Khi được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng giai đoạn 2, chắc chắn bệnh nhân và người thân sẽ vô cùng lo lắng. Cùng với đó, họ sẽ tự đặt ra cho mình vô vàn câu hỏi về căn bệnh này, đặc biệt là về cách điều trị bệnh hiệu quả để có thể kéo dài thời gian sống.
Bạn đang đọc: Ung thư trực tràng giai đoạn 2: Điều trị như thế nào hiệu quả?
Cách điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên mức độ lây lan của khối u và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Vậy, có những phương pháp nào điều trị hiệu quả căn bệnh này? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Tổng quan về ung thư trực tràng giai đoạn 2
Ung thư trực tràng xảy ra khi khối u ác tính hình thành trong các mô của trực tràng. Ở giai đoạn 2, khối u đã bắt đầu lan vào các lớp ở thành ngoài của trực tràng hoặc đôi khi có thể xâm nhập đến các mô lân cận. Tuy nhiên, chúng lại chưa lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc di căn đến các bộ phận xa hơn trong cơ thể.
Ung thư trực tràng giai đoạn 2 có thể được chia thành ba giai đoạn nhỏ, cụ thể như sau:
Các cách điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2
Hầu hết những người bị ung thư trực tràng giai đoạn 2 chưa di căn đến các cơ quan ở xa thường được điều trị bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kết hợp thêm hóa trị hoặc xạ trị trước hoặc sau khi phẫu thuật. Phác đồ điều trị trong giai đoạn này có thể như sau:
- Phẫu thuật riêng lẻ
- Hóa trị kết hợp với xạ trị, sau đó mới phẫu thuật
- Xạ trị trong thời gian ngắn, sau đó phẫu thuật và hóa trị
- Phẫu thuật trước, sau đó hóa trị kết hợp với xạ trị
- Hóa trị kết hợp với xạ trị, sau đó theo dõi tích cực. Phẫu thuật có thể được thực hiện nếu ung thư tái phát
- Tham gia một thử nghiệm lâm sàng với phương pháp điều trị mới.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 quan trọng và cần thiết nhất. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn trực tràng chứa khối u ung thư, cùng với các hạch bạch huyết cũng như các cơ quan lân cận gần đó tùy theo mức độ phát triển của khối u.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về bài tập Kegel: 4 lưu ý bạn phải biết khi tập kegel
Khối u ở trực tràng sẽ được loại bỏ bằng cách sử dụng một trong các loại phẫu thuật sau:
- Cắt polyp: Nếu tế bào ung thư được tìm thấy trong một polyp (một mảng mô nhỏ), chúng thường sẽ được loại bỏ trong quá trình nội soi.
- Cắt bỏ cục bộ: Nếu tế bào ung thư trực tràng giai đoạn 2 được tìm thấy ở bề mặt bên trong của trực tràng và chưa lan vào thành trực tràng, khối u và một lượng nhỏ mô lành xung quanh sẽ được loại bỏ.
- Cắt bỏ hoàn toàn: Nếu tế bào ung thư đã lan vào thành trực tràng, phần trực tràng bị ung thư và mô lành gần đó sẽ được cắt bỏ. Đôi khi, mô giữa trực tràng và thành bụng cũng được loại bỏ. Các hạch bạch huyết gần trực tràng cũng có thể được nạo vét và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu ung thư.
- Cắt bỏ bằng tần số vô tuyến: Đây là phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 sử dụng một đầu dò đặc biệt với điện cực nhỏ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đôi khi, đầu dò được đưa trực tiếp qua da và chỉ cần gây tê tại chỗ. Trong các trường hợp khác, đầu dò được đưa vào trong thông qua một vết rạch ở bụng và cần phải gây mê toàn thân tại bệnh viện.
- Phẫu thuật lạnh (Liệu pháp áp lạnh): Đây là phương pháp sử dụng một công cụ để đóng băng và phá hủy các mô bất thường.
- Cắt bỏ tiệt căn tiểu khung (Loại bỏ các cơ quan lân cận): Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan khác trong ổ bụng gần trực tràng thì bác sĩ phải tiến hành cắt bỏ các cơ quan này, ví dụ như phần dưới đại tràng, trực tràng và bàng quang. Ở phụ nữ, cổ tử cung, âm đạo, buồng trứng và các hạch bạch huyết lân cận có thể bị loại bỏ bỏ. Ở nam giới, tuyến tiền liệt có thể bị cắt bỏ.
Sau khi loại bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thủ thuật nối và khâu các phần lành của trực tràng lại với nhau. Trong các trường hợp khác, bác sĩ sẽ khâu phần trực tràng còn lại vào đại tràng, hoặc khâu đại tràng vào hậu môn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải tạo một lỗ thông từ trực tràng ra bên ngoài cơ thể để giúp loại bỏ chất thải.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, giúp việc phẫu thuật loại bỏ ung thư dễ dàng hơn. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được hóa trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Hóa trị được dùng dưới dạng uống hoặc tiêm. Thuốc sẽ đi vào máu và có thể tiếp cận các tế bào ung thư ở khắp cơ thể (hóa trị toàn thân). Đôi khi, thuốc hóa trị được đặt trực tiếp vào một cơ quan hoặc một khoang trong cơ thể như bụng và chủ yếu tác động đến các tế bào ung thư ở vùng đó (hóa trị vùng).
Liệu trình hóa trị sau phẫu thuật thường kéo dài tổng cộng khoảng 6 tháng. Nếu tiến hành hóa trị, các loại thuốc được lựa chọn kết hợp có thể bao gồm: liệu trình FOLFOX (oxaliplatin, 5-FU và leucovorin), 5-FU và leucovorin, CAPEOX (capecitabine kết hợp với oxaliplatin) hoặc capecitabine đơn thuần. Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ lan rộng của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình và loại thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Mối liên hệ giữa chứng mất trí nhớ và giai đoạn tiền mãn kinh
Không phải tất cả các trường hợp ung thư trực tràng giai đoạn 2 đều được điều trị bằng phương pháp hóa trị. Bởi phương pháp này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh nhân cần phải thảo luận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của hóa trị đối với bệnh tình của mình, bao gồm cả việc nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát bao nhiêu và những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Xạ trị
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại tia bức xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn không cho chúng phát triển. Có hai hình thức xạ trị, bao gồm:
- Xạ trị bên ngoài: Phương pháp này sử dụng một máy ở ngoài cơ thể để chiếu các tia bức xạ vào vị trí có khối u ung thư.
- Xạ trị bên trong: Phương pháp này sử dụng một chất phóng xạ được giữ trong kim, hạt hoặc ống thông và được đặt trực tiếp vào bên trong hoặc gần vị trí khối u.
Cách xạ trị được chỉ định tùy thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh. Thông thường, xạ trị bên ngoài được sử dụng nhiều để điều trị ung thư trực tràng.
Xạ trị trong thời gian ngắn trước khi phẫu thuật cũng có thể được áp dụng ở một số bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2. Phương pháp điều trị này sử dụng liều bức xạ thấp hơn so với phương pháp điều trị tiêu chuẩn, tiếp theo đó sẽ tiến hành phẫu thuật.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thêm những hiểu biết nhất định về ung thư trực tràng giai đoạn 2 và cách điều trị hiệu quả nhé!