Giai đoạn tiền kinh nguyệt và hành kinh có thể khiến mức năng lượng giảm mạnh, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, uể oải cả ngày dài. Bạn có biết cách giúp giảm mệt mỏi khi hành kinh? Để giảm cảm giác mệt mỏi khi hành kinh, bạn có thể chủ động bổ sung dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ.
Bạn đang đọc: Bật mí 6 cách giúp giảm mệt mỏi khi hành kinh đáng để thử ngay
Hãy thử áp dụng 6 cách giảm mệt mỏi khi hành kinh sau đây để đi qua những ngày đèn đỏ một cách thoải mái hơn.
Nội Dung
- 1 1. Triệu chứng mệt mỏi khi tới kinh nguyệt
- 2 2. Nguyên nhân gây mệt mỏi do kinh nguyệt
- 3 6 cách giảm mệt mỏi khi đến tháng
- 3.1 1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
- 3.2 Có thể bạn quan tâm
- 3.3 2. Cách giảm mệt mỏi khi hành kinh: Ăn uống lành mạnh
- 3.4 3. Ngủ đủ giấc mỗi tối giúp giảm mệt mỏi khi hành kinh
- 3.5 4. Giảm mệt mỏi khi hành kinh: Hãy tập thể dục nhẹ nhàng
- 3.6 5. Uống đủ nước mỗi ngày giảm mệt mỏi khi hành kinh
- 3.7 5. Cách giảm mệt mỏi khi đến tháng bằng thuốc hỗ trợ
- 3.8 Có thể bạn quan tâm
1. Triệu chứng mệt mỏi khi tới kinh nguyệt
Mệt mỏi thời gian kinh nguyệt có thể xuất hiện từ trước kỳ hành kinh (hội chứng tiền kinh nguyệt). Các triệu chứng dưới đây xuất hiện do sự thay đổi về hormone khoảng trước và trong ngày hành kinh như:
- Đau ở bụng dưới và đau lưng: Một số người có thể đau quặn hoặc chỉ đau nhẹ vùng bụng dưới, cũng có người bị đau lưng.
- Đau mạnh và mệt mỏi ở 1-2 ngày đầu: Mức độ đau đớn và mệt mỏi ngày hành kinh có thể nghiêm trọng hơn ở 1-2 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Một số khác thường mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt hoặc vào ngày đầu tiên.
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Nhạy cảm và dễ mất bình tĩnh (còn được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt – PMS).
- Các triệu chứng khác: Đau đầu, nổi mụn, đầy hơi, đau ngực.
2. Nguyên nhân gây mệt mỏi do kinh nguyệt
Trước khi tìm hiểu cách giảm mệt mỏi khi hành kinh, bạn nên biết nguyên nhân gây ra triệu chứng này khi sắp tới tháng, cụ thể:
- Sự thay đổi theo chu kỳ của hormone: Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng mệt mỏi trên thường do những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trong thời kỳ tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng này sẽ biến mất khi tới giai đoạn mang thai và mãn kinh.
- Thay đổi chất hóa học serotonin trong não: Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh của não bộ có vai trò điều chỉnh tâm trạng lo lắng, hạnh phúc. Nếu mức độ của chất hoá học serotonin thấp có thể dẫn đến trầm cảm tiền kinh nguyệt, cũng như mệt mỏi, thèm ăn và khó ngủ.
- Thiếu máu, thiếu hụt sắt: Chảy máu nhiều vào ngày hành kinh khiến cơ thể thiếu máu và làm giảm số lượng tế bào hồng cầu lưu thông đến các tế bào của cơ thể. Các triệu chứng khi thiếu máu thường thấy như da nhợt nhạt, suy nhược và mệt mỏi.
6 cách giảm mệt mỏi khi đến tháng
1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Để có thể đối phó với cảm giác mệt mỏi trước và trong kỳ kinh tốt hơn, bạn nên ghi chú lại chu kỳ kinh nguyệt của mình và những khó chịu bạn gặp trong những ngày này. Điều này không những giúp bạn dự đoán được ngày hành kinh tiếp theo mà còn hỗ trợ theo dõi cảm xúc và mức năng lượng trong từng giai đoạn của chu kỳ.
Bạn có thể ghi chú chu kỳ kinh nguyệt của mình lên lịch hoặc tải các ứng dụng theo dõi chu kỳ trên điện thoại của mình để nhập thông tin mỗi ngày. Những ứng dụng này sẽ nhắc nhở bạn ngày hành kinh mỗi tháng cũng như tư vấn cách vượt qua và làm giảm mệt mỏi khi hành kinh.
Có thể bạn quan tâm
Công cụ tính ngày rụng trứng giúp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
2. Cách giảm mệt mỏi khi hành kinh: Ăn uống lành mạnh
Cảm giác thèm thức ăn nhanh và đồ ngọt trong ngày đèn đỏ rất khó cưỡng lại nhưng những thực phẩm này không giúp bạn giảm cảm giác mệt mỏi khi hành kinh. Để cải thiện cảm giác mệt mỏi hay cách làm giảm khó chịu khi đến tháng là bạn hãy lên chế độ ăn uống nhiều loại thực phẩm lành mạnh sau đây:
- Thực phẩm giàu chất sắt: Những thực phẩm giàu chất sắt như đậu nành, cải bó xôi, đậu mè hay các loại ngũ cốc sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi khi đến tháng. Khi hành kinh, bạn sẽ mất một lượng máu nên lượng sắt trong cơ thể sẽ giảm và dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Vậy nên, việc bổ sung sắt từ thực phẩm là rất cần thiết để bảo đảm sức khỏe và cải thiện tình trạng mệt mỏi.
