Bệnh viện Phụ sản Trung ương được thành lập từ thời Pháp thuộc và ngày càng nâng cao trình độ phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 về sản khoa, phụ khoa. Đây là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín trên toàn miền Bắc.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Với đội ngũ 1.155 cán bộ gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và bác sĩ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương không chỉ đảm nhiệm khám chữa các bệnh về sản khoa và phụ khoa mà còn tham gia đào tạo y khoa và nghiên cứu khoa học.
Địa chỉ Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 43 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Nội Dung
Các phòng ban của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện có 4 khối lớn được chia ra thành 8 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 khoa trung tâm.
Khối phòng ban
- Công đoàn bệnh viện
- Phòng Chỉ đạo tuyến
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Công tác xã hội
- Phòng Hành chính Quản trị
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Phòng Nghiên cứu khoa học
- Phòng Quản lý chất lượng
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế
- Phòng Đào tạo
- Phòng Điều dưỡng
- Đoàn Thanh niên Bệnh viện
Khối trung tâm
- Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh
- Trung tâm Chẩn đoán trước sinh
- Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia
- Trung tâm Sàn chậu
- Trung tâm Tế bào gốc máu cuống rốn
- Trung tâm Tư vấn Sức khỏe sinh sản & Kế hoạch hóa gia đình
- Văn phòng Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến
Khối lâm sàng
- Khoa Hồi sức cấp cứu
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Khám bệnh theo yêu cầu – 56 Hai Bà Trưng
- Khoa Phẫu thuật – gây mê
- Khoa Phụ ngoại
- Khoa Phụ nội tiết
- Khoa Phụ ung thư
- Khoa Sản bệnh lý
- Khoa Sản nhiễm khuẩn
- Khoa Sản thường
- Khoa Đẻ
- Khoa Điều trị theo yêu cầu
- Đơn vị Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Khối cận lâm sàng
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Dinh dưỡng
- Khoa Dược
- Khoa Giải phẫu bệnh lý
- Khoa Huyết học
- Khoa Sinh hóa
- Khoa Tế bào di truyền
- Khoa Vi sinh
- Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn
Quy trình khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương
1. Khám có Bảo hiểm Y tế
– Bệnh nhân lấy số và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn ở tầng 1 nhà G.
– Bệnh nhân làm thủ tục Bảo hiểm Y tế và nhận phiếu khám ở các bàn số 21 và 22.
– Bệnh nhân đi khám bệnh tại phòng 6 nhà A.
– Nếu bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục Bảo hiểm Y tế.
– Bệnh nhân cần siêu âm đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
– Bệnh nhân cần xét nghiệm đi lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung tầng 1 nhà A, đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Những người đến khám thai sẽ nhận kết quả ở đúng phòng mình được khám thai.
– Bác sĩ đọc kết quả siêu âm và xét ngiệm để kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn.
– Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện. Người bệnh nào có đơn thuốc thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ Bảo hiểm Y tế. Người bệnh lấy thuốc Bảo hiểm Y tế tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.
– Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục Bảo hiểm Y tế và lấy lại thẻ Bảo hiểm Y tế.
2. Khám ở khoa khám bệnh
– Bệnh nhân lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn tầng 1 nhà G.
– Bệnh nhân đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh theo số tự.
– Bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám.
– Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và đợi mua hóa đơn.
– Bệnh nhân cần siêu âm thì đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
– Bệnh nhân cần xét nghiệm đi lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung ở tầng 1 nhà A, đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Những người đến khám thai sẽ nhận kết quả ở đúng phòng mình được khám thai.
– Bác sĩ đọc kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Giờ làm việc của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
• Thứ Hai – Thứ Sáu: 6h30 – 16h30
• Thứ Bảy, Chủ nhật: chỉ khám dịch vụ.
Giá khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Tìm hiểu thêm: Đi ngoài bao nhiêu lần mỗi tuần là tốt?
>>>>>Xem thêm: Hạt thông không những ăn được mà còn làm thức uống!
Bệnh viện Phụ sản Trung ương có đầy đủ các dịch vụ khám chữa các bệnh lý sản khoa và phụ khoa nhưng có một số dịch vụ không được bảo hiểm chi trả.
Khám lâm sàng
– Có bảo hiểm y tế: 20.000 đồng
– Không có Bảo hiểm Y tế: 100.000 đồng
Khám chuẩn đoán ca khó: 200.000 đồng
Soi sổ tử cung: 150.000 đồng
Siêu âm
– Có bảo hiểm y tế: 30.000 – 150.000 đồng
– Không có bảo hiểm: 50.000 – 350.000 đồng
Chụp X-quang: 32.000 – 8.180.000 đồng
Xét nghiệm giải phẫu bệnh: 200.000 – 700.000 đồng
Xét nghiệm huyết học: 25.000 – 172.000 đồng
Xét nghiệm sinh hóa: 20.000 – 500.000 đồng
Xét nghiệm tế bào di truyền: 40.000 – 500.000 đồng
Xét nghiệm vi sinh: 40.000 – 360.000 đồng
Các phương pháp kế hoạch hóa gia đình: 50.000 – 1.000.000 đồng
Các phương pháp hỗ trợ sinh sản: 80.000 – 15.000.000 đồng
Chẩn đoán trước sinh: 45.000 – 16.500.000 đồng
Chăm sóc tại nhà: 130.000 – 3.600.000 đồng
Các thủ thuật khám chữa bệnh cho bé sơ sinh: 10.500 – 500.000 đồng
Các thủ thuật – phẫu thuật khác: 5.000 – 2.500.000 đồng
Với lịch sử phát triển lâu đời, Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn cố gắng mang đến cho bệnh nhân môi trường khám chữa bệnh thoải mái và chất lượng. Bệnh viện không chỉ là nơi chăm sóc sức khỏe cho người dân mà còn nghiên cứu để đóng góp vào nền y học thế giới.