Măng là thực phẩm vô cùng quen thuộc với những ai yêu thích ẩm thực Việt. Đặc biệt đây là món không thể thiếu trong mâm cơm cúng Tết, cúng giỗ của nhiều gia đình. Vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi thắc mắc “Bà bầu có được ăn măng không” lại được quan tâm nhiều đến thế.
Bạn đang đọc: Bà bầu có được ăn măng không? Hãy cẩn thận kẻo hại bé cưng
Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc ăn măng khi mang thai. Người thì cho là “được” vì đây là thực phẩm bổ dưỡng, trong khi kẻ khác lại bảo “không” bởi độc tố trong măng có thể tác động xấu đến thai nhi. Vậy thực hư thế nào? Hãy cùng Kenshin.vn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu có được ăn măng không từ Bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung trong bài viết sau.
Nội Dung
Bà bầu có được ăn măng không?
Măng là tên gọi chung của hàng chục loại măng với hương vị riêng biệt, 3 trong số những cái tên phổ biến được dùng nhiều nhất là măng tre, măng trúc và măng nứa. Loại nào cũng sở hữu hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú. Măng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau với hương vị rất đặc trưng, hấp dẫn như: xáo măng vịt, măng hầm giò heo, miến măng, măng luộc, măng muối chua nấu canh… Thế nên thắc mắc bầu ăn măng được không không, bầu ăn măng tươi được không… là câu hỏi của khá nhiều phụ nữ mang thai trót ghiền các món ngon từ nguyên liệu dân dã này.
Câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn măng được không là phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn măng nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép. Dù là măng tươi hay khô thì mẹ chỉ nên dùng từ 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần không quá 200 gram (với măng khô là tính lượng măng đã được ngâm nở). Ngoài ra, để an toàn khi dùng măng, khi mua măng về mẹ phải chú ý đặc biệt đến khâu sơ chế nhằm loại bỏ tối đa độc chất cyanide còn tồn đọng ở măng. Vấn đề này sẽ được nói rõ hơn ở phần sau.
Bà bầu ăn măng hưởng 4 lợi ích tuyệt vời
Đến đây hẳn là bạn không còn thắc mắc về việc bầu ăn măng được không. Vậy ăn măng khi mang thai có tác dụng gì? Bà bầu ăn măng có chừng mực vừa không gây hại cho sức khỏe mà còn nhận được những lợi ích sau đây:
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Bà bầu có được ăn măng không? Măng là thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn và virus nên mẹ bầu hãy dùng vào những tháng giao mùa để phòng ngừa cảm lạnh và cúm.
2. Bà bầu ăn măng được không? Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Điều này là bởi chất xơ trong măng giúp giảm hấp thụ cholesterol xấu. Việc bổ sung chất xơ còn có tác dụng làm mềm phân, giảm ách tắc đường ruột hỗ trợ điều trị chứng táo bón khi mang thai hiệu quả
3. Hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng
Bà bầu có được ăn măng không? Măng được xem là thực phẩm có hàm lượng calo thấp. Một chén măng nhỏ chỉ chứa khoảng 13 calo và nửa gam chất béo. Măng cũng giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu hơn.
4. Bà bầu ăn mang giúp phòng ngừa ung thư
Bà bầu có được ăn măng không? Măng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa ngăn hoạt động của gốc tự do là nguyên nhân gây ung thư.
5. Tốt cho hệ tiêu hóa
Phụ nữ mang thai rất hay gặp phải tình trạng táo bón. Vậy nên việc bổ sung các loại rau củ quả để bổ sung chất xơ tự nhiên vào chế độ ăn là vô cùng cần thiết, trong đó bao gồm cả măng khô và măng tươi. Măng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp phòng ngừa táo bón và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa rất hiệu quả.
Bên cạnh những giá trị sức khỏe vừa nêu, cổ học Ayurveda (Ấn Độ) cho rằng việc dùng nước măng luộc bôi ngoài da sẽ giải độc vết rắn hoặc bò cạp cắn. Tuy nhiên, vấn đề này cần có sự kiểm chứng của y học hiện đại.
Có thể bạn quan tâm
Bà bầu có nên ăn dứa không? Tư vấn từ bác sĩ sản khoa
Những rủi ro có thể xảy ra khi ăn măng mà mẹ bầu cần biết
Tìm hiểu thêm: Nên ăn gì trước khi tập thể dục?
