
  • Công việc đòi hỏi tiếp xúc thường xuyên với các vật liệu có nguy cơ gây ngứa
  • Thường xuyên căng thẳng cực độ
  • Cảm lạnh hoặc cúm
  • Nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh
  • Thay đổi nồng độ hormone, thường gặp ở phụ nữ
  • Sử dụng sản phẩm như kem đánh răng, nước súc miệng hoặc son môi mới.

Môi bị chàm: Làm sao để chẩn đoán chính xác?

Các triệu chứng của môi bị chàm rất dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như:

  • Mụn rộp
  • Loét miệng
  • Nứt nẻ môi
  • Mụn nhọt ở môi.

Do đó để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng môi, bên trong khoang miệng và vùng da xung quanh. Họ cũng sẽ hỏi bạn về tình hình sức khỏe, bệnh sử gia đình và bản thân, thuốc và một số loại hóa chất bạn tiếp xúc gần đây.

Nếu nghi ngờ các triệu chứng không phải là chàm môi (mà do nhiễm nấm), bác sĩ sẽ lấy mẫu để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng khác, như nhiễm nấm Candida.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho làm Patch test (test áp bì) để kiểm tra và xác định chất gây dị ứng.

Môi bị chàm được điều trị như thế nào?

Môi bị chàm: Tình trạng phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn!

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm myoglobin để chẩn đoán vấn đề về cơ tim

Môi bị chàm được điều trị như thế nào? Nếu bị chàm môi, bạn hãy ngừng ngay các thói quen liếm, cắn hoặc mút môi (nếu có). Bạn cũng nên tránh các chất gây kích ứng như son môi hoặc các sản phẩm chăm sóc môi hay sản phẩm chăm sóc răng miệng. 

Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người bị chàm môi nặng cần dùng steroid đường uống (uống) hoặc thuốc bôi da hoặc thuốc mỡ theo toa đặc biệt để ngăn hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng.

Một số biện pháp tại nhà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh:

  • Dầu dừa
  • Vitamin D
  • Son dưỡng môi hoặc kem dưỡng ẩm không mùi, không gây dị ứng để làm dịu đôi môi khô nứt
  • Kem chống nấm.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ và làm xét nghiệm Patch test trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm mới nào để tránh kích ứng da thêm.

Ngoài ra, bạn lưu ý để điều trị chàm môi hiệu quả thì cần phải thoa dưỡng khi da còn ẩm. Thời gian tối ưu là ngay sau khi tắm hoặc sau khi bạn rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối. Điều này sẽ giúp môi bạn hấp thụ kem dưỡng tốt hơn. 

Nếu bệnh chàm nghiêm trọng và thuốc được chỉ định không có tác dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ có thể kê đơn thuốc kháng histamine để giảm ngứa và thuốc kháng sinh nếu chàm môi bị nhiễm trùng.

Bạn có thể phòng ngừa chàm môi được không?

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống như:

  • Cố gắng giảm bớt căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng phản ứng dị ứng của cơ thể. Bạn có thể thử tập thiền, yoga và các kỹ thuật hít thở sâu để kiểm soát căng thẳng.
  • Dưỡng ẩm cho môi thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng môi vào buổi sáng và buổi tối. Luôn mang son dưỡng bên người để có thể dùng ngay khi cần. Cố gắng tránh liếm môi.
  • Tránh môi trường quá khắc nghiệt: Môi trường làm việc hay sinh hoạt quá nóng hoặc quá lạnh cũng gây kích ứng da môi dẫn đến việc môi bị chàm. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây bùng phát chàm môi. 
  • Tránh xa các yếu tố gây dị ứng: Nếu bệnh chàm được kích hoạt bởi phản ứng dị ứng, bạn hãy tránh xa bất kỳ loại thực phẩm và sản phẩm nào có chứa chất gây dị ứng đó. Tốt nhất hãy đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi dùng.

Kenshin.vn hi vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu hơn về tình trạng môi bị chàm, biết cách chăm sóc bờ môi khi gặp phải tình trạng khó chịu này!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *