Cholesterol vốn dĩ không xấu hoàn toàn. Vai trò của cholesterol trong máu với hàm lượng các thành phần cân bằng sẽ giúp cơ thể duy trì hoạt động sống và có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cholesterol tăng cao có thể dẫn tới hình thành mảng xơ vữa, làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Bạn đã biết đến vai trò của cholesterol trong cơ thể chưa?
Vậy, vai trò của cholesterol cụ thể là gì và làm sao để duy trì mức cholesterol ổn định? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một loại chất béo lưu thông trong máu và được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể. Có hai nguồn cholesterol là do gan tổng hợp hoặc hấp thu từ thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như lòng đỏ trứng, mỡ/da/nội tạng/thịt động vật và các sản phẩm từ sữa như phô mai.
Cholesterol và triglycerid (một chất béo khác trong máu) không thể lưu thông tự do, mà phải được biến đổi thành lipoprotein. Hai loại lipoprotein được biết đến nhiều nhất là lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). Trong đó:
Vai trò của cholesterol trong cơ thể
Cholesterol xuất hiện trong mọi tế bào của cơ thể và đây là thành phần đặc biệt quan trọng đối với não, dây thần kinh và da. Ba vai trò chính của cholesterol bao gồm:
Cholesterol có chức năng gì trong màng sinh chất
Cholesterol là thành phần không thể thiếu của lớp ngoài tế bào (màng tế bào, màng sinh chất). Nhờ cấu trúc đặc biệt, màng tế bào sẽ kiểm soát chặt chẽ sự ra vào của các chất, tín hiệu thần kinh.
Một ví dụ thực tế về vai trò của cholesterol với màng tế bào là nếu không có thành phần này thì tế bào T (một loại bạch cầu) sẽ không thể duy trì màng tế bào và vỡ ra.
Tổng hợp vitamin và hormone cần thiết cho cơ thể
Một vai trò của cholesterol cũng vô cùng quan trọng, đó là tham gia tạo ra vitamin D và các hormone steroid.
Cholesterol là thành phần quan trọng để các tuyến nội tiết tổng hợp những hormone từ steroid, đặc biệt là các hormone sinh dục như testosterone và progesterone, aldosterone (hormone giúp thận giữ nước) và cortisol (hormone có vai trò ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể).
Cholesterol cũng là thành phần được da dưới tác động của ánh sáng mặt trời tổng hợp thành vitamin D. Vitamin D là cầu nối giúp xương hấp thụ được canxi, hỗ trợ duy trì mật độ xương, góp phần xây dựng cơ xương khớp và răng luôn chắc khỏe.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa phân hủy chất béo
Cholesterol HDL cũng được gan sử dụng để tạo ra axit mật. Axit mật được giải phóng vào ruột để phân hủy chất béo trong đường tiêu hóa, từ đó ruột non mới hấp thụ vào máu được.
Ngoài ra, chất béo trung tính là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là khi thiếu glucose.
Nồng độ cholesterol cũng rất quan trọng
Khi hàm lượng cholesterol trong máu thay đổi có thể làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe của bạn. Nếu bạn có quá nhiều cholesterol LDL hoặc quá ít cholesterol HDL, cholesterol LDL có thể kết hợp với các chất khác trong máu để tạo thành mảng bám trên thành động mạch (xơ vữa động mạch). Mảng bám khiến thành động mạch dày và cứng, lòng mạch hẹp và động mạch kém đàn hồi. Do đó, sự lưu thông của máu đi nuôi cơ thể cũng bị cản trở.
Mặt khác, nếu mảng xơ vữa vỡ ra sẽ kích hoạt hệ thống đông máu, kéo theo nhiều chất khác tạo thành cục máu đông. Cục máu đông lớn dần sẽ gây bít tắc mạch máu, ngăn chặn hoàn toàn máu lưu thông. Nếu vị trí tắc nghẽn nằm tại các mạch máu quan trọng thì hậu quả rất khó lường, đó là nghẽn mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim, mạch cảnh não gây đột quỵ nhồi máu não, không cấp cứu kịp rất dễ tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.
Đây cũng là lý do tại sao vai trò của cholesterol và nồng độ của thành phần này trong máu lại vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người.
Hiểu vai trò của cholesterol trong máu để biết cách kiểm soát
Điều quan trọng là chúng ta cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ và làm xét nghiệm chỉ số cholesterol thường xuyên để luôn chủ động kiểm soát được mức độ cholesterol trong máu.
Đối với những người có xơ vữa động mạch, các bệnh lý mạch máu hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bác sĩ khuyến nghị mức LDL lý tưởng là dưới 70mg/dl và con số này ở những người khỏe mạnh bình thường là dưới 100mg/dl. Riêng nhóm người từ 40 đến 75 tuổi đang mắc bệnh tiểu đường và có mức LDL trên 70mg/dl nên xem xét cần dùng thuốc để kiểm soát.
Tìm hiểu thêm: Da trẻ bị khô là thiếu chất gì? Bật mí các cách trị khô da ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Kế hoạch chuẩn bị mang thai lần 2: Những lưu ý quan trọng bạn cần biết
Bạn có thể giảm lượng cholesterol xấu LDL, tăng lượng cholesterol tốt HDL bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch.
Ngoài ra, nếu chỉ thay đổi lối sống không đủ làm giảm cholesterol, bạn cũng có thể cần phải kết hợp với việc dùng thuốc do bác sĩ chỉ định. Nhóm statin là một nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất. Trong đó, 2 loại thuốc có hiệu quả nhất là atorvastatin và rosuvastatin. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc khác như chất ức chế ezetimibe và PCSK9.
Một số người bị tăng cholesterol trong máu do di truyền, có nguy cơ gây biến chứng viêm tụy cấp, có thể cần điều trị bằng phương pháp được gọi là lọc máu chọn lọc lipoprotein. Phương pháp điều trị này sử dụng một máy lọc máu để loại bỏ LDL ra khỏi máu. Sau đó, máy sẽ trả lại phần máu còn lại cho người bệnh.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò của cholesterol trong cơ thể và cách kiểm soát mức cholesterol để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.