Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, rách hậu môn hoặc bệnh trĩ. Táo bón ở trẻ lại là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân. Trong đó, phần lớn nguyên nhân đến từ sai lầm của bố, mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.
Bạn đang đọc: Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị táo bón
Những sai lầm nào của bố, mẹ khiến trẻ dễ bị táo bón lâu ngày?
Tìm hiểu phân bé đang nói lên điều gì?
Nội Dung
1. Đối với trẻ sơ sinh chưa ăn dặm
Phần lớn nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh có liên quan đến sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức).
Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón vẫn có thể xảy ra. Biểu hiện thường gặp nhất của bé là không đi tiêu trong khoảng 7 ngày liên tục hoặc phân bé vón cục cứng, bé phải rặn mạnh mới đẩy được phân ra ngoài. Trẻ sơ sinh bị táo bón thường lười bú, mệt mỏi, khóc gắt trong mỗi lần đi vệ sinh.
Khi đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn của mẹ chưa đủ hàm lượng chất xơ cần thiết. Điều này khiến sữa mẹ không có đủ chất xơ khi dung nạp vào cơ thể bé. Khi thiếu chất xơ, hệ tiêu hóa của bé gặp nhiều cản trở trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó, bé dễ bị táo bón.
Trong khi đó, những trẻ được nuôi bằng sữa công thức thường bị táo bón lâu ngày do cách sử dụng sữa sai lầm của người lớn. Những sai lầm thường gặp nhất bao gồm:
Pha sữa không đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất
Nhiều người “lần đầu làm mẹ” thường nghĩ rằng pha sữa càng đặc sẽ càng giúp con được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ sữa trong mỗi lần uống. Đây là sai lầm “kinh điển” nhất trong cách pha sữa cho con khiến trẻ dễ bị táo bón.
Thực tế, trên mỗi lon sữa công thức đều nêu rõ các bước cần làm khi pha sữa cho con. Trong đó, nhà sản xuất cũng đưa ra lượng sữa và lượng nước phù hợp. Quy trình và công thức của mỗi nhãn hiệu có thể khác nhau nhưng mẹ cần làm đúng theo hướng dẫn của sản phẩm mình đang sử dụng. Nếu mẹ pha sữa quá đặc, trẻ có nguy cơ bị mất nước, làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
Trong những trường hợp khác, một số mẹ cho rằng khi con bị táo bón cần uống sữa loãng. Vì thế, mẹ pha sữa với lượng nước nhiều hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất. Cách pha sữa sai lầm này sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Pha sữa không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực ở đường tiêu hóa. Vì thế, mẹ cần điều chỉnh cách pha sữa để giảm nguy cơ táo bón và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất cho con.
Bảo quản sữa không đúng
Nếu bé không uống hết lượng sữa vừa pha, bạn hãy đậy kín nắp bình (kể cả phần núm bình) rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể giữ sữa an toàn trong 1 giờ sau khi pha. Nếu trong khoảng thời gian đó, bé có thể uống tiếp thì hãy hâm bình sữa trong một chiếc tô đựng nước nóng 70 độ để sữa ấm lên rồi mẹ nếm thử sữa trước khi cho bé uống.
Bạn không nên để sữa thừa ở điều kiện nhiệt độ bình thường sau 15 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để vi khuẩn xâm nhập vào sữa. Nếu uống sữa này, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sôi bụng…
Không để ý đến thành phần sản phẩm khi chọn sữa cho con.
Nhiều phụ huynh thường “đổ lỗi’ cho sữa công thức khiến trẻ bị táo bón nhưng lại không xác định được nguyên nhân sâu xa của nó. Thực tế, rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng và sữa công thức hiện nay có thành phần dầu cọ. Trong khi đó, dầu cọ chứa hàm lượng lớn axit palmitic. Đây là một dạng chất béo bão hòa có khả năng kết hợp với canxi từ thực phẩm và sữa tạo thành một hợp chất khó tan. Chính hợp chất này khiến trẻ bị táo bón.
Đổi sữa cho con liên tục trong thời gian ngắn khiến trẻ bị táo bón lâu ngày
Hệ tiêu hóa của trẻ cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả thức ăn và sữa công thức. Điều này sẽ khiến con có dấu hiệu táo bón trong thời gian đầu. Qua giai đoạn làm quen này, có nhiều khả năng tình trạng táo bón của con sẽ dần cải thiện.
Mặt khác, mọi đứa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 0-12 tháng tuổi) đều có giai đoạn thích nghi tự nhiên. Trong giai đoạn này, mọi cơ quan trong cơ thể bé đều phải tập làm quen với nhiều yếu tố bên ngoài bụng mẹ như không khí, sữa, ánh nắng mặt trời… Nhiều bé trong giai đoạn này gặp phải chứng táo bón nhưng sẽ cải thiện khi con dần làm quen với những yếu tố đó.
