Ho cấp tính

Ho cấp tính

Bạn đang đọc: Ho cấp tính

Tìm hiểu về ho cấp tính

Ho cấp tính là gì?

Ho cấp tính là tình trạng ho kéo dài  đến dưới 3 tuần. Các nguyên nhân phổ biến gây ho cấp tính gồm cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm phổi.

Triệu chứng ho cấp tính

Những dấu hiệu và triệu chứng ho cấp tính là gì?

Thông thường, cơn ho có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe hoặc xảy ra cùng với các triệu chứng khác của bệnh phổi, tim, dạ dày và hệ thần kinh.

Các triệu chứng phổ biến thường đi kèm với ho cấp tính bao gồm:

  • Thở nông
  • Dễ mệt mỏi
  • Thở khò khè
  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Chứng ợ nóng
  • Giảm cân
  • Sốt và ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khó nuốt hoặc ho khi nuốt

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng ho không hết sau ba tuần. Đi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị ho đột ngột liên quan đến:

  • Khó thở nghiêm trọng
  • Mặt sưng và nổi mề đay
  • Đau ngực dữ dội
  • Ho ra máu

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu:

  • Gần đây tiếp xúc với người bị bệnh lao hoặc ho gà
  • Khó thở
  • Sốt
  • Chất nhầy có máu và mủ
  • Thở khò khè và tình trạng này không biến mất dù đã dùng ống hít
  • Sưng chân nghiêm trọng và khó thở, đặc biệt khi bạn nằm thẳng

Nguyên nhân ho cấp tính

Nguyên nhân ho cấp tính là gì?

Một số nguyên nhân phổ biến gây ho cấp tính như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ho cấp tính. Nhiễm trùng đường hô hấp trên là các bệnh nhiễm trùng cổ họng, thường do virus gây ra. Bệnh thường liên quan đến sốt, đau họng và chảy nước mũi. Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm thanh quản do virus và cúm. Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan, tạo ra tiếng ho với âm thanh chói tai cao.
  • Sốt hoa cỏ (viêm mũi dị ứng): tình trạng dị ứng phổ biến này có thể có các triệu chứng tương tự với cảm lạnh thông thường. Bệnh thường liên quan đến ho khan, hắt hơi và sổ mũi, thường do một tác nhân dị ứng trong môi trường gây ra.
  • Hít phải chất kích thích: tiếp xúc cấp tính với một số khói và hơi có thể gây viêm họng và đường thở, dẫn đến ho.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (hoặc LRTI): đây là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới cổ họng thường gây ho và sốt. Chúng có thể ảnh hưởng đến đường thở (viêm phế quản) hoặc phổi (viêm phổi).
  • Cục máu đông (hay thuyên tắc phổi): đây là một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng khi cục máu đông di chuyển, thường từ tĩnh mạch chân đến phổi gây khó thở đột ngột và đôi khi ho.
  • Xẹp phổi (hay tràn khí màng phổi): xẹp phổi có thể do tự phát hoặc chấn thương ngực, thường thấy hơn ở những người hút thuốc và có tiền sử khí phế thũng. Các dấu hiệu xẹp phổi bao gồm đau ngực đột ngột, ho khan và khó thở.
  • Suy tim (hoặc phù phổi): một trái tim yếu có thể khiến dịch tích tụ trong phổi, gây ho và khó thở trầm trọng hơn.
  • Chảy dịch mũi sau: tình trạng này xuất hiện dưới dạng ho khan do việc chảy dịch chất nhầy mãn tính từ phía sau mũi đến cổ họng. Thông thường, tình trạng này xảy ra sau khi bạn bị nhiễm trùng gần đây hoặc tiếp xúc với chất kích thích dị ứng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (hay GERD): đây là tình trạng các axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Axit có khả năng rò rỉ vào cổ họng, gây kích thích và ho khan. Trào ngược dạ dày thực quản thường liên quan đến chứng ợ nóng.

Chẩn đoán và điều trị ho cấp tính

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ho cấp tính?

Để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử bằng cách đặt các câu hỏi về lối sống và tình trạng ho. Ngoài ra, bạn còn cần làm kiểm tra vật lý và phổi. Hãy nói cho bác sĩ nghe nếu bạn ho ra nhiều chất nhầy, sốt hoặc thở nông. Bạn cũng cần cho họ biết những yếu tố nào có thể làm cho tình trạng ho đỡ hơn hoặc nặng hơn. 

Tùy thuộc vào triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau:

  • X-quang: để kiểm tra ngực
  • Xét nghiệm máu: để xác định có tình trạng nhiễm trùng nào trong cơ thể không
  • Chụp CT ngực
  • Xét nghiệm virus hô hấp
  • Xét nghiệm mẫu đờm
  • Đo dung tích phổi
  • Xét nghiệm dùng methacholine

Những phương pháp nào giúp điều trị ho cấp tính?

Một cơn ho cấp tính thường tự biến mất. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi bác sĩ về các loại thuốc giúp giảm ho. Bạn có thể cần thuốc để ngăn chặn ho, giảm sưng ở đường thở hoặc giúp giãn đường thở. Thuốc cũng có thể giúp bạn ho ra chất nhầy. Nếu bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể cần dùng kháng sinh.

Kiểm soát ho cấp tính

Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát ho cấp tính?

  • Không hút thuốc và tránh xa những người hút thuốc. Nicotine và các chất khác trong thuốc lá và xì gà có thể gây tổn thương phổi và làm cho cơn ho của bạn tồi tệ hơn. Ngoài ra, thuốc lá điện tử hoặc thuốc lá không khói vẫn chứa nicotine. Vì vậy, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm này.
  • Uống thêm nước theo chỉ dẫn. Nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy để bạn có thể ho. Ngoài ra, nước cũng sẽ giúp ngăn ngừa cơ thể mất nước. Tuy nhiên, bạn không uống các loại đồ uống có chứa caffeine vì sẽ làm tăng nguy cơ mất nước của cơ thể. Hãy hỏi bác sĩ để biết bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi. Bạn không nên tham gia các hoạt động khiến cơn ho của bạn tồi tệ hơn, chẳng hạn như tập thể dục.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy xông hơi. Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát hoặc máy xông hơi để tăng độ ẩm không khí trong nhà để giúp bạn dễ thở hơn và giảm ho.
  • Sử dụng thuốc ho hoặc viên ngậm trị ho. Những loại này có thể giúp giảm kích ứng họng và ho.
  • Dùng mật ong. Mật ong làm dịu cổ họng bị viêm và có thể làm giảm tần suất ho. Tuy nhiên, bạn không nên dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi do nguy cơ cao ngộ độc, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nào làm trẻ sơ sinh bị động kinh?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *