Đau răng là triệu chứng thường gặp nhất và cũng là cơn “ác mộng” nếu bạn chưa thể thu xếp được thời gian đi khám. Vậy khi bị đau răng nên làm gì? Cách làm hết nhức răng nhanh nhất là gì? Tham khảo 10 cách giảm đau răng tại nhà từ các nguyên liệu và thảo dược có sẵn dưới đây có thể là “cứu cánh” dành cho bạn.
Bạn đang đọc: Bật mí 10 cách giảm đau răng tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện
Nếu không thể thu xếp để đến nha sĩ ngay, bạn hãy áp dụng cách giảm đau răng tạm thời từ Kenshin.vn để giảm bớt khó chịu ngay tức thì nhé. Tuy nhiên những cách giảm đau răng tại nhà này chỉ là các cách trị nhức răng tức thời, không thể thay thế cho sự chẩn đoán cũng như điều trị của bác sĩ chuyên khoa bạn nhé!
Nội Dung
- 1 1. Súc miệng bằng nước muối
- 2 2. Cách giảm cơn đau răng: Áp khăn lạnh
- 3 3. Mẹo giảm đau răng bằng túi trà bạc hà
- 4 4. Cách giảm đau răng bằng hành tây hiệu quả tức thì
- 5 5. Cách trị nhức răng tức thời bằng tỏi
- 6 6. Nhức răng nên làm gì? Dùng dầu đinh hương
- 7 7. Dầu xạ hương
- 8 8. Cỏ lúa mì
- 9 9. Ngậm rượu
- 10 10. Gel nha đam
1. Súc miệng bằng nước muối
Cách giảm đau răng nhanh nhất là súc miệng bằng nước muối
Một trong những cách giảm đau răng nhanh nhất tại nhà là sử dụng nước muối. Muối biển được xem là vị thuốc thần kỳ giúp hỗ trợ sức khỏe cũng như hỗ trợ hệ miễn dịch, ổn định nhịp tim và huyết áp, kiềm hóa cơ thể và làm giảm đau răng hiệu quả.
Các thành phần chống vi khuẩn tự nhiên có trong muối biển giúp giảm nhẹ triệu chứng đau răng và tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây viêm. Ngoài ra, muối biển cũng chứa hơn 60 loại chất khoáng giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và hiệu quả.
Mẹo giảm đau răng bằng cách súc miệng nước muối:
- Lấy 1/2 – 1/3 muỗng cà phê muối
- Cho muối vào ly nước ấm, thử lại có cảm giác lờ lợ là vừa, không súc miệng bằng nước muối quá mặn
- Súc từng ngụm nước muối nhiều lần cho đến khi hết ly.
Đây là một trong những cách giảm đau răng tại nhà hay cách trị đau răng tại nhà nhanh nhất. Các bạn cũng có thể dự trữ sẵn các chai nước muối chuyên dành để súc miệng được bán rộng rãi ở nhà thuốc Tây với nồng độ phù hợp để súc miệng hằng ngày ngay cả khi không đau răng. Việc này giúp khoang miệng luôn sạch sẽ và răng chắc khỏe.
2. Cách giảm cơn đau răng: Áp khăn lạnh
Nhiều người thường thắc mắc nhức răng nên làm gì cho mau bớt đau? Câu trả là hãy chườm khăn lạnh. Theo các chuyên gia nha khoa, một trong những cách trị nhức răng tức thời, cách giảm đau răng sâu, giảm đau răng khi mọc răng khôn hiệu quả nhất là áp/chườm lạnh.
Tuy nhiên, chườm lạnh chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp viêm cấp; nghĩa là đây chỉ là cách trị nhức răng tức thời. Vì vậy, sau khi chườm khăn lạnh các bạn cần sắp xếp đến bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân, giải quyết vấn đề nếu muốn các cơn đau răng dứt điểm.
Cách trị nhức răng tức thời bằng cách chườm lạnh:
- Đặt khăn sạch vào ngăn đá, chờ cho thật lạnh thì lấy ra dùng hoặc bạn cũng có thể cho một ít đá vào túi vải, khăn voan, không áp/chườm đá trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh
- Áp khăn chườm bên ngoài má ở vị trí kích ứng khoảng 20 phút, không áp trực tiếp vào chỗ đau
- Lặp lại sau mỗi 4 đến 6 giờ.
