Khi được hỏi về mong muốn lớn nhất của mình, 9 trên 10 người đã trả lời mà không cần suy nghĩ: “Tôi thật sự rất muốn giảm cân!”. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong công cuộc giảm cân. Nếu bạn đã thử hết mọi cách nhưng vẫn giảm cân không thành công, bài viết này có thể sẽ có ích cho bạn đấy!
Bạn đang đọc: “Đánh bay” những lý do thường gặp khiến bạn giảm cân không thành công
Hãy cùng Kenshin.vn “tìm ra’ những nguyên nhân khiến công cuộc giảm cân của bạn trở nên bế tắc nhé.
Nội Dung
- 1 Nguyên nhân cơ bản khiến bạn khó giảm cân
- 2 Tại sao căng thẳng lại ảnh hưởng đến quá trình giảm cân?
- 3 10 phương pháp giúp bạn thổi bay tình trạng căng thẳng
- 3.1 1. Tập thể dục
- 3.2 2. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
- 3.3 3. Tận hưởng “khoảng thời gian dành cho bản thân”
- 3.4 4. Tâm sự
- 3.5 5. Ngồi thiền
- 3.6 6. Nghe những bản nhạc nhẹ nhàng
- 3.7 7. Bắt đầu viết nhật ký
- 3.8 8. Học cách nói “Không”
- 3.9 9. Dành thời gian bên cạnh những người mà bạn yêu quý
- 3.10 10. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần
Nguyên nhân cơ bản khiến bạn khó giảm cân
Một số bạn có thể may mắn giảm được lượng mỡ thừa nhờ chế độ luyện tập phù hợp và chế độ ăn hợp lý. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bạn giảm cân không thành công dù đã thử rất nhiều cách.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội hối hả, nơi mọi người bị vắt kiệt năng lượng mỗi ngày với hy vọng hoàn thành công việc đúng tiến độ, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của gia đình cũng như cố gắng cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. Điều này đẩy sự căng thẳng của chúng ta lên đến đỉnh điểm. Trước đây, con người không quan tâm quá nhiều đến sức khỏe tinh thần của mình. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều yếu tố trong cuộc sống hằng ngày có thể làm cho bạn trở nên căng thẳng.
Vậy căng thẳng thì có ảnh hưởng gì đến chúng ta? Căng thẳng có thể gây cản trở quá trình giảm cân của bạn. Trên thực tế, tình trạng căng thẳng thậm chí còn làm bạn tăng cân!
Tại sao căng thẳng lại ảnh hưởng đến quá trình giảm cân?
Trong giai đoạn ngắn, khi rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ, bạn có thể sẽ chán ăn. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, mức độ căng thẳng của bạn dần tích tụ nhiều lên dẫn đến căng thẳng mãn tính, sự thèm ăn của bạn lại có xu hướng tăng lên.
Đối với một người, phản ứng “chiến đấu hoặc bị đánh bại” của cơ thể sẽ được kích hoạt khi gặp những cơn căng thẳng, khi nồng độ cortisol (tức là hormone gây căng thẳng) tăng lên. Điều này khiến lượng đường trong cơ thể bạn giảm sút và cơ thể phát ra tín hiệu thôi thúc cơn thèm ăn của bạn, đặc biệt thèm ăn những món có chứa nhiều chất béo và đường. Vâng, thay vì ăn rau củ quả tươi thì sô cô la hoặc các món bánh ngọt vẫy gọi bạn. Thế là công cuộc duy trì cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân xem như đi tong.
Càng căng thẳng, bạn càng có xu hướng ăn nhiều hơn. Và nếu chế độ ăn của bạn xuất hiện quá nhiều “ngày ngoại lệ” thì chắc hẳn sẽ dẫn đến việc giảm cân không thành công. Nồng độ cortisol quá cao dẫn đến tích tụ mỡ ở những vùng như vùng quanh bụng, một trong những vị trí rất khó để giảm mỡ dù áp dụng những bài tập thể dục hay những bài tập giảm cân thông thường. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng mãn tính còn dẫn đến việc tạo thành một loại protein khác là betatrophin, protein này gây cản trở sự phân hủy chất béo của cơ thể.