Tuy nhiên, có một thực tế là khi thấy con chậm đi ngoài hơn bình thường khi được bổ sung uống sữa công thức, bố, mẹ lại vội vàng đổi sữa. Khi đó, hệ tiêu hóa của con phải làm quen lại từ đầu trong mỗi lần thay đổi loại sữa mới. Điều này vô tình khiến tình trạng táo bón của trẻ không những không cải thiện mà còn kéo dài thời gian táo bón hơn.
2. Đối với trẻ ăn dặm
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân sỏi thận bắt nguồn từ đâu? Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa
Bé ăn dặm bị táo bón là tình trạng khá phổ biến. Điều này xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới. Nếu biết cách cải thiện, con sẽ hết táo bón trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón lâu ngày khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bố mẹ cần điều chỉnh một số sai lầm khi chăm sóc trẻ. Những sai lầm thường gặp, bao gồm:
Cho trẻ ăn quá ít hoặc quá nhiều chất xơ
Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe táo bón do thiếu chất xơ. Tuy nhiên, chế độ ăn quá nhiều chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón ở cả trẻ em và người lớn mà ít ai ngờ tới.
Chất xơ có hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiệm vụ hấp thụ nước, tạo thành một dạng gel trong hệ tiêu hóa khiến người ăn cảm thấy no lâu hơn. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan đóng vai trò như chất xúc tác để thức ăn dễ dàng đi qua dạ dày, ruột, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và cân bằng độ pH.
Trẻ ăn quá ít chất xơ thì hệ tiêu hóa sẽ không có đủ điều kiện thuận lợi để làm việc. Bên cạnh đó, trẻ được cho ăn quá nhiều chất xơ sẽ thường xuyên bị đầy hơi, co thắt bụng, chất gel trong dạ dày làm cản trở quá trình tổng hợp phân và hấp thụ các dưỡng chất khác.
Bố, mẹ ít cho trẻ uống nước khiến con bị táo bón lâu ngày
Ngay cả khi trẻ đã uống nhiều sữa trong ngày, bố, mẹ vẫn phải cho con uống đủ nước.
Đủ nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé diễn ra thuận lợi hơn. Mặt khác, nước sẽ giúp kết cấu phân mềm hơn để bé đi tiêu dễ dàng.
Hơn nữa, chế độ ăn cho trẻ ăn dặm thường khá phong phú. Điều này cũng đòi hỏi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để tiếp nhận và tổng hợp thức ăn. Thông thường, trẻ từ 6-12 tháng cần khoảng 100ml nước trên mỗi kg trọng lượng cơ thể cho mỗi ngày (bao gồm sữa). Ví dụ, trẻ nặng 10kg sẽ cần 1.000ml nước (1 lít) nước mỗi ngày. Nếu trẻ đã uống 800ml sữa thì mẹ cần bổ sung 200ml nước nữa.
Để biết trẻ có nhận đủ nước hay chưa, mẹ hãy căn cứ vào màu sắc nước tiểu. Trẻ thiếu nước thường có nước tiểu màu vàng đậm, lượng nước tiểu ít trong mỗi lần đi tiểu.
Ít cho trẻ vận động cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khái niệm vận động cần được hiểu bao gồm các hoạt động tay chân trong nhà và cả các hình thức vận động ngoài trời. Trẻ được vận động thường xuyên sẽ kích thích nhu động ruột làm việc tích cực hơn. Đây là điều kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
Trẻ ăn dặm bị táo bón lâu ngày do mẹ ép trẻ ăn quá nhiều
Mẹ thường xuyên ép trẻ ăn quá nhiều không chỉ khiến bé hình thành tâm lý sợ ăn, lâu dần bị biếng ăn mà còn khiến trẻ dễ bị táo bón.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, không có khả năng tiếp nhận quá nhiều thức ăn và chất dinh dưỡng cùng một lúc. Thay vì ép con ăn quá nhiều trong một lần ăn, mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để con tiêu hóa nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.
Những điều bố, mẹ cần làm khi trẻ bị táo bón lâu ngày
>>>>>Xem thêm: Thế nào là sản phẩm kem chống nắng tốt?
- Người nuôi con bằng sữa mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của mình (thêm nhiều rau, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ)
- Pha và bảo quản sữa đúng chuẩn với hướng dẫn của nhà sản xuất
- Cải thiện thực đơn ăn dặm cho trẻ
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Cho trẻ vận động ngoài trời nhiều hơn
- Chọn sữa và các thực phẩm không chứa dầu cọ. Mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa có liệt kê chi tiết tên loại dầu thực vật có trong công thức sữa thay vì chỉ ghi chung chung là “dầu thực vật’.