3. Mẹo giảm đau răng bằng túi trà bạc hà
Cách trị đau răng khẩn cấp với túi trà bạc hà
Ngoài hai cách ở trên, còn có cách giảm đau răng tại nhà nhanh nhất nào hay không? Câu trả lời là có. Nếu có thói quen uống trà túi lọc, bạn có thể áp dụng cách giảm đau răng tại nhà bằng túi trà bạc hà. Túi trà bạc hà có thể giúp giảm đau răng tạm thời do bạc hà có đặc tính làm tê. Ngoài ra, chất tanin trong trà còn giúp kháng khuẩn và kháng viêm rất hữu hiệu, làm dịu da kích ứng, nhạy cảm và làm giảm các triệu chứng khó chịu ở nướu.
Mẹo giảm đau răng bằng cách chườm túi trà bạc hà:
4. Cách giảm đau răng bằng hành tây hiệu quả tức thì
Cách làm giảm đau răng nhanh nhất là gì hay bị đau răng nhai hành tây có bớt đau không? Theo các chuyên gia nha khoa, bạn hoàn toàn có thể trị đau răng bằng hành tây như một biện pháp tạm thời. Nguyên do là bởi hành tây có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp tiêu diệt vi trùng trong khoang miệng, ngăn lây lan và ngừa sâu răng.
Đặc biệt, hành tây còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm ở răng và nướu, ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Từ lâu, việc nhai hành tây đã được dùng như một liệu pháp trị liệu tại nhà giúp giảm đau răng, chữa kích ứng nướu và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong hành có hợp chất lưu huỳnh. Khi tiếp xúc với nước bọt, chúng giúp tạo thành axit sunfuric gây tê và có tác dụng giảm đau răng.
Cách giảm đau răng bằng cách nhai hành tây:
- Nhai một lát hành lớn trong vùng có răng bị đau cho đến khi mùi nồng của hành biến mất
- Tiếp tục nhai những lát hành khác cho đến khi cảm thấy đỡ đau
Trong trường hợp đau răng quá không nhai được hành tây thì làm thế nào? Trong trường hợp này, bạn có thể ép lấy nước hành tây và thoa trực tiếp lên chỗ răng đau bằng bông gòn thấm nước ép và lặp lại nhiều lần trong ngày. Trên đây là 2 cách chữa đau răng tại nhà nhanh nhất bằng hành tây mà bạn nên tham khảo.
5. Cách trị nhức răng tức thời bằng tỏi
Tìm hiểu thêm: 6 loại rau củ quả giúp bạn tăng cân lành mạnh
Cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà bằng tỏi là làm gì hay cách trị nhức răng tức thời bằng tỏi ra sao, có hiệu quả không? Theo các chuyên gia sức khỏe, tỏi chứa rất nhiều hợp chất có khả năng ngăn chặn viêm và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển.
Không những vậy, tỏi còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây mảng bám trong răng và là cách làm giảm đau răng sâu hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi có chứa allicin, có khả năng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, có thể dùng tỏi như một cách giảm đau răng nhanh nhất.
Cách chữa đau răng bằng phương pháp nhai tép tỏi:
- Lột vỏ và rửa sạch một tép tỏi. Bắt đầu nhai tép tỏi ở vùng có răng bị đau.
- Nếu vẫn chưa hết đau, hãy tiếp tục nhai tép thứ hai.
- Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzym trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin. Nên nếu răng đau không thể nhai cả tép tỏi có thể băm nguyễn và chờ 1 lúc trước khi bắt đầu sử dụng để tận dụng được hiệu quả tuyệt vời của allicin.
- Có thể kết hợp tỏi với gừng hoặc muối để tăng hiệu quả và giảm sự khó chịu do mùi tỏi gây ra.
Lưu ý
Cách giảm đau răng bằng tỏi là cách trị nhức răng tức thời và bạn nên đi đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau mới có thể xử lý triệt để.
6. Nhức răng nên làm gì? Dùng dầu đinh hương
Một trong những cách làm hết nhức răng nhanh nhất hay cách giảm đau răng nhanh nhất bằng tinh dầu là gì? Hãy tham khảo mẹo trị nhức răng bằng đinh hương. Đinh hương là một thảo dược rất tốt trong việc làm giảm đau như đau răng, mọc răng hay nhiệt miệng. Vì trong tinh dầu đinh hương là Eugenol có khả năng gây tê tự nhiên.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng dầu đinh hương đúng cách. Chẳng hạn, không nên thoa trực tiếp dầu vào chỗ răng đau vì sẽ làm cơn đau trở nặng và gây kích ứng lưỡi.
