Các loài cây họ cà luôn là một trong những nguồn giàu dinh dưỡng và lẽ dĩ nhiên, cà chua cũng không ngoại lệ. Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cùng với các loại carotenoid và dồi dào kali, cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và ổn định huyết áp. Vậy, bạn đã biết cà chua có tác dụng gì chưa?
Bạn đang đọc: Cà chua có tác dụng gì? 11 lợi ích tuyệt vời và lưu ý khi ăn cà chua
Không nghi ngờ gì khi nói cà chua là một trong những loại “siêu thực phẩm” đã được công nhận từ lâu. Cà chua có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin. Do đó, để có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, bạn cần bổ sung loại thực phẩm này vào trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Nội Dung
- 1 Thành phần dinh dưỡng của cà chua
- 2 Ăn cà chua có tác dụng gì?
- 2.1 1. Cà chua có chứa nhiều chất chống oxy hóa
- 2.2 2. Lợi ích của cà chua: Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
- 2.3 3. Giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy
- 2.4 4. Cà chua có tác dụng gì với huyết áp?
- 2.5 5. Ăn cà chua giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch
- 2.6 6. Ăn cà chua giúp cải thiện sức khỏe của da
- 2.7 7. Công dụng của cà chua đối với phụ nữ sau sinh
- 2.8 8. Ăn cà chua sống có tác dụng gì đối với xương khớp?
- 2.9 9. Công dụng của cà chua với thị lực
- 2.10 10. Cà chua có tác dụng gì với hệ tiêu hóa?
- 2.11 11. Lợi ích của cà chua đối với hệ miễn dịch
- 3 Lưu ý khi ăn cà chua
Thành phần dinh dưỡng của cà chua
Cà chua là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Một số thành phần dinh dưỡng chính của cà chua bao gồm:
- Carotenoid. Cà chua là một nguồn giàu carotenoid, bao gồm lycopene, beta-carotene, lutein và zeaxanthin. Carotenoid có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và bệnh lão hóa.
- Vitamin C. Cà chua giàu vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Kali. Cà chua giàu kali có tác dụng giảm huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và chức năng thần kinh.
- Folate. Loại vitamin nhóm B này có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh. Ngoài ra, cà chua giàu folate cũng có chức năng ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Chất xơ. Cà chua có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh đường ruột.
Một quả cà chua bao nhiêu calo? Một quả cà chua trung bình có khoảng 22-25 calo. Cụ thể trong 100 gram cà chua có chứa khoảng 19 calo tùy thuộc từng giống cà chua. Nếu bạn chế biến cà chua với quá nhiều dầu mỡ hoặc đường thì lượng calo trong món cà chua sẽ tăng lên.
Ăn cà chua có tác dụng gì?
Cà chua dù ăn sống hay nấu chín, ép nước đều đem lại những tác dụng tuyệt vời. Dưới đây là những lý do tại sao cà chua nên “có mặt” trong nhà bếp của nhà bạn:
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa
- Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
- Giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy
- Điều hòa huyết áp
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
- Cải thiện sức khỏe của da và tóc
- Tốt cho mẹ đang cho con bú
- Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương
- Cải thiện thị lực
- Tăng cường sức khỏe tiêu hóa
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
1. Cà chua có chứa nhiều chất chống oxy hóa
Ăn cà chua có tác dụng gì? Cà chua có chứa tổng cộng 4 loại carotenoid chính bao gồm alpha-carotene, beta-caroten, lutein và lycopene. Những carotenoid này có thể có những lợi ích khác nhau. Trong đó, hàm lượng lycopene được xem là một chất có tính chống oxy hóa cao nhất của carotenoid.
Chất chống oxy hóa trong cà chua có thể giúp cơ thể ngăn chặn, giảm thiểu sự tổn thương của tế bào do các gốc tự do. Từ đó, ăn cà chua có thể giúp bạn chống lại các bệnh mãn tính do gốc tự do gây ra.
2. Lợi ích của cà chua: Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Tìm hiểu thêm: Nước mía bao nhiêu calo? Uống nước mía có mập không?
Ăn cà chua có tác dụng gì? Giúp năng ngừa ung thư tuyến tiền liệtCà chua và bông cải xanh có tính tương tác tích cực với nhau, giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tất cả các loại rau củ nhiều màu sắc đều chứa chất chống oxy hóa (hợp chất đặc biệt giúp ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư).