- Thực phẩm giàu protein: Bạn sẽ cảm thấy nhiều năng lượng hơn khi bổ sung các thực phẩm giàu protein như đậu đỏ, bí đỏ, măng tây, đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, cải bó xôi…
Với cách làm giảm khó chịu khi đến tháng này, sau khi đã chọn được những thực phẩm phù hợp, bạn cũng nên chia nhỏ một bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Thói quen ăn một bữa lớn sẽ khiến cơ thể dồn năng lượng vào việc tiêu hóa thức ăn và làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Thời gian giữa hai bữa ăn cũng sẽ dài hơn khi bạn ăn một bữa lớn nên bạn sẽ dễ mệt mỏi vì thiếu năng lượng giữa những bữa ăn.
3. Ngủ đủ giấc mỗi tối giúp giảm mệt mỏi khi hành kinh
Giấc ngủ rất quan trọng trong việc giảm mệt mỏi khi hành kinh nhưng không phải ai cũng ngủ đủ 8 giờ mỗi tối. Tình trạng nghỉ ngơi không đủ không những khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm.
Để có giấc ngủ ngon và nghỉ ngơi được nhiều hơn, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Đi ngủ cùng một khung giờ mỗi đêm.
- Tránh dùng caffeine trong buổi chiều.
- Tắt tất cả thiết bị điện tử 1 giờ trước khi đi ngủ.
- Dọn dẹp và trang trí phòng ngủ sao cho bạn cảm thấy thoải mái.
- Giữ phòng ngủ luôn mát mẻ bằng cách dùng quạt, bật máy lạnh hoặc mở cửa sổ. Bạn hãy giữ nhiệt độ phòng vào khoảng 26°C để ngủ ngon hơn.
4. Giảm mệt mỏi khi hành kinh: Hãy tập thể dục nhẹ nhàng
Tìm hiểu thêm: Ung thư đại tràng giai đoạn 1: Điều trị và tiên lượng
Để giảm cảm giác mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt hay trong khi hành kinh, bạn có thể tập luyện thể chất nhẹ nhàng. Việc tập luyện sẽ giúp máu lưu thông tốt và tim đập nhanh hơn để giải phóng hormone hạnh phúc endorphin. Điều này sẽ giúp bạn xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải trong ngày đèn đỏ. Hoạt động tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm bớt chứng đau bụng kinh khiến bạn khó chịu và ngủ không ngon.
Nếu không có thời gian tập nhiều, bạn chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng trong tuần trước ngày hành kinh là đã có thể giảm cảm giác mệt mỏi.
5. Uống đủ nước mỗi ngày giảm mệt mỏi khi hành kinh
Tình trạng mất nước thường dẫn tới cảm giác mệt mỏi nên bạn hãy cố gắng uống đủ 2 lít nước một ngày để cơ thể luôn tươi mới. Tuy nhiên, bạn hãy uống nước lọc thay vì chọn đồ uống có caffeine hay có đường để tránh khó ngủ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu bia có thể dẫn đến trầm cảm nên sẽ khiến bạn càng mệt mỏi hơn trong ngày đèn đỏ. Vì thế, bạn cần tránh những thức uống có cồn này để dễ ngủ và bớt mệt mỏi.
>>>>>Xem thêm: Nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu là an toàn và cách giảm nhịp tim
Đôi khi, bạn có thể dễ dàng giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi hành kinh bằng cách tập thể dục, ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, ngủ đủ giấc… Tuy nhiên, bạn cần đi khám nếu vẫn có cảm giác mệt mỏi kiệt sức và gặp khó khăn trong sinh hoạt dù đã thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra một số bệnh có thể gây cảm giác mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt và khi hành kinh như chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
5. Cách giảm mệt mỏi khi đến tháng bằng thuốc hỗ trợ
Nếu bạn bị mệt mỏi do chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, hãy thử một số cách nhanh hết kinh để chữa trị sau để cải thiện và làm giảm mệt mỏi khi hành kinh:
- Thuốc chống trầm cảm: Các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) như fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft) đã được chứng minh là giúp giảm mệt mỏi, giảm cảm xúc tiêu cực, giảm cảm giác thèm ăn và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm này nhé.
- Thuốc tránh thai: Việc uống thuốc tránh thai liên tục có thể khiến bạn mất chu kỳ kinh nguyệt, từ đó giúp giảm hoặc loại bỏ các dấu hiệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt như mệt mỏi, trầm cảm. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách dùng thuốc an toàn.
- Bổ sung dinh dưỡng: Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung 1.200mg canxi mỗi ngày từ chế độ ăn uống cũng như từ thực phẩm chức năng để xua tan và giảm mệt mỏi khi hành kinh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vitamin B6, magie và L-tryptophan hằng ngày. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý hơn.
Có thể bạn quan tâm
Tập thể dục khi có kinh nguyệt: Bạn cần lưu ý những điều gì?
14 thực phẩm giàu sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều là gì? Liệu có nguy hiểm?
10 dấu hiệu sắp rụng trứng rõ nhất và dễ dàng dự đoán
4 cách tính ngày rụng trứng cực chuẩn theo chuyên gia
6 mẹo xoa dịu cảm giác đau ngực trước kỳ kinh
Nếu muốn giảm mệt mỏi khi hành kinh hay giảm khó chịu khi đến tháng, bạn hãy chuẩn bị cho mình một thể lực thật tốt bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài, bạn nên đi khám sớm để phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn và chữa trị kịp thời nhé.