Hẳn là đọc đến đây, bạn đã không còn băn khoăn về việc bầu ăn măng được không? Vậy mẹ bầu ăn măng khi mang thai thường xuyên có thể gặp phải nguy cơ gì hay không? Câu trả lời sẽ có ở bên dưới, bạn đừng bỏ lỡ!
Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc bà bầu ăn măng sẽ gây hại đến thai nhi, nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tốt nhất mẹ bầu không được dùng với lượng lớn. Bởi lẽ các loại măng nói chung chứa rất nhiều độc tố nếu không được sơ chế đúng cách, đặc biệt là thành phần glucozit khi vào dạ dày sẽ bị chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN) gây ngộ độc với biểu hiện dễ thấy nhất là nhức đầu, buồn nôn, lưỡi bị tê đi sau đó là hạ huyết áp, co giật, liệt hô hấp nếu tình nhiễm độc nặng.
Theo thống kê, trong 100g măng tươi có khoảng 32 – 38mg HCN, măng đã luộc chín thì còn khoảng 2,7mg và ở nước luộc măng là 10mg.
Ngoài ảnh hưởng trên, HCN còn có thể tác động đến hệ hô hấp, làm bất hoạt enzyme chuyển hóa sắt gây tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sản phụ trong 3 tháng đầu chưa quen dần với những thay đổi khi mang thai nếu ăn măng sẽ có nguy cơ gặp chứng đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy tốt nhất mẹ nên tránh dùng trong giai đoạn này.
Ngoài ra, mẹ bầu ăn măng còn có thể gây co thắt tử cung, kích thích chuyển dạ nếu dùng với số lượng lớn.
Có thể bạn quan tâm
Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Bỏ ngay 8 loại thực phẩm tối kỵ sau
Ăn măng khi mang thai: Những lưu ý thiết thực dành cho mẹ bầu!
>>>>>Xem thêm: Trà xanh
Như đã đề cập, bà bầu có được ăn măng không, ăn bao nhiêu là phù hợp còn phụ thuộc vào lượng dùng và cách sơ chế. Để đảm bảo thai kỳ an toàn, mẹ nên tham khảo những lời khuyên sau:
- Để măng hết đắng và không còn độc tố, khi mua măng về mẹ nên bóc vỏ, thái lát mỏng sau đó cho vào chậu nước ngâm qua đêm, trong khi ngâm cần xả nước nhiều lần rồi đem luộc chín kỹ. Lưu ý không nên đậy nắp nồi khi luộc măng. Luộc xong cần xả dưới vòi nước chảy rồi đem ngâm trong nước sạch để loại bớt độc chất.
- Với măng khô, bạn phải ngâm măng với nước muối loãng ít nhất 6 giờ. Trong quá trình ngâm cầm xả nước nhiều lần rồi luộc lại và xả cho đến khi nước trong mới đem chế biến.
- Mẹ bầu cần tránh ăn măng đã chế biến sẵn vì không đảm bảo việc sơ chế đã loại bỏ hết độc tố trong măng hay chưa.
- Nước ngâm hay luộc măng cần phải đổ bỏ vì có chứa thành phần HCN gây hại.
- Mẹo để mua măng tươi ngon là chọn nhưng cây măng còn tươi mới, vỏ măng không có đốm, ngửi sẽ thấy có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Nếu chọn mua măng đã sơ chế (bóc vỏ, bào mỏng), bạn cần chọn măng có màu trắng ngà tự nhiên, giòn, thơm nhẹ. Tránh chọn măng có màu sắc bắt mắt (rất trắng hoặc vàng) vì thường được tẩm ướp hóa chất.
- Không nên ăn đồ lạnh ngay sau khi ăn măng để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, khi ăn phải nhai chậm, nếu thấy có biểu hiện đầy hơi sau ăn phải lập tức báo ngay cho bác sĩ.
- Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém hoặc mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật không nên dùng loại thực phẩm này vì sẽ khiến bệnh nặng thêm
Có thể bạn quan tâm
Bà bầu ăn cóc được không, cần phải chú ý những gì?
Mong rằng với những thong tin được chia sẻ trong bài, bạn vừa có được câu trả lời cho việc bà bầu có được ăn măng không vừa có thêm những kiến thức bổ ích để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất, đảm bảo sức khỏe thai kỳ.