Thuốc làm mềm phân là những loại thuốc được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa táo bón. Trước khi dùng các loại thuốc này, bạn cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động cũng như tác dụng phụ của chúng để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Bạn đang đọc: Sử dụng thuốc làm mềm phân điều trị táo bón và những điều cần biết
Vậy thuốc làm mềm phân là gì và chúng có khác biệt như thế nào với những loại thuốc nhuận tràng khác? Cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé!
Nội Dung
Thuốc làm mềm phân là gì?
Thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng là nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón. Các thuốc này thường là muối natri hoặc canxi của docusat, một chất diện hoạt có khả năng làm giảm sức căng bề mặt và làm cho nước dễ thấm vào khối phân, từ đó giúp phân mềm và dễ tống xuất ra ngoài hơn.
Thuốc thường được bào chế dưới dạng viên nang mềm, dung dịch uống hoặc dung dịch/hỗn dịch thụt trực tràng. Thuốc được cho là có tác dụng cục bộ trong ruột già.
Thông thường, thuốc được uống trước khi đi ngủ với liều lượng được khuyến cáo trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thuốc, bạn nên bổ sung nhiều nước cả ngày để giúp quá trình làm mềm phân diễn ra được dễ dàng hơn.
Những đối tượng nào thường được chỉ định dùng thuốc làm mềm phân?
Những ai nên dùng thuốc làm mềm phân?
Những ai nên dùng thuốc làm mềm phân? Câu trả lời là thuốc làm mềm phân thường được xem là sự lựa chọn tốt và phù hợp hơn cho những bệnh nhân cần phải giữ phân mềm để tránh tình trạng căng tức hoặc buộc phải rặn nhiều khi đi tiêu. Trong các nhóm thuốc nhuận tràng, nhóm thuốc này có thể được cân nhắc chỉ định thay các nhóm thuốc khác cho những đối tượng:
- Phụ nữ sau khi sinh
- Bệnh nhân vừa tiến hành phẫu thuật
- Những bệnh nhân đang bị hoặc có nguy cơ bị trĩ và nứt hậu môn
- Bệnh nhân bị bệnh tim (nếu được bác sĩ chỉ định)
- Những đối tượng cần hạn chế việc rặn quá nhiều khi đi tiêu khác…
Thời gian tác dụng của nhóm thuốc nhuận tràng này là bao lâu?
Thuốc làm mềm phân là nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng nhẹ và chậm. Vì vậy, bạn có thể cần sử dụng thuốc thường xuyên từ 1 – 3 ngày mới bắt đầu nhận thấy những tác dụng của chúng.
Tuy nhiên, các thuốc này thường được thiết kế để sử dụng trong thời gian ngắn, nghĩa là bạn chỉ nên dùng thuốc trong khoảng một tuần. Nếu phân của bạn vẫn cứng dù đã uống thuốc trong 1 tuần, hãy đi khám và thông báo cho bác sĩ.
Dùng thuốc làm mềm phân liệu có an toàn?
Tìm hiểu thêm: Sinh thiết vú
1. Dùng thuốc làm mềm phân người lớn liệu có an toàn?
Thường xuyên dùng thuốc làm mềm phân có an toàn không? Câu trả lời là thuốc nhuận tràng làm mềm không hấp thu vào máu và thường được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này rất hiếm gặp.
Một số người có thể gặp các tác dụng phụ nhẹ của thuốc như buồn nôn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Nếu sử dụng dạng dung dịch, bạn cũng có thể bị kích ứng cổ họng. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của thuốc, bạn nên ngừng sử dụng thuốc ngay.
Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Hãy đến bệnh viện ngay nếu sau khi dùng thuốc bạn có các triệu chứng như:
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Sốt
- Phát ban da
- Đau bụng, đau quặn bụng
- Nôn mửa…
Những người sử dụng thuốc nhuận tràng làm mềm lâu dài nhận thấy khả năng dung nạp thuốc nhiều hơn và họ cần tăng liều sử dụng theo thời gian mới nhận thấy hiệu quả. Tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, bạn không nên tăng liều hoặc dùng trong thời gian kéo dài nếu không có chỉ định của bác sĩ.
2. Liệu có thể dùng nhóm thuốc này cho trẻ em và phụ nữ có thai?
Việc dùng thuốc làm mềm phân có thể an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai. Thành phần của các thuốc này ít được hấp thu vào máu nên được xem là vô hại đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
Dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ liệu có an toàn?
Thuốc nhuận tràng làm mềm có tương tác với thuốc nào không?
>>>>>Xem thêm: Giải đáp đạp xe đạp có bị to bắp chân không
Muối docusat trong thuốc làm mềm phân có thể tương tác với một số thuốc như:
- Dầu khoáng: Muối docusat có thể làm tăng sự hấp thụ dầu khoáng.
- Aspirin: Dùng chung với aspirin có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng.
- Thuốc nhuận tràng khác như anthraquinon.
- Thuốc có chứa phenolphthalein.
Thuốc làm mềm phân tuy tác dụng chậm nhưng cho thấy nhiều lợi ích đối với những đối tượng cần hạn chế việc rặn quá nhiều khi đi tiêu. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, thuốc nhuận tràng làm mềm phân vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, bạn cần hiểu về thuốc cũng như các tác dụng phụ này để sử dụng thuốc an toàn và có cách xử lý khi cần thiết.