Tình trạng căng thẳng cũng gây nên phản ứng dây chuyền làm ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ giấc ngủ. Điều này cũng có thể làm cản trở nỗ lực giảm cân của bạn. Khi lo lắng hoặc căng thẳng, chu kỳ ngủ của bạn bị gián đoạn. Nồng độ các hormone ghrelin (hormone đói) và leptin (hormone no) sẽ bị xáo trộn – thiếu ngủ dẫn đến việc tăng lượng hormone ghrelin và giảm hormone leptin. Đây chính là lý do vì sao bạn đang nằm trên giường, cố gắng ru mình vào giấc ngủ nhưng không thể thì bạn sẽ có cảm giác thèm ăn gì đó.
Tóm lại, căng thẳng mãn tính là một trong những “thủ phạm” khiến bạn giảm cân không thành công, đôi khi còn làm bạn tăng cân không chủ đích.
10 phương pháp giúp bạn thổi bay tình trạng căng thẳng
Hãy xác định rõ ràng rằng sức khỏe tinh thần của bạn cũng cần được quan tâm nhiều hệt như sức khỏe thể chất. Cân nặng chỉ là một trong những vấn đề cần lo lắng, vẫn còn rất nhiều vấn đề có thể xảy ra nếu bạn không bắt đầu chăm lo cho sức khỏe tinh thần của chính mình. Nếu bạn cảm thấy những phương pháp dưới đây không thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng hoặc bạn cần nhiều sự giúp đỡ hơn, hãy đến tìm các chuyên gia tâm lý để được tư vấn ngay. Tinh thần và sức khỏe sẽ cảm ơn bạn rất nhiều đấy!
Sau đây là những điều bạn có thể làm để kiểm soát sự căng thẳng của mình:
1. Tập thể dục
Một bài tập phù hợp sẽ giúp bạn giải phóng endorphin, hay còn gọi là hormone vui vẻ. Giống như tên gọi, loại hormone này giúp cải thiện tâm trạng và làm bạn cảm thấy hứng khởi hơn. Ngoài ra, endorphin cũng giúp làm giảm lượng cortisol trong cơ thể. Điều này không có nghĩa là mỗi lúc căng thẳng, bạn chỉ cần nhảy lên vài cái là được. Bạn phải tập thể dục mỗi ngày thì mới thu được lợi ích.
2. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn. Rượu bia, caffeine và đường chỉ làm cho bạn căng thẳng hơn thôi. Thêm vào đó, dù bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vào khẩu phần ăn nhưng cũng đừng bỏ qua bất cứ loại thực phẩm nào mà bạn nghĩ có thể giúp mình giảm cân nhé.
3. Tận hưởng “khoảng thời gian dành cho bản thân”
Bạn hãy dành ra 20 phút mỗi ngày để làm những điều mà bạn thích. Hãy tìm một sở thích có thể giúp bạn thư giãn (cố gắng tránh xa khỏi các thiết bị điện tử) và dành thời gian tập trung làm việc đó. Nếu có thể, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và để cơ thể có thời gian thư giãn, việc này rất có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn.
4. Tâm sự
Bạn có xu hướng tự giải quyết hết mọi rắc rối để những người xung quanh không bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực của mình. Thế nhưng, hãy nhớ rằng, bạn không phải là siêu nhân. Bạn có thể gặp khó khăn và bạn có quyền tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh để giải quyết chúng. Hãy thảo luận về những vấn đề khiến bạn căng thẳng với bố mẹ, các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng. Đừng quên tâm sự với chính mình, nhưng chỉ nói về những điều tích cực thôi nhé! Hãy luôn nghĩ về giá trị của bản thân, những điều tốt đẹp xuất hiện trong cuộc đời bạn và một sự thật là không gì mà bạn không thể giải quyết được.
5. Ngồi thiền
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ: Lợi ích dành cho mẹ
Chỉ cần hít thở sâu vài phút và thực hiện các phương pháp thả lỏng cũng có thể giúp bạn thư giãn. Bạn chọn một nơi yên tĩnh, ngồi xuống, duy trì tư thế ổn định và nhắm mắt lại. Lặp lại từ từ và đều đặn những từ ngữ hoặc cụm từ có thể giúp bạn cảm thấy được an ủi, hít thở sâu bằng mũi.
