Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khi cơ thể nạp gluten (protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mì đen) vào thì sẽ kích hoạt bệnh. Bệnh Celiac rất khó để chẩn đoán, thậm chí mất đến tận 10 năm một bệnh nhân mới được chẩn đoán chính xác bệnh. Căn bệnh này cũng là một gánh nặng đối với bệnh nhân vì người bệnh phải thay đổi lối sống của mình để kiểm soát bệnh.
Bạn đang đọc: Bệnh nhân Celiac: Nên và không nên ăn gì?
Celiac không phải là bệnh không dung nạp gluten hay nhạy cảm với gluten. Rất nhiều người vẫn lầm lẫn hai bệnh này với nhau. Không dung nạp gluten là một thuật ngữ rộng được sử dụng cho tất cả các loại nhạy cảm hoặc không dung nạp gluten. Còn bệnh Celiac là một chứng viêm ở phần trên của ruột non, chủ yếu là do sự không dung nạp gluten. Hai bệnh đều có những triệu chứng giống nhau, nhưng chẩn đoán và quản lý theo những cách riêng biệt.
Không giống như Celiac, bệnh không dung nạp gluten không gây viêm và cũng không tạo ra các kháng thể. Nhưng triệu chứng của chúng lại rất giống nhau, bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… Các bác sĩ cũng không thể làm các xét nghiệm để chẩn đoán không dung nạp gluten như bệnh Celiac.
Đối với cả hai nhóm này, thực hiện chế độ ăn không có gluten thường là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, ở bệnh Celiac, ngăn chặn tình trạng viêm và tổn thương đường ruột lại quan trọng hơn việc kiểm soát tiêu thụ gluten.
Nội Dung
- 1 Cách xây dựng chế độ ăn kiêng để kiểm soát triệu chứng bệnh Celiac
- 2 Cách gọi món cho bệnh nhân Celiac
- 3 Thuốc đưa gluten vào cơ thể bệnh nhân Celiac
- 4 Làm cách nào để tránh thiếu hụt dinh dưỡng khi bị bệnh Celiac?
- 5 Những thực phẩm bệnh nhân Celiac có thể ăn
- 6 Thực phẩm hàng đầu nên ăn để tránh thiếu hụt dinh dưỡng ở người bị Celiac
- 7 Thực phẩm chức năng cho người bị Celiac
Cách xây dựng chế độ ăn kiêng để kiểm soát triệu chứng bệnh Celiac
Hiện nay, tránh gluten là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh Celiac
Những người mắc bệnh Celiac cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh nghiêm ngặt, ngay cả một lượng nhỏ gluten cũng sẽ gây viêm ruột non kéo dài, dẫn đến tiêu chảy hay táo bón.
Dưới đây là những thực phẩm có chứa gluten mà bệnh nhân Celiac nên tránh:
- Lúa mì
- Lúa mạch đen
- Lúa mạch
- Triticale (là cây lương thực lai giữa lúa mì với lúa mạch hay lúa mạch đen)
- Mạch nha, bao gồm sữa mạch nha, chiết xuất mạch nha và giấm mạch nha
- Men bia
- Tinh bột mì
Một số loại thức ăn chế biến sẵn cũng sẽ chứa gluten, vì vậy bạn nên kiểm tra kỹ thành phần trên nhãn để đảm bảo an toàn. Tốt nhất hãy sử dụng những loại thực phẩm mà nhà sản xuất ghi rõ “Không chứa gluten” chứ không đơn giản là có lúa mì hay không có lúa mì.
Những món ăn nên tránh:
- Bia
- Bánh mỳ
- Món tráng miệng như bánh ngọt, bánh quy
- Ngũ cốc
- Khoai tây chiên
- Mỳ ống
- Thịt chế biến sẵn như xúc xích
- Nước sốt
- Súp
Một số nguồn chứa gluten tiềm ẩn khác bao gồm:
- Thuốc
- Vitamin và thực phẩm chức năng
- Son môi và son dưỡng môi
- Trứng tại các nhà hàng (một số nhà hàng thêm bột vào trứng)
- Kem đánh răng và nước súc miệng
Cách gọi món cho bệnh nhân Celiac
Các chuyên gia tại Học viện Dinh dưỡng khuyên bạn nên gọi cho nhà hàng trước và đưa ra yêu cầu về món ăn. Khi bạn đặt nhà hàng, hãy nhấn mạnh với họ rằng bạn hoàn toàn không thể ăn được thực phẩm có chứa gluten. Ngoài ra, cần đặt câu hỏi chi tiết về các thành phần và cách thức ăn được chuẩn bị. Việc làm này sẽ giúp nhân viên hiểu rằng bạn không ăn gluten vì vấn đề sức khỏe của bạn và họ sẽ cẩn thận hơn.