Cà chua là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, đặc biệt là lycopene, có khả năng giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt đáng kể. Việc thường xuyên tiêu thụ cà chua, nước ép cà chua và các sản phẩm chứa cà chua như sốt pasta có thể giảm đến 15% nguy cơ này.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy khối u tuyến tiền liệt phát triển chậm hơn khi chuột được cho ăn cùng lúc cả bột cà chua và bông cải xanh so với khi chúng chỉ được tiêm lycopene bổ sung hoặc chỉ được cho ăn chỉ bông cải xanh hay bột cà chua.
3. Giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy
Hiện nay chưa có nhiều bằng chứng khoa học để khẳng định rằng ăn cà chua có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, những nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng lượng lycopene trong cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Theo một nghiên cứu của Đại học Montreal, một chế độ ăn uống giàu các sản phẩm làm từ cà chua còn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy lên đến 31%.
4. Cà chua có tác dụng gì với huyết áp?
Ăn cà chua giúp điều hòa huyết áp do chúng có chứa chất lycopene và kali. Nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất cà chua có thể giảm huyết áp ngắn hạn. Lycopene tăng cường hoạt động mạch máu, trong khi kali giúp giảm tác dụng của natri và căng thẳng trong thành mạch máu, dẫn đến giảm huyết áp.
Người cao huyết áp nên bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn có thể dùng cà chua đóng hộp hoặc cà chua đông lạnh, nhưng sự lựa chọn tốt nhất vẫn là cà chua tươi. Nguyên nhân là vì chúng giàu kali nhất và có tác dụng hạ huyết áp tốt nhất.
5. Ăn cà chua giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Rau củ quả là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống để có một trái tim khỏe mạnh, vì chúng giúp làm giảm lượng cholesterol và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. Một báo cáo cho thấy rằng các chất chống oxy hóa trong cà chua đặc biệt tốt cho việc ngăn ngừa tổn thương các động mạch ở tim, dẫn đến sự hình thành mảng bám ở động mạch tim.
Ăn cà chua có tác dụng gì? Câu trả lời là cà chua giàu lycopene có thể giảm mức cholesterol LDL và tăng mức cholesterol tốt. Cà chua cũng là nguồn giàu beta-carotene, folate và flavonoid có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp giảm homocysteine và kết tập tiểu cầu. Từ đó, ăn cà chua giúp sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Một nghiên cứu được công bố tại Đại học Tufts đã phát hiện: những người đàn ông có nồng độ lycopene trong máu cao có khả năng bị đột quỵ thấp hơn 55%.
Bí quyết ăn cà chua tốt cho tim mạch
- Cà chua khi nấu chín sẽ tiết ra nhiều chất chống oxy hóa hơn cà chua sống.
- Lycopene hòa tan trong chất béo, vì vậy, bạn nên tiêu thụ cà chua cùng một ít chất béo tốt để dễ hấp thụ lycopene tốt hơn.
6. Ăn cà chua giúp cải thiện sức khỏe của da
Cà chua có tác dụng gì cho da mặt? Cà chua có thể giúp hỗ trợ se khít lỗ chân lông, trị mụn trứng cá, làm dịu vết cháy nắng và phục hồi làn da xỉn màu. Đó là nhờ các chất chống oxy hóa trong cà chua. Đặc biệt, lycopene trong quả cà chua đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại tổn thương tế bào và viêm da. Theo nghiên cứu năm 2017, ăn cà chua giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng sợ người lạ: Những thông tin cần biết
7. Công dụng của cà chua đối với phụ nữ sau sinh
Đối với những phụ nữ sau sinh đang cho con bú, việc sử dụng các sản phẩm từ cà chua có thể tăng nồng độ lycopene trong sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn cà chua nấu chín là tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài ra, bổ sung thêm cà chua và các loại rau củ tươi khác cũng có thể giúp phụ nữ sau sinh giảm cân lành mạnh. Cà chua là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, giúp bạn cảm thấy ngon miệng khi đang ăn kiêng. Do đó, hãy phụ nữ sau sinh nên cân nhắc việc thêm cà chua và ăn kết hợp chúng các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp như ớt, salad và rau trộn nướng để giảm cân một cách hiệu quả nhé.
8. Ăn cà chua sống có tác dụng gì đối với xương khớp?
Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương là một lợi ích tuyệt vời của cà chua. Theo một bài báo đăng trên tờ “American Journal of Lifestyle Medicine”, ngoài chế độ ăn giàu canxi và vitamin D, việc tiêu thụ nhiều cà chua còn có thể hỗ trợ giúp xương luôn chắc khỏe. Lycopene và các chất chống oxy hóa khác trong cà chua có thể giúp hình thành “màng bảo vệ”. Từ đó, giúp xương tránh khỏi những tổn thương có thể dẫn đến sự suy giảm lượng tế bào cấu tạo xương.
Chứng loãng xương là một tình trạng bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương và tàn tật rất cao. Vì thế, bạn nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống của người cao tuổi.
9. Công dụng của cà chua với thị lực
Cà chua là nguồn giàu vitamin A, lycopene, vitamin C, đồng và lutein. Các chất dinh dưỡng này đều có lợi cho sức khỏe mắt.
Vitamin A và lycopene trong cà chua giúp bảo vệ mắt khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời và các gốc tự do. Lycopene cũng giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Các chất dinh dưỡng khác trong cà chua có thể chống lại bệnh đục thủy tinh thể do tuổi tác và giúp sản xuất melanin – sắc tố đen quan trọng trong mắt.
10. Cà chua có tác dụng gì với hệ tiêu hóa?
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe đường ruột, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cà chua là nguồn clorua tốt cho dịch tiêu hóa và lycopene trong cà chua có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày. Chất xơ trong cà chua giúp sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, cà chua giàu chất chống oxy hóa có thể giúp đối phó với bệnh viêm dạ dày và cải thiện tình trạng viêm niêm mạc dạ dày.
11. Lợi ích của cà chua đối với hệ miễn dịch
Cà chua còn chứa beta-carotene (chất chống oxy hóa có hoạt tính cao), vitamin E và vitamin C. Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy khoảng 1/3 dân số Mỹ hấp thu quá ít vitamin C và gần một nửa dân số thì hấp thụ quá ít vitamin A. Trong đó, vitamin C là một phần quan trọng để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Người lớn cần 75 mg vitamin C mỗi ngày để tối ưu hóa hệ thống miễn dịch và sức khỏe nói chung.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một chén cà chua cắt nhỏ có chứa hơn 25g vitamin C. Do đó, ăn cà chua thường xuyên có thể giúp cơ thể hấp thụ lượng vitamin C cần thiết.
Lưu ý khi ăn cà chua
Sau khi hiểu được cà chua có tác dụng gì, có thể bạn rất hào hứng để bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày. Sau đây là một số lưu ý mà bạn nên lưu ý để tối ưu lợi ích dinh dưỡng của quả cà chua:
- Rửa sạch trước khi ăn. Cà chua cần được rửa sạch trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn, sâu bệnh và chất bảo quản.
- Nên ăn cà chua tươi. Cà chua tươi là nguồn dinh dưỡng tốt vì giữ trọn vẹn được các vitamin và các chất oxi hóa so với khi nấu chín với nhiệt. Vì vậy, bạn nên ăn cà chua tươi để tận dụng tối đa các lợi ích dinh dưỡng.
- Hãy chế biến cà chua lành mạnh. Bạn nên hạn chế các món cà chua với quá nhiều dầu mỡ hoặc đường. Thay vào đó, bạn có thể chế biến cà chua một cách lành mạnh: sốt cà chua tươi, salad, nước ép,…
- Không ăn quá nhiều cà chua. Mặc dù cà chua rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt là khi bạn đang dùng thuốc kháng sinh hoặc có vấn đề về dạ dày. Việc ăn quá nhiều cà chua có thể gây khó tiêu hóa và tăng nguy cơ bị viêm dạ dày.
- Cẩn thận khi ăn cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa solanine, một chất độc có thể gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Do đó, không nên ăn cà chua xanh
Kết luận
Bài viết đã lý giải cho bạn thắc mắc: Ăn cà chua có tác dụng gì? Ăn cà chua thường xuyên có thể là một phương pháp đơn giản để cải thiện sức khỏe. Bạn có thể sử dụng cà chua trong nhiều món ăn khác nhau, từ món tráng miệng đơn giản đến các món ăn chính phức tạp. Hãy đảm bảo bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống của mình để có được tất cả những lợi ích sức khỏe của loại rau quả này.