Phục hồi sau phẫu thuật đại trực tràng phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật. Một số yếu tố cũng góp phần vào quá trình hồi sức và khỏe mạnh trở lại sau khi mổ.
Bạn đang đọc: Bạn đã biết cách chăm sóc sau phẫu thuật đại trực tràng?
Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về những gì phẫu thuật có thể đem lại cũng như thời gian phục hồi. Nếu bạn hay người thân có tiền sử bệnh tim, đái tháo đường, phổi… thì quá trình phục hồi sau phẫu thuật sẽ kéo dài hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau phẫu thuật đại trực tràng bao gồm:
- Tuổi tác
- Tình trạng bệnh lý khác
- Chế độ ăn
- Lối sống (Có hút thuốc lá hoặc tập thể dục không?)
Nội Dung
Phục hồi trong bệnh viện
Khi phẫu thuật chủ yếu thực hiện toàn bộ ở vùng đại trực tràng, bạn có thể được yêu cầu nằm viện từ 3–7 ngày. Trong thời gian này, bác sĩ và y tá sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, theo dõi bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra và tạo điều kiện để bạn trở lại chế độ dinh dưỡng, hoạt động bình thường.
Biến chứng có thể xảy ra
Phẫu thuật đại trực tràng cũng tiềm ẩn một vài rủi ro và biến chứng như:
- Chảy máu và nhiễm trùng
- Tắc nghẽn ruột (xảy ra ở ruột non nếu mô sẹo phát triển)
- Vết thương phẫu thuật gặp vấn đề
Nếu các biến chứng xảy ra, thời gian nằm viện cũng như hồi phục sẽ kéo dài hơn bình thường. Ngoài ra, bạn có thể cần hỗ trợ thêm sau khi xuất viện. Chẳng may bạn bị nhiễm trùng tại các vết thương phẫu thuật, y tá sẽ thực hiện các chăm sóc vết thương tại nhà cho đến khi lành hẳn.
Tìm hiểu thêm: Chè đậu xanh phổ tai: Món ăn giải nhiệt ngày nắng nóng
>>>>>Xem thêm: Nhận biết triệu chứng ngộ độc rượu và cách xử trí đúng, an toàn
Sau khi xuất viện
Nếu người thân của bạn thực hiện phẫu thuật đại trực tràng, bạn có thể chuẩn bị một vài thứ ở nhà trước khi đón họ về. Điều đó giúp ngăn chặn được các biến chứng có thể xảy ra cũng như trợ giúp cho người thân yêu hết sức có thể.
Chăm sóc cá nhân
Những hoạt động cá nhân thường ngày như tắm, đi vệ sinh đều trở thành thách thức đối với những người vừa phẫu thuật vùng bụng. Nếu bạn ở nhà có nhiều tầng, việc di chuyển lên xuống cầu thang cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tốt nhất, bạn nên dọn dẹp sẵn một căn phòng ở tầng trệt và nằm gần nhà vệ sinh để tiện đi lại.
Sử dụng thuốc
Lên danh sách tất cả những thuốc mà bạn đang dùng và đảm bảo chúng không gây ảnh hưởng gì đến quá trình phẫu thuật. Sau khi xuất viện, bác sĩ có thể kê cho bạn vài loại thuốc giúp kiểm soát cơn đau, đảm bảo phục hồi nhanh hơn. Bạn phải luôn chuẩn bị thuốc đầy đủ vì cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sau khi phẫu thuật.
Nếu người thân của bạn thực hiện phẫu thuật đại trực tràng, hãy luôn để mắt đến họ sau khi được trở về nhà. Các loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng hết, người thân của bạn sẽ cảm nhận các cơn đau dữ dội nếu không sử dụng thuốc kịp thời. Bạn cũng cần đảm bảo họ luôn sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và liên lạc ngay với bác sĩ nếu thuốc không có tác dụng.
Trường hợp có quá nhiều thuốc cần dùng, bạn có thể sắp xếp chúng vào những hộp nhỏ chia thành từng liều dùng thích hợp hoặc lập kế hoạch uống thuốc hàng ngày để dễ dàng quản lý.
Hầu hết người bệnh sau phẫu thuật đại trực tràng đều không muốn ăn quá nhiều. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn cũng như tham khảo chế độ ăn uống từ bác sĩ. Những thực phẩm mềm, canh, súp và nước hầu như được khuyến khích cho người bệnh sau phẫu thuật.
Khi nào bạn cần liên lạc với bác sĩ?
Bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau khi xuất viện và hãy liên lạc với bác sĩ ngay nếu có bất kỳ vấn đề gì như sau:
- Cơn đau ngày càng tăng hoặc thuốc giảm đau không còn tác dụng giúp kiểm soát cơn đau
- Sốt cao (trên 38ºC), chảy dịch hoặc máu xung quanh vết mổ
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường như nôn mửa, nhầm lẫn, trí tuệ không tỉnh táo…
- Không đi vệ sinh được sau 4 ngày phẫu thuật hoặc đang đi bình thường thì dừng lại
- Phân có màu đen hoặc có lẫn máu trong phân
- Sưng, đau vùng bụng kèm theo nôn hoặc buồn nôn
- Khó thở, đau ngực
- Chân sưng phù, cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bắp chân sau
- Tăng tiết dịch ở vùng trực tràng
- Có cảm giác nặng nề ở vùng bụng hay trực tràng.