Dù việc đặt ra khoảng thời gian cụ thể khi ngồi thiền là khá tốt, nhưng cũng đừng rập khuôn bản thân trong một quãng thời gian giới hạn, điều đó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và dễ bỏ cuộc. Thay vào đó, khi bạn đã ngồi thiền xong, hãy duy trì tư thế như vậy và tiếp tục nhắm mắt trong khoảng vài phút để giúp cơ thể bạn có thời gian quay về thực tại.
6. Nghe những bản nhạc nhẹ nhàng
Những hormone gây căng thẳng có xu hướng giảm đáng kể khi bạn lắng nghe những bản nhạc êm dịu. Vì vậy, hãy tạo một danh sách những bài hát hay những bản nhạc mà bạn thích nghe mỗi khi cảm thấy cần được thư giãn.
7. Bắt đầu viết nhật ký
Bạn không cần phải có khiếu văn chương mới có thể viết nhật ký được, hãy bắt đầu bằng việc ghi lại những suy nghĩ đầu tiên của bạn vào mỗi sáng hay vào một thời điểm nào đó thích hợp trong ngày. Nó có thể là sự biết ơn, mong muốn và ước mơ của bạn, hay đơn giản chỉ là một bản danh sách những điều cần làm. Viết những điều bạn nghĩ vào nhật ký, nhưng hãy cố gắng viết gì đó rõ ràng và có thể giúp bạn làm việc. Viết về những căng thẳng hoặc lo lắng cũng giúp bạn có thể xác định được những điều khiến bạn căng thẳng và những biện pháp bạn có thể làm để giảm bớt chúng.
8. Học cách nói “Không”
Có quá nhiều thứ xung quanh bạn, có quá nhiều người khiến cuộc sống của bạn trở nên căng thẳng, có những việc không chỉ đẩy bạn ra khỏi vùng thoải mái mà còn làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Việc chất đống những yếu tố gây căng thẳng chính là thói quen xấu mà chúng ta vô tình xây dựng cho bản thân mình. Điều quan trọng nhất bạn cần làm là xác định được những thứ gây phiền toái và bắt tay vào loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của bản thân.
9. Dành thời gian bên cạnh những người mà bạn yêu quý
>>>>>Xem thêm: Loạn dưỡng cơ
Không nhất thiết chỉ ở bên cạnh con người, như bạn đã biết, thú cưng cũng là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Hãy dành thời gian trong ngày cho gia đình, nói về những điều khiến bạn hạnh phúc, quay về tuổi thơ cùng với con gái, âu yếm vợ/chồng của bạn và cười thật nhiều mỗi khi có cơ hội. Lượng cortisol của bạn chắc chắn sẽ giảm đáng kể khi cuộc sống của bạn tràn đầy tình yêu và những điều tích cực.
10. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần
Như đã đề cập, những cách trên có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Nhưng nếu bạn nhận ra rằng mình thường xuyên cảm thấy khó chịu, soi xét từng hành động của bản thân, suy nghĩ quá nhiều về những điều nhỏ nhặt và “không thể giữ bình tĩnh được” thì đừng xấu hổ mà hãy xin lời khuyên từ các chuyên gia. Căng thẳng và lo lắng có thể là sản phẩm của tâm trí bạn và chắc chắn rằng nó có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của bạn. Bạn không thể làm ngơ trước những căn bệnh như sốt xuất huyết hay thương hàn, vậy tại sao bạn lại bỏ mặc chứng căng thẳng mãn tính và xem nó như “một chút căng thẳng nhỏ”?
Giảm cân chính là kết quả của quá trình hoạt động nhịp nhàng giữa các chức năng trong cơ thể, ở cả khía cạnh thể chất và tinh thần. Tập thể dục và tuân thủ chế độ ăn hợp lý cần được ưu tiên vì chúng tác động trực tiếp đến quá trình giảm cân. Như các bạn đã thấy ở trên, tập thể dục còn giúp giảm bớt căng thẳng. Hãy bỏ chút thời gian để nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần và dành cho cơ thể bạn những yêu thương và quan tâm, bạn sẽ nhận những lợi ích không ngờ đấy!
Phương Quỳnh / Kenshin.vn