Cách làm giảm đau răng bằng dầu đinh hương:
- Thấm 2 giọt dầu đinh hương vào miếng bông gòn và đặt vào vùng răng đau cho đến khi cơn đau biến mất.
- Ngoài ra, bạn có thể nhai lá đinh hương để tiết một ít dầu và ngậm khoảng nửa tiếng cho đến khi cơn đau giảm dần.
So với tỏi và hành tây, đinh hương là 1 giải pháp giảm đau hiệu quả, dễ thích nghi, mùi thơm đặc trưng của dầu đinh hương cũng góp phần làm thư giãn tinh thần và hơi thở thơm tho sau những ngày đau răng khiến chúng ta ái ngại việc vệ sinh răng miệng triệt để. Có thể pha tinh dầu đinh hương vào nước súc miệng mỗi ngày trong giai đoạn chữa trị răng đau đặc biệt khi răng cần điều trị tủy trong 1 thời gian dài.
7. Dầu xạ hương
Cách giảm đau răng tức thì bằng tinh dầu xạ hương là như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây! Cỏ xạ hương tên khoa học là Thymus vulgaris, là một loại thảo dược trong họ bạc hà. Loại cỏ này có 3 thành phần chính là Thymol, Carvacrol, Engenol chứa nhiều đặc tính kháng khuẩn và giúp giảm đau hiệu quả.
Cách trị nhức răng bằng phương pháp sử dụng dầu xạ hương:
- Nhỏ 4 giọt dầu xạ hương vào miếng bông gòn và nhỏ thêm 2 giọt nước
- Áp bông gòn vào vùng răng bị đau khoảng 10 phút.
8. Cỏ lúa mì
>>>>>Xem thêm: 11 loại rau củ màu đỏ lí tưởng cho sức khỏe
Vì sao cách trị đau răng bằng cỏ lúa mì mang lại hiệu quả? Cỏ lúa mì chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Loại cỏ này chứa nhiều vitamin và chất khoáng, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó, chúng có thể giúp bạn chữa lành cơ thể từ trong ra ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể dùng cỏ lúa mì để giảm viêm miệng nhanh chóng và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm lây lan. Bên cạnh đó, cỏ lúa mì có nhiều chất diệp lục giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Cách giảm đau răng tại nhà bằng lúa mì:
- Xay nhuyễn cỏ lúa mì cùng với nước.
- Súc miệng với nước cỏ lúa mì 2 lần mỗi ngày.
9. Ngậm rượu
Bên cạnh các cách giảm đau răng tức thì phía trên; bạn có thể dùng rượu để là cách điều trị nhức răng, sưng, viêm nhiễm và hôi miệng. Rượu có thành phần sát khuẩn. Bạn có thể dùng rượu trắng, rượu hạt cau hoặc rượu hạt gấc để giảm đau. Vậy làm thế nào để đỡ đau răng với rượu?
Mẹo trị đau răng cấp tốc với rượu:
- Lấy một muỗng cà phê rượu.
- Ngậm rượu trong vài phút rồi nhổ ra ngoài.
10. Gel nha đam
Từ rất lâu, gel nha đam đã được các chuyên gia khuyến cáo là chất kháng khuẩn giúp giảm sâu răng, sưng rướu và đau răng. Khi đau răng nên làm gì? Bạn hãy dùng gel nha đam để làm dịu những cơn đau tức thì này.
Cách giảm đau răng với nha đam:
- Áp gel lên khu vực đau.
- Massage nhẹ nhàng cho đến khi dịu cơn đau
Lưu ý khi điều trị đau răng tại nhà
Các cách giảm đau răng ở trên chỉ là cách điều trị tạm thời. Muốn trị dứt điểm, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Nếu bạn để lâu, tình trạng đau răng có thể dẫn đến:
- Áp xe răng
- Viêm tủy răng
- Bệnh nướu răng
Trên đây là một số cách giảm đau răng tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát nhanh cơn đau. Đa phần các cơn đau nha khoa đều cần được can thiệp để xử lý bởi không có biện pháp điều trị tại nhà nào thật sự hữu hiệu và mang tính lâu dài.
Đừng chủ quan hay ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ của nha sỹ nếu muốn tránh các biến chứng lâu dài về sau do các viêm nhiễm mãn tính gây ra. Sau khi thử các cách giảm đau răng nhanh nhất trên để giảm nhẹ triệu chứng đau nhức, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau nhằm có hướng xử trí kịp thời bạn nhé!