Thuốc đưa gluten vào cơ thể bệnh nhân Celiac
Nhiều loại thuốc sử dụng gluten làm tá dược độn và kết dính, vì vậy sẽ khiến việc điều trị bệnh Celiac trở nên khó khăn hơn.
Và gluten lại là thành phần không bắt buộc đưa lên trên nhãn thuốc, cho nên rất nhiều người không biết nó có trong thuốc, thậm chí kể cả nhà sản xuất.
Do đó, bệnh nhân Celiac chỉ nên dùng thuốc khi nó thực sự quan trọng với sức khỏe. Nếu bắt buộc sử dụng, bạn nên đến bác sĩ sau mỗi đợt dùng thuốc để xem xét và thay thế bằng một loại thuốc khác an toàn hơn.
Làm cách nào để tránh thiếu hụt dinh dưỡng khi bị bệnh Celiac?
Tìm hiểu thêm: Mỡ máu cao và những hiểm họa khôn lường
>>>>>Xem thêm: Nhức đầu gối: 9 biện pháp giúp khắc phục tại nhà
Một trong những biến chứng thường phát sinh từ bệnh Celiac là thiếu hụt chất dinh dưỡng. Trong đó, viêm ruột sẽ làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng và gây ra thiếu hụt trầm trọng.
Những người bị Celiac sẽ bị thiếu một loạt vitamin, phổ biến nhất là vitamin B12, canxi, sắt và vitamin D. Ngoài ra, người bệnh còn thiếu hụt kẽm, axit folic và carnitine (chất dinh dưỡng giúp cơ thể sản xuất năng lượng).
Trong trường hợp xấu của bệnh Celiac, bệnh nhân sẽ không thể hấp thụ và tiêu hóa được chất béo dẫn đến tiêu chảy ra chất béo, dần dần gây sụt cân và suy dinh dưỡng.
Thiếu sắt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh Celiac. Kiểm tra tình trạng thiếu máu của bệnh nhân là bước đầu xét nghiệm bệnh Celiac.
Lời khuyên đối với người bị bệnh Celiac là nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ đánh giá chế độ ăn uống của bạn, đưa ra hướng dẫn cũng như các khuyến nghị về dinh dưỡng để điều chỉnh sự thiếu hụt vi chất.
Những thực phẩm bệnh nhân Celiac có thể ăn
Mặc dù danh sách thực phẩm của người bệnh Celiac rất khó khăn, nhưng bạn vẫn nên vui vì có rất nhiều loại thực phẩm giúp bạn tiêu thụ gluten mà vẫn không gặp rủi ro, chẳng hạn như:
- Hoa quả và rau
- Đậu và đậu lăng
- Các loại hạt
- Trứng
- Thịt và cá tươi (chưa qua chế biến)
- Các sản phẩm sữa (vẫn phải xem thành phần trên nhãn)
- Kiều mạch
- Ngô
- Gạo và bột khoai tây
- Cơm
- Đậu nành
- Bột báng
Thực phẩm hàng đầu nên ăn để tránh thiếu hụt dinh dưỡng ở người bị Celiac
Để giúp khôi phục mức vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt, các bác sĩ thường khuyến nghị người bệnh ăn những thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng.
Dưới đây là một số nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho người bị Celiac:
Thực phẩm chức năng cho người bị Celiac
Nếu bạn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng một hoặc nhiều thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một khi bạn khôi phục lại mức dinh dưỡng và ruột đã lành lại, thì không nên sử dụng tiếp các thực phẩm chức năng đó nữa.
Bác sĩ cũng sẽ theo dõi định kỳ để đảm bảo cơ thể người bệnh được nuôi dưỡng đúng cách. Các thực phẩm chức năng bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng là:
- Sắt
- Vitamin D
- Canxi
- Kẽm
- Vitamin tổng hợp
Không được sử dụng các loại thực phẩm chức năng này trừ khi được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.